Sự cải biến, sáng tạo cốt truyện đơn huyền thoại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh đứa con trai của hà thị cẩm anh và nghi lễ của leslie m silko từ góc nhìn phê bình sinh thái (Trang 84 - 91)

7. Cấu trúc luận văn

3.1.2. Sự cải biến, sáng tạo cốt truyện đơn huyền thoại

Cuộc hành trình của Tayo và In trong hai tác phẩm có thể tóm tắt trong một cốt truyện sơ lược như dưới đây. Có thể thấy được một số sự kiện chính, có sự tương hợp với mô hình “đơn huyền thoại” mà Campbell đã tìm ra. Dưới đây là bảng so sánh cốt truyện của hai tác phẩm (dựa trên mô hình cốt truyện đơn huyền thoại mà Bùi Linh Huệ đã chỉ ra trong luận văn “Kết cấu tiểu thuyết Pháp lễ của Leslie M. Silko”):

CỐT TRUYỆN ĐƠN HUYỀN THOẠI TRONG NGHI LỄ

ĐỨA CON TRAI

1. Điểm xuất phát/ Sự phân lập (Mảnh đất hạn hán. Tayo với căn bệnh tâm lý hậu chiến, In với sự giằng co giữa sa ngã hay không sa ngã thành tay sai của Gấu Ngựa)

Tiếng gọi phiêu lưu Bà định mời lão Ku’oosh chữa bệnh cho Tayo

Lão Gấu Ngựa muốn In trở thành tay sai, dò tìm các bí mật của rừng để làm giàu Từ chối tiếng gọi Tayo không muốn In không muốn

Trợ giúp siêu nhiên Gặp lão thầy pháp Betonie Vượt qua ngưỡng cửa

thứ nhất

Chấp nhận Betonie

Bụng cá voi Lên núi làm pháp lễ Da đầu Lên rừng Pù Có kiếm ăn nuôi mẹ

2. Thụ pháp

Con đường chông gai (Chuộc lỗi với Cha)

Đi tìm đàn bò của cậu Josiah Sự giằng co giữa sa ngã hay không thành tay sai của Gấu Ngựa

Gặp gỡ với người trợ giúp

Nhớ lại cuộc gặp Thiên Nga Đêm; gặp Ts’eh

Gặp bá chẻm Cao, được giúp đỡ

Gặp gỡ những người bạn thú rừng, được rừng giúp đỡ Phụ nữ - kẻ quyến rũ,

cám dỗ khỏi con đường đích thực

Helen Jean Phát hiện kho vàng – cơ hội thoát nghèo

Sự phong thần Triết lý về cuộc sống từ con sư tử núi và súng đạn, hàng rào của những người da trắng

Cứu vớt, tha thứ cho người bố bội bạc

Bỏ trốn cùng mẹ khỏi bàn tay gã Gấu Ngựa

Ân huệ/ Đề nghị cuối cùng

Được Ts’eh tìm giúp đàn bò

3. Trở về

Từ chối trở về

Chuyến bay kì bí Những ngày gặp lại Ts’eh trong núi

Thoát khỏi tình huống bất khả

Thoát khỏi sự truy bắt của những cựu chiến binh biến chất

Vượt qua ngưỡng cửa trở về

Không giết kẻ thù Mẹ phục hồi tinh thần khi về sống ở rừng quê

Bậc thầy của hai thế giới

Hòa nhập lại với cộng đồng và Tự nhiên

Mẹ tỉnh táo trở lại, nhận ra In

Tự do Bình yên trong ngôi nhà xưa Sống yên vui với rừng và cộng đồng

Nếu như Tayo hiện ra trong sự khủng hoảng, phân lập, chia tách gần như tuyệt đối với cuộc đời và phải vượt qua thử thách là căn bệnh tâm thần – xuất

hiện do ám ảnh về cái chết của những người thân yêu nhất, ám ảnh về chiến tranh và tội lỗi bí ẩn của bản thân, không hoà nhập được trong bất cứ một môi trường nào, thì cuộc hành trình thụ pháp của In là cuộc hành trình cứu mẹ khỏi căn bệnh tâm thần và cứu chính mình khỏi sự sa ngã thành người bóc lột tự nhiên giống như Ông Gấu Ngựa.

