Thiên tính nữ và sự bao dung của thiên nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh đứa con trai của hà thị cẩm anh và nghi lễ của leslie m silko từ góc nhìn phê bình sinh thái (Trang 69)

7. Cấu trúc luận văn

2.3.2. Thiên tính nữ và sự bao dung của thiên nhiên

Trong Nghi lễ, thiên nhiên cũng được hình dung trong sự tương phản

người. Đây là không gian thiên nhiên trong ký ức may mắn vẫn còn được sót lại giữa sự hoang phế của khu dành riêng (reservation) cho người da đỏ: “Thung lũng là con đường mà anh còn nhớ; những cây cỏ mật dại khiến cho không khí có mùi nặng và ngọt như mật ong, và lũ ong vo ve bên cạnh các hoa xương rồng. Lá cây bông vải dưới thung lững bắt ánh nắng mặt trời xế trưa, hàng trăm tấm kính lấp lánh. Anh nheo mắt lại và nhìn về phía bóng mát dưới chân đồi, nơi có những bụi cỏ xanh và đám cúc vàng đang nở hoa. Người ta nói ngay cả mùa khô hạn nhất cũng không ai nhớ là có khi nào con suối hoàn toàn khô kiệt” [48; 71]. Dường như thung lũng là nơi gìn giữ lại những gì tươi đẹp của thiên nhiên, của kỉ niệm trước sự phá hủy và đổi thay đến ghê sợ của thế giới bên ngoài: “Tất cả mọi thứ hình như đều ngưng tụ về nơi đây: đường lộ và lối mòn, thung lũng và ngọn suối, tranh trên vách đã và ngôi đền, hồi ức về Josiah và đàn bò, nhưng những thứ khác cũng mạnh và rõ ràng như thứ cỏ dại hoa tím đã giết chết con la, và những dấu đen trên đá, những hang động trong thung lũng mà người Tây Ban Nha đã đi theo khi tấn công Acoma. Tất cả vào lúc mặt trời mọc đều vô cùng đẹp đẽ, mọi thứ, mọi hướng, đồng đều, hoàn hảo, quân bình ngày và đêm, mùa đông và mùa hè. Thung lũng giam nhốt hết tất cả, như là trí óc giam nhốt hết tất cả tư tưởng cùng chung trong một khoảnh khắc” [48; 280]. Trong Đứa con trai, Hà Thị Cẩm Anh đã dành nhiều trang để mô tả vẻ đẹp và sự giàu có của khu rừng nguyên sinh Pù Có, khu rừng vẫn chưa bị những kẻ khai thác tham lam chạm đến.

“Pù Có là khu rừng rất đẹp, mặc dù không được yên tĩnh cho lắm. Bởi vì, suốt ngày đêm, Pù Có cứ náo loạn cả lên vì tiếng vượn kêu, chim hót. Hình như tất cả các loại chim muông ở những khu rừng bị tàn phá khắp thung lũng Si Dồ đã dồn về đây. Từ dưới làng nhìn lên, thì Pù Hu chỉ là một vệt núi xanh lam, đặc quánh mây mù và thường có những cơn mưa rào bất chợt. Thời gian từ tháng tám, đến tháng mười ta. Từ hõm Pù Có, mây đen cứ đùn lên, và chả

mấy chốc che kín bầu trời, rồi giông bão nổi lên, sấm chớp đùng đùng. Nhưng khi đã chui vào đến giữa rừng thì Pù Có thật sự là khu vườn tiên của mụ Dạ Dần ở Mường Trời. Mùa xuân, hoa út lót trắng ngần, hoa ô môi đỏ thắm. Mùa hè hoa mụt ngấn, hoa dong vo và diềng ấm lợp lèo ở mọi chỗ mọi nơi trong rừng. (…) Cuối tháng giêng sau những đợt mưa xuân lất phất là những ngày nắng ấm. Cỏ bắt đầu đâm mầm mới. Hoa bông trăng cũng chen nhau mọc, và chỉ sau mươi ngày đã lấm tấm nở hoa. Hoa bông trăng như những giọt sương, gặp nắng thì thi nhau khoe sắc, trắng vàng, và tỏa mùi thơm ngào ngạt.” [1; 177]

