Nội dung QTRR trong hoạt động cho vay không có TSBĐ đối vớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro hoạt động cho vay không có tài sản bảo đảm đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh TP hồ chí minh (Trang 30 - 53)

7. Đóng góp của đề tài

1.2.3 Nội dung QTRR trong hoạt động cho vay không có TSBĐ đối vớ

của NHTM

của NHTM bao gồm 4 nội dung chính: nhận biết rủi ro; đo lường rủi ro; ứng phó rủi ro; kiểm soát rủi ro. Mặc dù có sự phân đoạn trong quy trình QTRR trong hoạt động cho vay không có TSBĐ đối với KHDN, nhưng các bước được phân ra trong quy trình phải luôn có sự liên hệ phổ biến, quan hệ hữu cơ với nhau, tạo thành một quá trình liên tục, xuyên suốt trong toàn bộ hoạt động cho vay không có TSBĐ đối với KHDN của NH.

1.2.3.1 Nhận biết rủi ro

NH cần nhận biết rủi ro dưới góc độ từ phía NH và phía khách hàng:

Về phía ngân hàng: Rủi ro cho vay được thể hiện qua quy mô, cơ cấu khoản vay, nợ quá hạn, nợ xấu và dự phòng rủi ro. Do đó, khi các yếu tố này có xu hướng thiên lệch như: quy mô khoản vay tăng quá nhanh vượt quá khả năng quản lý của NH hay cơ cấu khoản vay tập trung quá mức vào một ngành, một lĩnh vực rủi ro, hoặc là các chỉ tiêu nợ quá hạn, nợ xấu có dấu hiệu vượt qua ngưỡng cho phép, dự phòng rủi ro được sử dụng hết, NH đứng trước nguy cơ rủi ro.

Về phía khách hàng: khi khách hàng có những dấu hiệu khó có khả năng trả được nợ, tình hình tài chính xấu, nguy cơ rủi ro sẽ xảy ra. Lúc đó, NH cần nhận biết được khả năng xảy ra rủi ro để ra quyết định kịp thời.

Để nhận biết rủi ro, những công việc mà NH cần làm:

Phân tích danh mục áp dụng chính sách cho vay không có TSBĐ của NH

Phân tích chung toàn bộ danh mục áp dụng chính sách cho vay không có TSBĐ của NH theo các tiêu chí như ngành kinh tế, loại hình doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp để nhận biết những rủi ro về quy mô, cơ cấu cho vay, về ngành, về loại tiền mà NH có thể gặp phải khi áp dụng chính sách cho vay không có TSBĐ. Một số ngành nghề như xây dựng, đóng tàu, bất động sản, .... có chu kỳ sản xuất, kinh doanh kéo dài, dòng tiền thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh để tài trợ cho nhu cầu trả nợ vay đến hạn phụ thuộc chính vào một số khách hàng làm tăng rủi ro thanh toán nợ đúng hạn do độ trễ về dòng tiền nên cần hạn chế áp dụng chính sách cho vay không có TSBĐ đối với các KHDN trong các lĩnh vực này. Ngoài ra, một số doanh nghiệp có quy mô nhỏ, lưu chuyển tiền tệ chậm, không có nguồn tài chính dự phòng trong trường hợp dòng tiền thu từ sản xuất, kinh doanh về chậm cũng cần

được thắt chặt chính sách cho vay không có TSBĐ. Ngoài ra, cần kết hợp với dự báo kinh tế vĩ mô để đánh giá rủi ro chung của toàn bộ danh mục cho vay vì dù ngành nghề kinh doanh tốt, quy mô doanh nghiệp lớn, có hiệu quả tài chính tốt nhưng khi gặp phải các biến động kinh tế vĩ mô sẽ làm suy giảm khả năng tài chính của doanh nghiệp, từ đó làm cho các doanh nghiệp mất đi khả năng thanh toán nợ vay đến hạn.

Phân tích đánh giá khách hàng

Phân tích đánh giá khách hàng nhằm phát hiện các nguy cơ rủi ro trong từng khách hàng, từng khoản nợ cụ thể. Phân tích đánh giá khách hàng được thực hiện từ khi bắt đầu tiếp xúc khách hàng, phân tích trong quá trình cho vay và phân tích sau khi cho vay. Để có thể phân tích, đánh giá khách hàng cần:

Thu thập thông tin về khách hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định cho vay. Hiện nay, việc khai thác thông tin về khách hàng thường dựa vào báo cáo tài chính trong những năm gần nhất của khách hàng. Bên cạnh việc thu thập thông tin từ khách hàng, cần thu thập thông tin từ đối tác của khách hàng, từ những NH mà khách hàng từng quan hệ và/hoặc đang quan hệ, từ CIC… Nội dung phân tích khách hàng theo các chỉ tiêu định lượng và định tính để có những kết luận chính xác về tình trạng của khách hàng.

