Phê bình sinh thái nữ quyền và việc nghiên cứu văn học dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh đứa con trai của hà thị cẩm anh và nghi lễ của leslie m silko từ góc nhìn phê bình sinh thái (Trang 37 - 43)

7. Cấu trúc luận văn

1.4. Phê bình sinh thái nữ quyền và việc nghiên cứu văn học dân tộc thiểu số

Một số sự tương đồng giữa phê bình sinh thái và phê bình nữ quyền đã dẫn đến việc kết hợp chúng để tạo thành một khuynh hướng gọi là phê bình sinh thái nữ quyền (ecofeminism).

Phê bình nữ quyền là một trường phái phê bình văn học thoát thai từ phong trào chính trị xã hội, phát triển mạnh mẽ vào giữa thế kỷ XX, chủ trương xác lập một nền mỹ học, lý luận văn học và sáng tác văn học riêng cho nữ giới. Cũng như các trường phái phê bình khác, phê bình nữ quyền được xây dựng trên một hệ thống các khái niệm như: nữ quyền (feminism), giới tính (gender), phái tính (sex), chủng tộc (race) và giai cấp (class). Nữ quyền (Feminism, women’s right) hiểu một cách khái quát là khái niệm chỉ quyền lợi về chính trị và xã hội của người phụ nữ. Thông qua những hoạt động đấu tranh chính trị và xã hội, giới nữ đòi lại những lợi ích chính đáng của mình để đạt đến sự bình đẳng với nam giới. Bên cạnh đó, dưới tư cách là một trào lưu chính trị - xã hội, theo quan điểm của các nhà xã hội học thì chủ nghĩa nữ quyền được hiểu là “sự ủng hộ tính bình đẳng xã hội của hai phái, dẫn đến sự phản đối chế độ gia trưởng và phân biệt đối xử giới tính”. Trong khi giới tính (sex) là đặc điểm sinh học trời sinh, thì giới (gender) lại là một khái niệm động, được hình thành dưới những định kiến khác nhau ở những cộng đồng, xã hội khác nhau. Đó là “những kiểu hành vi, quan điểm, thái độ mà được xã hội trông đợi tạo nên mỗi giới tính. Những vai trò này bao gồm các quyền và các trách nhiệm được chuẩn hóa đối với từng giới tính trong một xã hội cụ thể”.

Nếu như phê bình sinh thái là nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học và môi trường tự nhiên thì phê bình nữ quyền xem xét ngôn ngữ và văn học từ góc độ giới. Góp phần nghiên cứu về mối quan hệ giữa phê bình sinh thái và phê bình nữ quyền, tác giả Nguyễn Thị Tịnh Thy trong bài viết: Phê bình từ chủ nghĩa nữ quyền sinh thái: Sự kết hợp giữa “cách mạng giới” và “cách mạng xanh” trong nghiên cứu văn học đã đưa ra những kiến giải một cách khá sâu

sắc. Theo tác giả bài viết, mối quan hệ giữa phê bình sinh thái và phê bình nữ quyền đã tạo ra “một hệ hình phê bình mới: phê bình văn học từ chủ nghĩa nữ quyền sinh thái - kết tinh của cuộc hôn phối giữa “cách mạng giới” và “cách mạng xanh” trong phê bình văn học”. Những điểm cơ bản về chủ nghĩa nữ quyền sinh thái được tác giả Tịnh Thy nêu ra trong bài viết như sau:

Chủ nghĩa nữ quyền sinh thái (Ecofeminism) là một phong trào chính trị - xã hội ra đời ở phương Tây cuối thập niên 70 và phát triển thành cao trào vào thập niên 90 của thế kỷ XX. Đây là hợp lưu của hai dòng chảy sinh thái học và chủ nghĩa nữ quyền. Đại biểu tiêu biểu gồm có: Françoise d'Eaubonne (1920 - 2005), Karen J. Warren (1947 - ), Val Plumwood (1939 – 2008), Karolyn Merchant (1936 - ), Vandana Shiva (1952 - )...

Qua hàng loạt các nghiên cứu, các tác giả theo chủ nghĩa nữ quyền sinh thái khẳng định: 1/ Phụ nữ gần gũi với tự nhiên, nam giới thì luôn coi tự nhiên là thù địch. 2/ Các sinh mệnh trên trái đất là một mạng lưới gắn kết với nhau, không phân chia cao thấp. 3/ Xây dựng một hệ thống sinh thái lành mạnh, bền vững bao gồm con người và các chủng loài khác. 4/ Tuyên chiến với quan điểm đối lập nhị nguyên, với sự phân tách con người và tự nhiên, nam và nữ...