Hai tác phẩm đều kết thúc lạc quan, với hình ảnh những con người tìm thấy tự do tinh thần trong ánh mặt trời. Trong Nghi lễ, biểu tượng mặt trời và các biến thể của nó như: ánh nắng, tia nắng, ánh mặt trời… xuất hiện một cách dày đặc với khoảng hơn 50 lần. Mặt trời xuất hiện trên suốt hành trình thụ pháp của Tayo từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc với những biểu hiện vô cùng đa dạng: “Anh nhìn căn phòng sáng tỏ dần, khi khung vuông ánh sáng ấm áp hơn, vàng tươi hơn với mặt trời đang leo lên cao…”[48; 27], “Mặt trời đã lên cao, trông nhỏ bé trên bầu trời sáng trống vắng” [48; 30], “Anh muốn những chữ đó sẽ làm cho bầu trời thành trong xanh, nhợt nhạt với mặt trời mùa hè nép mình vào chân trời bao la trống trải.” [48; 33], “Mặt trời làm tan mù sương, và một ngày kia Tayo nghe một giọng trả lời ông bác sĩ.” [48; 36], “Khi mặt trời lên cao hơn và rời bầu trời phía đông, khung nắng trên tường lớn hơn và mờ tỏa, màu vàng tươi rực rỡ lúc bình minh qua đi.” [48; 40], “Anh thức dậy ướt đẫm mồ hôi. Mặt trời chiếu sáng qua cửa kiếng, các cửa sổ đều quay lên” [48; 284]. Điều đặt biệt là biểu tượng mặt trời trong tác phẩm này thường được nhà văn đặt trong thế đối lập với hình ảnh của màn đêm, bóng đêm, mặt trăng và sương mù hư ảo. Dường như nhà văn còn muốn đồng nhất hành trình của Tayo với hành trình của Mặt trời để qua đó gửi gắm triết lý sâu sắc và thông điệp lạc quan về con người và tự nhiên: con người kì vĩ như tự nhiên, con người và tự nhiên gắn bó không thể tách rời. Con người và tự nhiên đều chứa đầy sức mạnh và năng lượng tiềm tàng để giải phóng chính mình và hướng đến một cuộc sống hạnh phúc, yêu thương. Hành trình của Tayo song hành với hành trình của Mặt

trời, Tayo đến đích khi anh trở thành một với tự nhiên: “Anh đã đi thật lâu với chúng nhưng chính hai cái chân anh đã đưa anh đến tận đây. Khi anh cảm thấy mùi ẩm ướt của dòng sông, anh bắt đầu chạy. Mặt trời gửi những ánh nắng vàng xuyên qua đám mây, cát vàng trên sống lỗ chỗ với những bóng cây liễu và cây me ven bờ. Tại phía tây và Nam, những đám mây bụng nặng đã tụ hội lại đón chào bình minh. Cũng không cần thiết phải thế, nhưng mà đúng thế, mà ngay cho bầu trời không có mây, kết cuộc cũng vẫn là một. Cái tai nghe câu chuyện và con mắt nhìn các hình đồ là của họ cảm giác là của họ: chúng ta đến từ mảnh đất này và là con của Mẹ” [48; 299]. Đây là triết lí vô cùng sâu sắc và nhà văn Silko đã gửi gắm trong tác phẩm này thông qua biểu tượng mặt trời.

Khác người anh hùng trong sử thi, truyền thuyết, tiểu thuyết hiệp sĩ phải đối mặt thường xuyên với những biến cố dữ dội, thực hiện những hành động kì vĩ, chiến đấu trực tiếp với những đối thủ hung ác, trong Nghi lễ, nhân vật sống trong cái hằng ngày tầm thường với những chuyện vụn vặt của đời sống. Không có những biến động dữ dội, những kì tích hào nhoáng, hành trình của nhân vật ở đây là cuộc hành trình hướng vào bên trong tâm hồn. Trở về nhà sau chiến tranh, Tayo vẫn chỉ như một đứa trẻ chưa chịu lễ trưởng thành. Gia nhập quân ngũ vì Rocky, Tayo chưa một lần có thể giết người. Anh còn nguyên cái tâm hồn thuần khiết của một trẻ thơ, nhưng là của một đứa trẻ bị chấn thương tâm lý vì chiến tranh tàn khốc và nước Mỹ thực dụng. Bùi Linh Huệ nhận xét: “Trong hành trình thụ pháp của mình, nhân vật Tayo chủ yếu chỉ đối diện với chính mình. Cả cuộc hành trình đi tìm đàn bò của gia đình bị thất lạc của Tayo cũng mang tính tượng trưng hơn là một hành động vật chất: đó là quãng thời gian anh đối diện với chính mình, với thiên nhiên, vượt qua những yếu đuối, lạc lối của bản thân và nhận ra chân thực bản chất cuộc xung đột giữa hai nền văn hoá: văn hoá da trắng thống trị lấy khai thác, lợi nhuận làm đầu và văn hoá của người thiểu số tôn trọng, hoà mình vào tự nhiên. Tuy nhiên, cái quan trọng

