Sự tái sinh cốt truyện đơn huyền thoại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh đứa con trai của hà thị cẩm anh và nghi lễ của leslie m silko từ góc nhìn phê bình sinh thái (Trang 82 - 84)

7. Cấu trúc luận văn

3.1.1. Sự tái sinh cốt truyện đơn huyền thoại

Thuật ngữ “đơn huyền thoại” (monomyth) đã được nhà huyền thoại học nổi tiếng người Mỹ Joseph Campbell, trong cuốn sách Người anh hùng với nghìn khuôn mặt (The Hero with thousand faces), sử dụng để đặt tên cho mô

hình cốt truyện kinh điển trong đa phần các truyện kể của nhân loại: ông đã chỉ ra chỉ có một câu chuyện duy nhất được loài người kể đi kể lại, đó là câu chuyện về cuộc phiêu lưu của người anh hùng. Ông đã phác ra cấu trúc của đơn huyền thoại như sau:

1. Điểm xuất phát/ Sự phân lập - Tiếng gọi phiêu lưu - Từ chối tiếng gọi - Trợ giúp siêu nhiên

- Vượt qua ngưỡng cửa thứ nhất - Bụng cá voi

2. Thụ pháp

- Con đường chông gai - Gặp gỡ với nữ thần

- Phụ nữ - kẻ quyến rũ, cám dỗ khỏi con đường đích thực - Chuộc lỗi với cha

- Ân huệ/ Đề nghị cuối cùng 3. Trở về

- Từ chối trở về - Chuyến bay kì bí

- Thoát khỏi tình huống bất khả - Vượt qua ngưỡng cửa trở về - Bậc thầy của hai thế giới - Tự do

[Dẫn theo 27, 19]

Ý tưởng về một cốt truyện chung cho đa phần các truyện kể của nhân loại không chỉ là suy nghĩ riêng của Joseph Campbell mà còn của nhiều nhà nghiên cứu khác. Nhìn vào cuộc sống của con người, Joseph Campbell nhận thấy quá trình thụ pháp mà mỗi người đều phải trải qua trong đời đã được phản ánh một cách vô thức vào chính những truyện kể. “Con đường tiêu biểu cho cuộc phiêu lưu của người anh hùng là sự phóng đại của hình thức biểu hiện trong nghi lễ chuyển tiếp: phân lập – thụ pháp – trở về: cái có thể gọi là hạt nhân của đơn huyền thoại” [Dẫn theo 27, 20]. “Đơn huyền thoại” (monomyth) biểu hiện trong văn chương dưới hình ảnh chuyến phiêu lưu của một người anh hùng vượt qua nhiều thử thách khắc nghiệt để đạt được một mục đích nhất định. Mô hình đơn huyền thoại cho thấy hi vọng và niềm tin của con người vào khả năng của chính mình – vượt qua hoàn cảnh và chiến thắng chính mình – những lễ thụ pháp dưới vô vàn hình dạng tính chất khác nhau mà đời người sẽ trải nghiệm.

Chúng tôi nhận thấy không chỉ Nghi lễ, mà cả Đứa con trai cũng kế thừa, vận dụng kết cấu đơn huyền thoại này trong cách tổ chức cốt truyện một cách

có dụng ý liên kết với những huyền thoại thụ pháp trong truyện dân gian, nhưng đồng thời cũng có sự sáng tạo để phù hợp phản ánh thế giới con người hiện đại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh đứa con trai của hà thị cẩm anh và nghi lễ của leslie m silko từ góc nhìn phê bình sinh thái (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)