Chủ nghĩa nữ quyền sinh thái phân thành ba trường phái chính: Chủ nghĩa

nữ quyền sinh thái văn hóa lấy việc xây dựng và chấn hưng văn hóa nữ giới

làm con đường căn bản của việc giải quyết nguy cơ sinh thái. Chủ nghĩa nữ

gia trưởng, phụ nữ và giới tự nhiên bị áp bức và cưỡng đoạt. Vì vậy, chỉ dựa vào mô hình kinh tế xã hội xây dựng theo nguyên tắc nữ giới mới có thể phát triển bền vững, có thể giải phóng phụ nữ và giới tự nhiên. Chủ nghĩa nữ quyền

sinh thái xã hội nghiên cứu quan hệ giữa việc thống trị phụ nữ và tự nhiên từ

quan niệm thứ bậc, cho rằng áp bức giới và nguy cơ sinh thái đều có nguồn gốc từ thế giới quan của chế độ gia trưởng.

Cũng theo tác giả Tịnh Thy, tiếp thu tinh hoa của sinh thái học và lý luận của chủ nghĩa nữ quyền, các nhà nữ quyền sinh thái đã tích cực tìm kiếm và xây dựng một phương thức tư duy, thế giới quan và luân lý đạo đức mới. Điểm có ý nghĩa cách mạng nhất của các nhà nữ quyền sinh thái là họ sớm tiếp thu quan điểm khoa học hiện đại phương Tây để đề xuất sự hoài nghi và khiêu chiến, lật đổ quan niệm giá trị cơ bản được thừa nhận lâu nay. Chủ nghĩa nữ quyền sinh thái đưa ra một góc nhìn mới mẻ cho việc giải quyết nguy cơ sinh thái. Đó là sự kết hợp, tương tác gữa tự nhiên và nữ giới; hai vấn đề này không nên tách rời nhau, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa. Nhân loại nên đưa cả hai vấn đề này kết hợp với nhiều vấn đề xã hội khác để giải quyết nguy cơ sinh thái từ gốc rễ nhằm giảm bớt áp lực nguy cơ môi trường đối với xã hội.

Phê bình văn học từ chủ nghĩa nữ quyền sinh thái tiến hành phê bình văn học từ điểm nhìn đa trùng của tự nhiên, môi trường và giới tính; đặt phê bình văn học trong ngữ cảnh của phân biệt giới và nguy cơ sinh thái, liên kết các nhân tố như giới tính, tự nhiên, văn học, văn hóa để tiến hành khảo sát và phản đối sự phân biệt giống loài và phân biệt giới tính; hoài nghi và giải cấu trúc quan niệm đối lập nhị nguyên tồn tại phổ biến trong văn hóa phương Tây; phê phán chủ nghĩa nhân loại trung tâm và văn hóa chế độ phụ quyền trung tâm. Mục đích của nó là thông qua nghiên cứu văn học để tiến hành nhìn nhận lại và phê phán văn hóa nhân loại, thay đổi vị trí “kẻ khác” và “bên lề” của tự nhiên và nữ giới, thức tỉnh ý thức chỉnh thể sinh thái và ý thức nam nữ bình đẳng của

mọi người, xây dựng một xã hội bình đẳng, hài hòa giữa nam và nữ, giữa các giống loài, giữa xã hội loài người với vạn vật trong tự nhiên, một thế giới rực rỡ phồn vinh với đa dạng văn hóa, đa dạng sinh vật. Nội hàm của phê bình văn học từ chủ nghĩa nữ quyền sinh thái rất phong phú. Nó vận dụng các quan điểm của chủ nghĩa nữ quyền sinh thái như thuyết hữu cơ, quan điểm coi trọng mẹ tự nhiên và đề xướng xây dựng xã hội lý tưởng sinh thái, phê bình thuyết cơ giới và “cái chết của tự nhiên”.... vào phê bình văn học nghệ thuật.

Cũng như phê bình sinh thái, phê bình văn học từ chủ nghĩa nữ quyền sinh thái thuộc phạm trù nghiên cứu văn hóa. Nghiên cứu văn hóa vốn có tính liên ngành, tính mở và tính phê phán. Phê bình văn học từ chủ nghĩa nữ quyền sinh thái là một nhánh của phê bình hậu hiện đại, nó thách thức, giải cấu trúc và phê phán chủ nghĩa trung tâm. Điều này biểu hiện ở hai phương diện: ở phương diện quan hệ giữa con người và tự nhiên, chủ nghĩa nữ quyền sinh thái phê phán, giải cấu trúc chủ nghĩa nhân loại trung tâm; ở phương diện quan hệ giữa quyền lực và trật tự, chủ nghĩa nữ quyền sinh thái phê phán, giải cấu trúc “chủ nghĩa dương vật trung tâm”.

