Phê bình sinh thái ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh đứa con trai của hà thị cẩm anh và nghi lễ của leslie m silko từ góc nhìn phê bình sinh thái (Trang 33 - 37)

7. Cấu trúc luận văn

1.3.2. Phê bình sinh thái ở Việt Nam

Ở Việt Nam đến thời điểm hiện nay chưa có một dòng văn học được gọi là văn học sinh thái, văn học bảo vệ môi trường” [20]. Vấn đề đặt ra là liệu có thể áp dụng nó để phân tích các tác phẩm văn học Việt Nam không? Giải pháp được các nhà phê bình sinh thái đưa là: không nhất thiết phê bình sinh thái chỉ có thể áp dụng để phân tích dòng văn học sinh thái, mà có thể sử dụng để phân tích bất kì tác phẩm nào có “những nhân tố thể hiện ý thức sinh thái” [20]. Vì “trên thực tế, tư tưởng sinh thái đã manh nha từ lâu, Trung Quốc cổ đại có tư tưởng “thiên nhân hợp nhất”, “đạo pháp tự nhiên”, châu Âu thế kỉ XVIII - XIX có trào lưu triết học trở lại với tự nhiên” [21]. Những tư tưởng triết học đó hoặc ít hoặc nhiều đều in dấu trong sáng tác văn học cổ kim Đông Tây, có điều trong nghiên cứu văn học trước kia chưa thực sự chú ý đến hàm ý sinh thái trong đó. Vì thế việc vận dụng lí thuyết mới để nghiên cứu những vấn đề, hiện tượng trong văn học Việt Nam mang đến nhiều triển vọng về những kết quả mới.

Từ sau đổi mới, giới nghiên cứu khá cởi mở trong việc tiếp thu các luồng tư tưởng, học thuyết mới nhưng đối với phê bình sinh thái thì vẫn còn nhiều dè dặt. Lí giải hiện tượng đó, Đỗ Văn Hiểu trong bài viết Phê bình sinh thái –

khuynh hướng nghiên cứu văn học mang tính cách tân đã chỉ ra những đặc điểm

riêng khiến phê bình sinh thái gặp trở ngại cho sự phát triển, mở rộng ở Việt Nam như: sự cách tân về tư tưởng nòng cốt, chuyển đổi từ tư tưởng “nhân loại trung tâm luận” sang lấy “sinh thái trung tâm luận” làm nền tảng, mang sứ mệnh mới là “nhìn nhận lại văn hóa nhân loại”, đồng thời có nguyên tắc mỹ học riêng và xác lập đối tượng, phạm vi nghiên cứu riêng.

giới thiệu ở Việt Nam chủ yếu là qua các bài dịch của Đỗ Văn Hiểu và dịch giả Hải Ngọc và bài viết Phê bình sinh thái tinh thần trong nghiên cứu văn học

hiện nay Trần Đình Sử. Qua đó, tư tưởng sinh thái đã được vận dụng để xem

xét quan hệ giữa văn học và môi trường văn hóa, tinh thần xã hội. Những bài viết trên là nguồn tư liệu quan trọng cho giới nghiên cứu Việt Nam vận dụng những lí thuyết của phê bình sinh thái vào nghiên cứu văn học. Đến nay, nghiên cứu văn học dưới góc nhìn sinh thái học ở nước ta đã có những thử nghiệm với các bài viết như: “Đọc cánh đồng bất tận từ điểm nhìn phê bình sinh thái” và “Bước đầu tìm hiểu truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp” của Đặng Thị Thái Hà, “Khí quyển thơ sinh thái” của Mai Văn Phấn, “Thơ, bầu trời và những linh hồn” của Nhã Thuyên… trình bày tại một số hội thảo và một số nghiên cứu khác như chúng tôi đã dẫn ở phần lịch sử vấn đề. Những nghiên cứu này đó có ý nghĩa như một thử nghiêṃ cho việc tìm tòi một hướng nghiên cứu mới và khá triển vọng ở Việt Nam.

Trong bài viết “Phê bình sinh thái – vài nét phác thảo”, tác giả Trần Thị Ánh Nguyệt đã phác thảo về vấn đề này như sau: Từ năm 2011 đến nay, phê bình sinh thái bắt đầu đượcchuyển dịch, giới thiệu và thực hành nghiên cứu

ngày một nhiều hơn ở Việt Nam. Điều đó, xuất phát từ nhu cầu bức thiết của dân tộc, nó cũng chứng tỏ sự hòa chung vào xu hướng toàn cầu hóa trong nghiên cứu văn học Việt Nam. Năm 2011, Viện Văn học tổ chức buổi thuyết trình về vấn đề phê bình sinh thái. Karen Thronber sang Việt Nam trong khuôn khổ Hội thảo quốc tế 2011 “Tiếp cận văn học châu Á từ lý thuyết phương Tây hiện đại: vận dụng, tương thích, thách thức và cơ hội”. Tại Viện Văn học, bà cũng đã có buổi giảng về Ecocriticism giới thiệu một cách tổng quan về bản chất, ý nghĩa và tiến trình của nghiên cứu văn chương môi trường và sau đó phân tích 6 điểm cơ bản mà phê bình sinh thái quan tâm. Từ đó, phê bình sinh thái đã được giới thiệu, ứng dụng nghiên cứu tại Việt Nam với các tác giả như: Đỗ Văn Hiểu,