không phải là đích đến, mà chính là hành trình. Hơn cả sự kiện đàn bò được tìm thấy, đó là sự hàn gắn phục sinh tâm hồn của Tayo. Do đó, quá trình biến đổi tinh tế ấy của nhân vật chính là một nét mới của đơn huyền thoại trong Pháp Lễ” [27]. Cuối tác phẩm, Tayo không giết Emo – kẻ đã săn đuổi anh và giết Harley bạn anh. Tayo bỏ đi, bởi hiểu rằng nếu làm thế, anh sẽ mắc vào lưới của Tà pháp – cái ác theo quan niệm của người da đỏ. Lựa chọn không hành động, Tayo đã khải ngộ triết lý sống bao dung của những nền văn hóa nông nghiệp có sự gắn bó, hài hòa với tự nhiên.

Cũng vậy, cuộc hành trình của In, tuy có sự hiện diện của Kẻ Ác là gã Gấu Ngựa, nhưng vẫn là cuộc hành trình chiến đấu với nội tâm của chính mình nhiều hơn. In đã đấu tranh với chính mình để quyết định có bán bí mật về khu rừng có vàng cho Ông Gấu Ngựa hay không. Bán, mẹ con In sẽ hết nợ và đỡ khổ, nhưng sẽ tàn phá rừng và các người bạn trong rừng. Những sự kiện nhỏ tinh tế như cuộc gặp gỡ với bá chẻm Cao, sự chứng kiến bi kịch đời sống lụn bại của người cha bội bạc, sự gặp gỡ rừng Pù Có tươi đẹp và hồn hậu đã hoàn thiện quá trình thụ pháp của In. In đã chiến thắng chính mình và bảo lưu được sự thiện lương, cũng như bí mật của người bạn rừng. Cuộc hành trình thụ pháp ấy diễn ra trong tâm lý bên trong nhân vật hơn là hành động xung đột thực tế với thế giới bên ngoài. Đây chính là nét mới trong sự áp dụng cốt truyện đơn huyền thoại của hai tác phẩm. Bên cạnh đó, cách xây dựng các nhân vật trong truyện cũng khác cách xây dựng nhân vật trong sử thi, truyền thuyết và cổ tích. Nhân vật không đơn thuần phân đôi theo hai tuyến Thiện, Ác mà đa diện hơn: trong sự xấu xa, sa đọa vẫn còn le lói nhân tính. Đó là sự khao khát tự do và vẻ đẹp tự nhiên đã giải phóng cho người đàn bà chốn làng chơi Thiên Nga Đêm. Đó là nỗi bất hạnh, bơ vơ của cuộc đời mồ côi của cô gái làng chơi đã khiến cho mẹ kế In cướp

chồng người để mưu cầu no ấm. Mẹ kế In cũng biết cảm động và tri nhận tấm long của In khi được cứu vớt.

Điểm chung trong mô hình cốt truyện đơn huyền thoại của hai tác phẩm, đó là kết thúc có hậu của nhân vật chính – sự giác ngộ và chiến thắng, tìm thấy tự do tinh thần trong ánh mặt trời.

Trong Đứa con trai, kết thúc hành trình cũng là hình ảnh của sự sinh sôi, đoàn viên và giác ngộ diễn ra trong khu rừng Pù Cò - ở nơi đó ranh giới giữa con người và vạn vật dường như đã bị xóa nhòa. Hình ảnh mặt trời cũng được nhắc đi nhắc lại khi mô tả không gian hồi sinh đầy ý nghĩa này: “Sau khi cho con bú no nê những giọt sữa đầu tiên của mình, voọc mẹ ngửa mặt nhìn về phía mặt trời mọc, hai tay nâng con lên thật cao rồi cứ thế no chao đi, chao lại đến mấy lần, làm cho vo ọc con mới đẻ sợ quá kêu lên the thé. Tất cả những con con voọc cái trong cái vòng tròn đó đều quay đầu, hướng mắt nhìn theo. Làm xong những động tác lạ lùng ấy con voọc sản phụ lại ôm con vào lòng rồi ghé miệng hôn lên mặt, lên đầu voọc con bằng cử chỉ âu yếm, hết sức khéo léo của người mẹ…Nhưng sau khi con vo ọc cái lưng bạc bế con vo ọc sơ sinh, đưa lên ngang mặt, rồi cũng chao đi chao lại mấy vòng như thế thì cả bầy voọc cùng đồng thanh kêu lên những tiếng kêu hết sức vui mừng… Cử chỉ ấy cứ lặp đi lặp lại cho đến con voọc cuối cùng ở trong vòng tròn khép kín ấy, voọc sơ sinh mới trở về vòng tay voọc mẹ một cách an toàn tuyệt đối.” [1; 196-197]. Sự sinh sôi của muôn loài, cách bày tỏ tình yêu và niềm hạnh phúc của loài voọc hoang dã đã khiến con người phải thức tỉnh. Giọt nước mắt của bá Chẻm Cao, của Mế, của In là giọt nước mắt của niềm hạnh phúc vô bờ bến vì họ đã tìm lại tình yêu và ý nghĩa sống của cuộc đời mình: “Mế cười, thằng In úp mặt vào ngực mế. Nó lồng đôi tay nhỏ vào trong khóm, sờ ti mế, khi bàn tay ấm áp của con sờ vào cái núm vú hồng hồng trên bầu ngực teo tóp của mế, toàn thân bà giật nẩy lên, bà hấp tấp ôm con. Lập bập mãi mế mới thốt lên được thành lời: Con