Trong luận án về phê bình sinh thái của mình, Trần Thị Ánh Nguyệt đã dành một phần nhỏ để giới thuyết phê bình sinh thái nữ quyền và ứng dụng góc nhìn này để phân tích văn học Việt Nam:

“Phê bình sinh thái chỉ ra “những văn bản sáng tác đã hòa quyện như thế nào diễn ngôn về phụ nữ và môi trường với các dạng bất công xã hội” [111]. Điều này trước hết thể hiện qua cách người đàn ông và người phụ nữ đối xử với tự nhiên. Người phụ nữ mang trong mình thiên tính giữ gìn và bảo vệ sự sống nên có thái độ chăm sóc, nâng đỡ, che chở cho mọi sinh linh, trái lại, người đàn ông thường đối xử một cách độc đoán, chuyên quyền với tự nhiên và phụ nữ. Điều này tạo nên những bất công trong xã hội. Các nhà phê bình sinh thái cho rằng “Sự gắn kết truyền thống của phụ nữ với thế giới tự nhiên, được coi

là có ở khắp nơi, được các nhà nữ quyền sinh thái đề cao nhằm tìm cách đề xướng môt thể đối lập với những cấu trúc phụ hệ” [116]. Soi chiếu cái nhìn của phê bình sinh thái vào các tác phẩm như Con thú bị ruồng bỏ - Nguyễn Dậu,

Mùi cọp, Mùa săn – Quý Thể, Con chó và vụ li hôn – Dạ Ngân, Sông, Cánh đồng bất tận – Nguyễn Ngọc Tư, Kiến và người, Trăm năm còn lại - Trần Duy

Phiên, Ả Ìa âu? – Quế Hương…, các tác phẩm bóc trần tính cách độc đoán, độc ác và ham muốn thống trị của người đàn ông trong một thế giới nam quyền thống trị, còn người phụ nữ cũng như tự nhiên bị coi là thấp kém, là không có tiếng nói, dễ bị thương tổn” [42; 84-5].

Phê bình văn học từ chủ nghĩa nữ quyền sinh thái mang đến một góc nhìn phê bình mới, làm phong phú và sâu sắc hơn tư duy của nhân loại về các vấn đề bảo vệ môi trường và luân lý môi trường, mở rộng tầm nhìn của chủ nghĩa nữ quyền sinh thái. Do đó, nó còn góp phần làm phong phú và phát triển lý luận phê bình văn học. Đồng thời, nghiên cứu văn học từ điểm nhìn đa chiều: sinh thái và phân biệt giới sẽ giúp các nhà phê bình giải thích lại hoặc phát hiện thêm những tầng giá trị bị bỏ qua hoặc bị lãng quên, ẩn chìm trong những tác phẩm văn học. Với nội hàm khái niệm và đặc trưng như trên, phương pháp phê bình văn học nữ quyền sinh thái có thể hướng vào các tác phẩm văn học ở nhiều giai đoạn và nhiều địa vực khác nhau. Từ văn học trung đại đến văn học hiện đại, hậu hiện đại, từ các tác phẩm văn học kinh điển đến các tác phẩm văn học dân tộc thiểu số.

Dựa trên nền tảng của các khung lý thuyết nêu trên, khi nghiên cứu hai tác phẩm Nghi lễ và Đứa con trai, luận văn của chúng tôi đã ứng dụng góc nhìn của phê bình sinh thái nữ quyền để tìm hiểu hai tác phẩm có mối quan tâm đặc biệt tới vấn đề vấn đề phát triển, sinh tồn, bản sắc của dân tộc thiểu số trong mối quan hệ với cuộc khủng hoảng môi trường. Nói cách khác, chúng tôi chọn nghiên cứu tác phẩm văn học theo khuynh hướng phê bình sinh thái có sựtích hợp với các vấn đề xã hội như giới, chủng tộc, đô thị hóa, toàn cầu hóa, bản sắc văn hóa.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Trong chương một, luận văn đã điểm lược những nét khái quát nhất về hai tác giả Hà Thị Cẩm Anh và Silko và hai tác phẩm được lựa chọn làm đối tượng khảo sát là Đứa con trai và Nghi lễ. Luận văn cũng giới thuyết về phê bình sinh thái và phê bình sinh thái nữ quyền để lý giải nguyên nhân vì sao những góc nhìn này được lựa chọn để nghiên cứu hai tác phẩm của hai nhà văn nữ giới người dân tộc thiểu số. Trong chương hai và ba, luận văn sẽ ứng dụng cụ thể góc nhìn trên để khảo sát hai tác phẩm nói trên trong sự đối sánh nhằm làm rõ sự tổ chức không gian, cốt truyện và những yếu tố kỳ ảo đã nhằm mục đích thể hiện những triết lý sinh thái nào được hai nữ nhà văn gửi gắm trong các tác phẩm này. Từ đó, luận văn có thể đưa ra những kiến giải mới về giá trị của hai tác phẩm cũng như vị thế của hai nhà văn trong dòng chảy văn học của mỗi dân tộc.

CHƯƠNG 2

KHÔNG GIAN TRONG ĐỨA CON TRAINGHI LỄ TỪ GÓC NHÌN PHÊ BÌNH SINH THÁI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh đứa con trai của hà thị cẩm anh và nghi lễ của leslie m silko từ góc nhìn phê bình sinh thái (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)