Huỳnh Như Phương, Nguyễn Đăng Điệp, Nguyễn Thị Tịnh Thy, Trần Thị Ánh Nguyệt, Đặng Thị Thái Hà… Hiện tại, có hai cuốn sách về phê bình sinh thái đã được xuất bản: Con người và tự nhiên trong văn xuôi Việt Nam sau 1975 từ

góc nhìn phê bình sinh thái (Trần Ánh Nguyệt và Lê Lưu Oanh, 2018), Rừng khô suối cạn, biển độc... và văn chương (Nguyễn Thị Tịnh Thy, 2017). Các

trường đại học, các Viện nghiên cứu cũng đã quan tâm đến phê bình sinh thái nhiều hơn, bằng chứng là tại các hội thảo khoa học trong nước và quốc tế, phê bình sinh thái đã xuất hiện trên diễn đàn trao đổi, đó cũng là khuynh hướng mà nhiều học viên cao học, nghiên cứu sinh lựa chọn.

Tuy nhiên, thành tựu về dịch thuật phê bình sinh thái còn khá khiêm tốn. Bài Phê bình sinh thái - cội nguồn và sự phát triển [21] của Đỗ Văn Hiểu đã tổng hợp, giới thiệu phong trào phê bình sinh thái trên thế giới, đồng thời chỉ ra cội nguồn tư tưởng của các nhà triết học phương Tây làm tiền đề xuất hiện phê bình sinh thái. Trần Ngọc Hiếu với bản dịch Những tương lai của phê bình sinh

thái và văn học [60] đã cung cấp cho chúng ta một cái nhìn nhiều gợi ý về triển

vọng của phong trào. Các bản dịch của Đặng Thị Thái Hà (Phê bình sinh thái,

Kate Rigby, 2014), Trần Thị Ánh Nguyệt (Nghiên cứu văn học trong thời đại khủng hoảng môi trường, Cheryll Glotfelty, 2014) từ những văn bản khá quan

trọng của phê bình sinh thái thể hiện sự nỗ lực giới thiệu phê bình sinh thái ở Việt Nam. Gần đây là cuốn Phê bình sinh thái là gì? Đã được Viện Văn học chủ trì dịch, Hoàng Tố Mai chủ biên. Tuy nhiên, thành tựu dịch thuật mới chỉ dừng lại ở những bài viết, bài tổng thuật, cần có những công trình dịch dài hơi hơn về phê bình sinh thái.

Cuối năm 2017, đầu 2018 có 3 hội thảo về phê bình sinh thái: Hội thảo khoa học quốc tế “Phê bình sinh thái: tiếng nói bản địa, tiếng nói toàn cầu” của Viện Văn học tổ chức (12/2017); Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 2 “Sinh thái học trong văn học Đông Nam Á: Lịch sử, Huyền thoại và Xã hội” của Hiệp hội

nghiên cứu liên ngành Văn học và Môi trường Đông Nam Á (ASLE ASEAN) diễn ra tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội (01/ 2018); Hội thảo khoa học “Phê bình sinh thái: Lí thuyết và ứng dụng” của Khoa Ngữ Văn, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh (01/2018) chứng tỏ sự quan tâm ngày càng nhiều hơn với phê bình sinh thái của giới nghiên cứu. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng phê bình sinh thái cần được dịch thuật, giới thiệu và nghiên cứu một cách nghiêm túc, bài bản và toàn diện hơn nữa; các nhà văn cần có nhiều tác phẩm viết về đề tài này để thúc đẩy tương lai sinh thái trong văn học. Văn học quan tâm đến sự sống, sự khủng hoảng sinh thái ngày càng ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, vậy nên văn học cần có những tiếng nói mạnh mẽ hơn để bảo vệ sự sống trên Trái đất.

Qua tìm hiểu về phê bình sinh thái trên thế giới và ở Việt Nam, tác giả Nguyễn Đăng Điệp đã chỉ ra những nét đặc thù riêng của khuynh hướng này như sau:

1. Nhà phê bình luôn tìm kiếm mối quan hệ giữa “văn hóa” và “tự nhiên” (hay “văn minh” và “hoang dã”)

2. Lấy sinh thái làm trung tâm và coi đó là kim chỉ nam hoạt động của phê bình sinh thái cũng như văn học sinh thái. Xu hướng này muốn xem con người như một nhân tố nằm trong hệ sinh thái, xem thiên nhiên là một thực thể có tiếng nói, có quyền lợi riêng chứ không chỉ là đối tượng để con người khai thác, áp đặt giá trị của mình vào nó.

3. Trong nền tảng lý thuyết phê bình sinh thái: Nội hàm căn bản của phương pháp phê bình sinh thái này là tính giải cấu trúc mạnh mẽ, biểu hiện ở các đặc điểm như lệch tâm, tản quyền, cái chết của chủ thể, chất vấn và tái thiết… Về bản chất, phê bình sinh thái vẫn là một phần của lý thuyết phương Tây hiện dại và hậu hiện đại. Nó thực sự là một hướng nghiên cứu văn họ, nghệ thuật mà điểm khác biệt lớn nhất so với các hướng nghiên cứu khác là sự định

hướng về chủ đề môi trường [31; 10].

Đây là những khung lý thuyết và định hướng nghiên cứu quan trọng giúp chúng tôi triển khai luận văn này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh đứa con trai của hà thị cẩm anh và nghi lễ của leslie m silko từ góc nhìn phê bình sinh thái (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)