Rừng không chỉ đẹp mà còn vui, và dung dưỡng, yêu thương, công bằng với mọi sinh linh – nơi muông thú sống với nhau yên ấm, chan hòa: “Cứ bước chân vào đến cửa rừng là đã lọt vào giữa thế giới vui vẻ của loài chim. Ở Pù Có tất cả các loài chim đều sống rất hòa hợp với nhau. Bởi thế, cứ loài chim này hót thì lũ kia cũng cất tiếng hòa theo, làm cho cả khu rừng tràn ngập âm thanh trầm bổng và êm ái. Pù Có có rất nhiều hoa thơm, quả sung đầy mật ngọt, quả dâu da đất, quả me mí mát tê đầu lưỡi. Mùa thu và mùa đông, hạt gắm, hạt dẻ béo ngậy… Và biết bao nhiêu là quả. Tất cả những quả đó đều rất ngon và có thể tẩm bổ cho người đang ốm. Vì thế mà lũ chim chóc, muông thú sinh sôi nhanh. Chúng đông đúc, nhưng biết chia đều lãnh thổ cho nhau nên cuộc sống của muôn loài đều sung túc, yên ấm” [1; 184].

Vẻ đẹp như trong cổ tích của rừng đã khiến cậu bé khốn khổ vì cơm áo In bình tâm và ngây thơ trở lại, đúng như là một đứa trẻ đúng nghĩa: “Con thác cũng không quá ồn ào náo nhiệt mà suốt cả bốn mùa cứ lặng lẽ, mềm mại như một dải lụa được thả từ trên hỏm núi bồng bềnh mây xuống vách núi dựng đứng. (…) Nước suối trong vắt mát lịm. Mỗi lần vào rừng, nghe tiếng chim hót, vượn kêu, tiếng thác đổ, tiếng suối reo và tiếng gió thổi In quên hết nỗi buồn. Nó tưởng mình đã hóa than thành một thiên thần nhỏ bé của mụ Da Dần

đang được sống lùi vào dĩ vãng xa lắc xa lơ của thời nguyên thủy hái lượm” [1; 184]. Nếu như bầu vú của người mẹ đã khô hạn, vòng tay của người mẹ In đã lạnh giá vì điên loạn, thì rừng như một người mẹ bao dung và vui tương đã sưởi ấm cả cái bụng và yên ủi cả tâm hồn cậu bé bơ vơ tuyệt vọng.

Có thể nói, nhà văn Hà Thị Cẩm Anh đã dành rất nhiều bút lực, sự tài hoa, tấm lòng trân trọng để viết lên những trang văn tuyệt đẹp về khu rừng này. Cuộc sống của người dân nơi đây gắn bó mật thiết với rừng. Rừng không chỉ là nơi cung cấp cho con người biết bao sản vật từ muông thú đến cây cỏ đề duy trì sự sinh tồn, rừng còn là nơi chứa đựng biết bao điều huyền bí và cả những chuyện rừng rợn, thú vị mà con người không bao giờ có thể khám phá hết được. Rừng nâng đỡ, chở che khi con người rơi vào tâm trạng cô đơn, tuyệt vọng. Một bông hoa nở, một tiếng chim kêu, một loài thú lạ cũng đủ làm cho tâm hồn con người dịu bớt những đau thương. Tình yêu của các muông thú trong rừng đã làm con người thức tỉnh và ngộ ra được biết bao giá trị tốt đẹp, giúp con người sống thực là người hơn. Qua bao thăng trầm, biến đổi, rừng vẫn tồn tại như một minh chứng cho chân lý về sự sống bất diệt mà không một thế lực nào có thể hủy hoại được. Lòng tham và sự ác độc của con người tuy có xâm chiếm đến những cánh rừng, những vạt rừng nhưng cũng không thể nào khai thác được hết những bí mật của rừng. Chừng nào người Mường Dồ còn thì rừng Pù Có còn. Quá trình sinh trưởng, phát triển của những sinh vật trong rừng cũng diễn ra theo một chu trình tuần hoàn giống như hành trình của đời người. Thế hệ sau nối tiếp thế hệ trước. Thế hện trước chào đón, nâng đỡ, bao bọc thế hệ sau. Cũng như mặt trời, rừng cũng là biểu tượng của tự nhiên bao la và vĩnh cửu. Hành trình đấu tranh để giành lấy sự sống, đấu tranh với những thế lực xấu trong xã hội luôn có sự đồng hành và hiện diện của rừng.