à! Con trai à! Mế khóc! Thằng In khóc. Bá chẻm Cao cũng khóc. Mặt trời đã dần dần xuống núi. Ở trên vách đá, nghi lễ kỳ lạ và bí hiểm của loài voọc đã kết thúc” [1; 198].

Trong Nghi lễ, đó là không gian gắn với hình ảnh của những vì sao

“Những đám mây lớn che khuất mặt trăng, nhưng anh vẫn nhìn thấy các vì sao. Anh đã đến nơi hội tụ của các hình đồ, bây giờ anh nhìn thấy chúng rất rõ. Dưới các vì sao này, người ta xuống đến Tòa Nhà Trắng tại phía Bắc. HỌ đã từng thấy núi chuyển và sông dời và ngay cả biến mất lại vào trong lòng đất nhưng các vì sao này vẫn luôn nơi đó.” [48; 298], và hình ảnh của mặt trời rực rỡ xóa tan màn đêm đen tối và ẩm ướt: “Anh đã đi thật lâu với chúng, nhưng chính hai cái chân anh đã đưa anh đến tận đây. Khi anh cảm thấy mùi ẩm ướt của dòng sông, anh bắt đầu chạy. Mặt trời gửi những ánh sáng vàng xuyen qua đám mây, cát vàng trên sông lỗi chỗ với những bóng cây liễu và cây me ven bờ.” [48; 299]. Sau hành trình dài mệt mỏi đến kiệt quệ sức lực, hao mòn tâm trí, Tayo mong được trở về với mái nhà yêu thương, nơi có những người thân chào đón anh bằng những cái ôm thật chặt và lời nói yêu thương, trìu mến: “Thân thể anh kiệt lực; anh vẫn đi nhanh, xương và da anh loạng choạng đi theo. Anh đang mơ với đôi mắt mở là anh được trùm trong chiếc mền phía sau xe chở nước của Josial, đi trên đồng cát dưới Paguate Hill. Những cây bụi cỏ dại cholla và cây thông juniper rung rinh trong gió và hai con la xám và hai mặt trăng song sinh đang đi phía trước anh. Josiah đánh xe, bà ngoại ôm anh trong lòng và Rocky thì thào “em tôi”. Họ đưa anh về đến nhà.” [48; 299]. Tayo đã hiểu và cảm nhận được tình yêu của người con gái mà anh yêu thương: “Những chiếc lá của cây gòn lớn đã ngả màu vàng nhạt, ánh sáng mặt trời đầu tiên nắm bắt những đầu ngọn lá và biến chúng thành sắc vàng chói. Vẫn luôn còn có tình yêu. Anh nghĩ đến cô, cô vẫn mãi yêu anh và cô không bao giờ lìa bỏ anh, cô mãi mãi ở nơi đây. Anh vượt qua dòng sông vào lúc mặt trời mọc.” [48; 299] và quan trọng

hơn cả là anh đã nhận thức được rằng: “chúng ta đến từ mảnh đất này và là con của Mẹ”. Dù không gian khởi đầu cuộc hành trình có hoang tàn, xơ xác, vắng lạnh; dù không gian trên suốt chặng hành trình có nhiều biến đổi với những cảnh vật khác nhau thì hai nhân vật chính của hai tác phẩm cũng đã đi kết cuối của hành trình thụ pháp. Không gian kết thúc hành trình thụ pháp là không gian gắn với sự hồi sinh của mảnh đất cùng với sự giác ngộ của con người.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh đứa con trai của hà thị cẩm anh và nghi lễ của leslie m silko từ góc nhìn phê bình sinh thái (Trang 84 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)