Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của các yếu tố vĩ mô đến chỉ số VN30 INDEX sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 30 - 32)

Chen, Roll và Ross (1986) đã phân tích ảnh hưởngcủa các biến sốvĩ mô gồm:

sản lượng công nghiệp, phần bù rủi ro, chỉ số thị trường, mức chi tiêu thực tế, lạm phát và giá dầu lên TTCK Mỹ giai đoạn từ 1/1953 - 11/1984 bằng mô hình đa nhận tố. Kết quả cho thấy có một vài biến giải thíchđượcsự biến động của tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của cổ phiếu, đặc biệt là biến đường cong lãi suất,biến động trong phần bù rủi ro và sản lượng công nghiệp; những biến còn lại có tác động yếu hơn.

Nghiên cứu của Kyereboah-Coleman, Anthony và Kwame F. Agyire-Tettey (2008) về ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế vĩ môlên thị trường chứng khoán Ghana – một thị trường mới nổi ở Tây Phi, nghiên cứu sử dụng mô hình hiệu chỉnh sai số (ECM) để thực hiện phân tích tác động của tỷ giá, lạm phát và lãi suất đến TTCK giai đoạn 1995 -2005. Nghiên cứucho rằng lãi suất gây ảnh hưởngđến dòng vốn và mức sinh lợi của TTCK một cách mạnh mẽ. Lạm phát lại mang lại ảnh hưởng tiêu cực, tuy nhiên, nó không gây tác động đến hiệu suất sinh lời của thị trường ngay mà có một độ trễ về thời gian để thị trường phản ứng với những biến động của lạm phát. Giá cổ phiếu trên thị trường không bị ảnh hưởng bởi sự tăng của tỷ giá và các NĐT được hưởng lợi từ thị trường khi đồng Cedi mất giá.

Với chuỗi dữ liệu từ 1995 đến 2008, nghiên cứu của Karam Pal Ruhee Mittal

(2011) sử dụng mô hình vector hiệu chỉnh sai số VECM cùng với phương pháp kiểm

tra đồng tích hợp trong phân tích tác động của lãi suất, tiết kiệm, tỷ giá, lạm phát lên

2 thị trường vốn của Ấn Độ là S&P CNX Nifty và BSE Sensex. Kết quả của nghiên cứu cũng khẳng định có tồn tại mối quan hệ trong dài hạn giữa các biến vĩ mô và chỉ

số chứng khoán Ấn Độ. Lạm phát có tác động đến cả 2 thịtrường, thay đổi tiết kiệm

lại không có mối liên hệđến hiệu suất hoạt động của TTCK. Bên cạnh đó, lãi suất chỉ

tác động đến thị trường S&P CNX Nifty trong khi thị trường BSE Sensex hầu như chỉ chịu tác động của tỷ giá.

Adam, Anokye, and George Tweneboah (2008) nghiên cứu sự ảnh hưởng của lãi suất, tỷ giá, lạm phát, FDI lên TTCK Ghana trong gian đoạn 1991 – 2006. Với mô

hình VECM và kiểm định đồng liên kết của Johansen, nghiên cứu cho rằng TTCK

chịu sự tác động của tất cả các biến kinh tế trên. Mặc dù vậy, sự tác động là không giống nhau, lãi suất gây tác động ít hơn FDI và lạm phát, và tỷ giá. Nghiên cứu gợi ý các nhà đầu tư cần tập trung quan sát biến động của FDI, lạm phát trên thị thường. Bên cạnh đó, Arnes, Sibel Karina (2015) cũng nghiên cứu tác động của các yếu tố

này lên TTCK Istanbul, kết quả lại cho thấy, lãi suất tạo ảnh hưởng mạnh nhất đến

hiệu quả hoạt động của thịtrường, theo sau đó là tỷ giá và sản lượng công nghiệp.

Liu, Y. Angela, and Ming-Shiun Pan (1997) phân tích sự ảnh hưởng lan tỏa của

TTCK Mỹ và Nhật Bản lên các thị trường: Hồng Kong, Thailand, Singapore, Taiwan, trong giai đoạn 1984 - 1991. Kết quả nghiên cứu khẳng định các thị trường này chịu

sự ảnh hưởng lan tỏa và thị trường Mỹ lớn hơn so với thị trường Nhật Bản. Theo

nghiên cứu của Bwo-Nung Huang, Soong-Nark Sohng và Chin Wei Yang (1999) cho

thấy sự thay đổi của thị trường Mỹ lan tỏa đến các thị trường đang phát triển và giá

chứng khoán ở NhậtBản, Hồng Kong và Singapore cũng thể hiện sự ảnh hưởng lan

tỏa đến các thị trường các nước Châu Á mới nổi.

Nghiên cứu của Kalyanaraman, L., & Tuwajri, B. (2014) Sử dụng kiểm định đồng liên kết của Johansen để phân tích mối quan hệ của các biến gồm: tỷ giá hối đoái, cung tiền, chỉ số giá tiêu dùng, sản lượng công nghiệp, chỉ số SP 500 và giá dầu với giá chứng khoán Saudi đã tìm thấy sự tồn tại của mối quan hệ lâu dài giữa chúng với TTCK trong giai đoạn 1994 đến 2013. Tất cả các biến vĩ mô được kiểm định đều có tác động đến sự thay đổi của cổ phiếu Saudi, riêng SP500 lại không ảnh hưởng. Mô hình VECM cho thấy có mối quan hệ nhân quả trong dài hạn giữa giá chứng

khoán và giá dầu, CPI làm giá cổ phiếugiảm, sản xuất công nghiệp đẩy giá cổ phiếu

tăng lên. Alshogeathri (2011) cũng phân tích các mối quan hệ cả trong ngắn hạn và dài hạn giữa lợi nhuận chứng khoán Saudi và các biến kinh tế vĩ mô là cung tiền, lãi suất ngắn hạn, chỉ số giá tiêu dùng, tín dụng ngân hàng, giá dầu thô thế giới, tỷ giá và

định có tồn tại mối quan hệ tích cực lâu dài giữa chỉ số giá Saudi với lãi suất ngắn hạn, cung tiền M2, lạm phát và SP500.

Issahaku, Ustarz và Domanban (2013) sử dụng mô hình VECM xem xét quan

hệ giữa các chỉ sốvĩ mô và tăng trưởngchứng khoán ở Ghana từ 1995 - 2010. Nghiên cứu khẳng địnhtrong ngắn hạn, tồn tại một mối quan hệ giữa lợi nhuận chứng khoán

và các chỉ sốvĩ mô như lạm phát, lãi suất và cung tiền. Trong dài hạn, sẽ có mộtmối

quan hệ lâu dài giữa FDI, lạm phát, cung tiền với lợi suất chứng khoán. Tác giảcũng khẳng định rằng cần phải mất khoảng 20 tháng để thị trường chứng khoán điều chỉnh hoàn toàn về trạng thái cân bằng khi có một cú sốc kinh tế xảy ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của các yếu tố vĩ mô đến chỉ số VN30 INDEX sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)