Đồng dạng với rừng, là tâm hồn của những người phụ nữ hiền hòa bao dung như bá chẻm Cao và mẹ In – những nguồn lực đã bảo lưu, nâng đỡ tâm

hồn thiện lương của cậu bé đang bị lão Gấu Ngựa cắn nuốt, dày vò. Ở giữa sự khốn cùng, bị bóc lột đến kiệt quệ, bị tra tấn tinh thần đến mụ mị, nhưng In vẫn giữ được lòng nhân hậu, bao dung vì chịu ảnh hưởng của những người phụ nữ tốt đẹp: người mẹ dịu dàng, cam chịu, hay hát, yêu thương gia đình và thiên nhiên, bá chẻm Cao hết long cứu giúp người khác, và rừng Pù Có hào phóng, tươi đẹp với những người bạn thú rừng hiền hòa.

Bá chẻm Cao là một người buôn bán nhỏ ở thung lũng Si Dồ, quê cũ của mẹ In. Dù không giàu có gì, bà vẫn luôn dang tay giúp đỡ mế con In và những đứa trẻ mồ côi khác. Chính bà đã dạy In cách nhìn cảm thông với người khác thay vì thù hận: “Bá nghe nói dạo này bố cháu cũng khổ lắm. Mấy lần bị thủng lồng. Cá bị trôi hết ra sông. Nuôi lại mãi mới được mươi lồng, nhưng phải gạt nợ cho ông Gấu Ngựa hết rồi. Làm ăn khó thế đấy. Chài lưới, đánh cá tự nhiên cũng không được nữa đâu ? Người ta đánh cá bằng máy kích điện, bằng mìn ì oàng suốt đêm. Rồi máy hút cát, máy nạo sỏi chạy xình xịch suốt ngày thì đến thuồng luồng Hà Bá cũng phải ngoi lên mà chết chứ đừng nói gì đến cá mú!” [1; 116]. Bá chẻm Cao thường xuyên quan tâm giúp đỡ In, lấy bánh đa, xôi cho ăn, hỏi thăm cậu bé và mẹ, khuyên không nên theo Gấu Ngựa kẻo thành người xấu,. Bà xẻ gạo cho In về nấu cơm cho mế và còn cho thêm cá khô, chè lam: “Bá thật lòng muốn giúp cháu. Cháu đừng ngại gì cả. Cứ coi đây như là nhà của cháu ! Vài hôm nữa bá sẽ lên thăm mế!” [1; 117]. Không chỉ đơn độc giúp mế con In, bá còn định rủ những người bạn cùng buôn thúng bán mẹt và những đứa trẻ mồ côi nay bá đã giúp đỡ, nay đã trưởng thành phát đạt cùng xúm vào giúp mẹ con In ổn định cuộc sống nơi quê cũ và chữa bệnh. Bá chẻm Cao cũng là người truyền dạy lại cho In những bài học kinh nghiệm của cộng đồng về cách chung sống và bảo vệ thiên nhiên: phải tôn trọng thiên nhiên (biết nhóm lửa vừa tránh để cháy rừng vừa tránh để những kẻ săn trộm, lâm tặc phát hiện và theo tới; không quá thân thiện, không được cho bầy voọc ăn, nhất

là ăn đồ chín, kẻo sẽ làm giảm bản năng kiếm mồi tự nhiên và suy giảm khả năng tự bảo vệ).

Được truyền tính cách hiền lành nhân hậu của người mẹ (bị chồng phụ bạc mà vẫn không một lời oán hận, không một hành động thù địch phản kháng), In còn được tiếp sức bởi lòng nhân hậu, vị tha của bá chẻm Cao như thế: “Rời nhà bá chẻm Cao thằng In không đi thẳng về Mường Dồ mà lại đi vòng ra phía bờ sông. Nó chỉ muốn nhìn mặt bố. Đã lâu lắm rồi bố không về. Nhớ bố lắm. Cậu bé đứng trên bờ nhìn ra ngoài xóm Nổi. Sao lại nghèo xơ xác thế này ? Bến sông ảm đạm và buồn hiu hắt. In cảm thấy nghẹn ngào khi nghe tiếng khóc của đứa em gái lên ba cùng cha khác mẹ với nó. In nuốt nước mắt rồi ngửa mặt lên trời. Mưa lây phây. Mưa như đè thêm sức nặng lên đôi vai gầy của đứa trẻ mười hai” [1; 119]. Ra sông, chứng kiến cảnh đánh nhau điên dại giữa bố và người mẹ kế cùng sự tuyệt vọng của đứa em thơ, In không những không vui sướng mà còn đau xót và tìm mọi cách cứu vớt họ. Không chỉ vớt họ lên, In còn bớt chỗ gạo đem về cứu mế để nấu cơm cho họ. In vẫn gọi người mẹ kế là “mế”, “mẹ Hai” một cách tôn trọng và âu yếm đứa em xa lạ. Khi bố và người mẹ Hai ngại ngần không dám tiếp nhận lời đề nghị cao thượng của thằng In – mời cả nhà về ở lại mảnh đất của gia đình để trồng trọt mà sống. In đã nhặt nhạnh để làm một ngôi nhà lều ở góc vườn. In quệt nước mắt: “Cả hai người à! Đủ rồi đấy ! Các người có phải là bố là mế không ? Các người không thương xót tôi, không thương con Hĩm cũng chẳng sao đâu! nhưng người lớn mà như thế à? [1; 127].

Trong tính toán ngây thơ của In, có ẩn chứa lối thoát cho bi kịch sa đọa của con người nơi đây bằng việc quay trở về với cách mưu sinh, ứng xử truyền thống trước đây của người Mường với tự nhiên: Quay trở về với tự nhiên, thay vì cướp đoạt, làm trái tự nhiên, hãy nương vào tự nhiên mà sống: “Mẹ cứ đưa bố với em về nhà mà ở. Mẹ đừng để Hĩm em ở xóm chài này nữa. Ở đây chả

kiếm được thức ăn đâu. Nhà ta có vườn. Vườn cũng trồng được ngô, được sắn. Có cả ruộng lúa nước nữa. …Bố về cầy bừa cấy lúa mà ăn. Nếu đói thì vào rừng kiếm củ, kiếm măng cũng ăn tạm được” [1; 129].

Nhường nhà lại cho gia đình mới của bố, In và mẹ không có chốn tựa nương. Thế nhưng In vẫn ra đi để nhường lại đường sống cho người cha đã bỏ rơi mình, người phụ nữ đã gây cho mình bất hạnh và đứa em khác mẹ. In đã chỉ ra cần phải nghĩ tới đứa em gái, nuôi nấng, cho em ăn học. Người mẹ đã nghe theo lời In vì không muốn đứa con gái lớn lên phải đi bụi như mình. In đưa mẹ về làng cũ, nhưng làng cũ cũng không còn, chỉ còn bãi sông xưa hoang vắng.

Trước khi đưa mẹ về làng cũ quê ngoại, In đã tới rừng Pù Có quê ngoại và phát hiện một bí mật lớn lao khi giúp người bạn rùa đào đất: Một kho vàng. Lúc tuyệt vọng, In đã định bán tin ấy cho gã Ông Gấu Ngựa. Nhưng vì nghĩ đến bầy voọc, đến con rùa, In dừng lại: “gã Ông Gấu Ngựa đó thật ác. Lũ voọc, con rùa và những cây gỗ quý trong rừng thật đẹp, thật hiền. Tại sao phải bắt chúng, chặt chúng! Chúng đều là bạn tốt của In mà! Mỗi lúc buồn, In thường vào rừng, gặp con rùa, gặp lũ voọc, In đều thấy rất vui. Rồi một hôm In đã gặp được một điều tốt lành. Cực kỳ tốt lành. Nhưng điều tốt lành này lại làm cho thằng In lo lắng. Nếu đem tin tốt lành nói với gã Ông Gấu Ngựa? Tất cả sẽ tan hoang, sẽ mất hết cả khu rừng, cả bọn thú” [1; 107]. In không thể phản bội lại khu rừng tốt lành cùng những người bạn hiền hòa. Rừng Pù Có quê hương chính là nơi In đấu tranh để gìn giữ sự thiện lương và gửi gắm hi vọng tái sinh cuộc sống tốt lành cho hai mẹ con: “Ông Gấu Ngựa đã lừa nó. Đã vắt kiệt chút sức lực ít ỏi, yếu ớt của nó. Nhưng rừng thì lại ôm nó vào long. Cho hai mế con nó cái ăn và biết đâu rừng còn có khả năng kì diệu là chữa khỏi bệnh cho mế nữa” [1; 183].

Và đúng là quê ngoại xinh đẹp đã hồi sinh lại tâm hồn một người phụ nữ điên loạn vì bị phụ bạc, sống lay lắt hấp hối: “Mế cứ xăm xăm bước. Đầu ngẩng cao. Miệng tủm tỉm cười. (…) Mế không quên đường về làng! (....) Nhưng hình như từ trong góc khuất xa xôi nào đó của tâm hồn đang rất rối loạn của một người mắc chứng bệnh tâm thần, mế vẫn nhớ về ngôi làng cũ của mình” [1; 132]; “Được ra khỏi căn nhà lều, người đàn bà điên vùng chạy. (…) Bà ngửa mặt lên trời rồi bỗng cười sằng sặc. In gọi mẹ: “Mế ! Mế à ! Sáng rồi đấy ! Hôm nay sẽ có mặt trời”. Mế hát : « Lêu ! Lêu lằng lô ộc.. lêu..lêu!” [1; 144].

Mế của In, có thể được chữa khỏi bằng thiên nhiên quê hương, bởi bà vốn là một người yêu thiên nhiên và gắn bó với quê hương: “Mế cháu là người đàn bà cũng rất lạ ở thung lũng Si Dồ này đấy. Hồi còn con gái nó rất thích màu hoa cải vàng trên bãi sông. Nó cũng yêu thích những khu rừng và lũ chim muông, thú ở trong rừng. Nó cũng rất ham đọc sách (…) là đứa con gái có khát vọng sống mãnh liệt. Có một giấc mộng lớn lao cháu à!” [1; 153]. Qua lời của In, mế là người phụ nữ rất giầu tình cảm: “Nếu được chăm sóc, yêu thương, được đi đến những nơi mế thích nhất định bà sẽ khỏi bệnh thôi” [1; 54].

Và đúng vậy, con đường cứu rỗi của mế con In là trở về với tự nhiên: “Con sẽ đi theo mế. Ở bên cạnh mế. Nhà của mế con ta là cả bầu trời to. Sàn nhà ta là cả mặt đất rộng” [1; 144]. Mế của In, qua vài tháng ở trong rừng cùng In, được người dân quê động viên, giúp đỡ, đã tìm lại được tiếng cười, đã biết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh đứa con trai của hà thị cẩm anh và nghi lễ của leslie m silko từ góc nhìn phê bình sinh thái (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)