Các chỉ tiêu định tính: Tiêu chí định tính là tiêu chí không lượng hóa bằng con số mà chỉ phản ánh tính chất, đặc điểm của khách hàng. Các tiêu chí này được thể hiện rõ nét qua phương pháp 6C.

1. Character (Tư cách người đi vay): Đây là ý thức, trách nhiệm hoàn trả lại khoản vay của người đi vay. Đối với tiêu chí này, CBTD cần phải làm rõ mục đích xin vay của khách hàng là gì, xem xét về lịch sử đi vay và trả nợ đối với khách hàng cũ; đối với khách hàng mới cần thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác như CIC, từ ngân hàng khác, hoặc các cơ quan thông tin đại chúng… Bên cạnh đó, tư cách người đi vay còn thể hiện sự phân tích, dự báo về hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp. Từ đó, NH xem xét tính hợp pháp, nghiêm túc và rõ ràng mục đích có phù hợp với chính sách cho vay của NH hay không, có phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của khách hàng hay không và kế hoạch trả nợ của khách

hàng… Nếu khách hàng thể hiện sự trung thực và cho thấy tính khả thi của dự án thì tư cách vay vốn được xác lập. Đánh giá phẩm chất của một người mang tính khá chủ quan, đòi hỏi sự tiếp xúc lâu dài. Đặc biệt, cho vay không có TSBĐ có mức độ rủi ro cao, nhất là khi phát sinh rủi ro sẽ không có TSBĐ làm lá chắn cuối cùng nên ý thức chủ động trả nợ và sự tích cực hỗ trợ NH của KHDN cần phải đặt lên hàng đầu. NH chỉ nên áp dụng chính sách cho vay không có TSBĐ đối với các doanh nghiệp có uy tín cao trong quá trình kinh doanh, có lịch sử thanh toán và lịch sử quan hệ tín dụng rõ ràng, nghiêm túc và có mức độ tín nhiệm cao trên thị trường.

2. Capacity (Năng lực của người đi vay): Được xem xét để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng. Năng lực bao gồm: khả năng điều hành, quản lý, tình hình tài chính, sản phẩm đang kinh doanh, chức vụ hiện tại, mức lương... Năng lực của người đi vay tùy thuộc vào quy định luật pháp của từng quốc gia. Người đi vay phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự. CBTD phải chắc chắn rằng người xin vay đủ năng lực hành vi và năng lực pháp lý để ký kết hợp đồng vay, người đại diện ký kết hợp đồng và các thủ tục liên quan phải là người được ủy quyền hợp pháp của công ty. Một trong các yếu tố ảnh hưởng lớn đến mức độ rủi ro trong hoạt động cho vay không có TSBĐ đối với KHDN chính là năng lực sản xuất, kinh doanh và năng lực tài chính của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có năng lực sản xuất, kinh doanh tốt thường có tình hình tài chính tốt, có dòng tiền thu từ hoạt động kinh doanh thông suốt giúp bảo đảm khả năng trả nợ vay đúng hạn. Năng lực tài chính tốt giúp cho doanh nghiệp duy trì năng lực sản xuất, kinh doanh của mình đồng thời tạo ra nguồn tài chính dự phòng để doanh nghiệp thanh toán nợ vay đúng hạn khi hoạt động sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn. Chỉ nên áp dụng chính sách cho vay không có TSBĐ đối với các doanh nghiệp có năng lực sản xuất, kinh doanh thật sự tốt, có năng lực tài chính tốt. Việc cho vay không có TSBĐ đối với các KHDN có hoạt động sản xuất, kinh doanh suy giảm, có năng lực tài chính yếu thì dù doanh nghiệp có quy mô lớn, có kinh nghiệm trong quản trị, điều hành, có uy tín trên thị trường và có các lợi thế đặc biệt trong kinh doanh là hết sức rủi ro đối với NH. Yếu tố năng lực của người đi vay nhất là năng lực sản xuất, kinh doanh và năng lực tài chính cần được CBTD thường xuyên kiểm tra, đánh giá thông qua việc phân tích tài chính và kiểm tra thực tế hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

3. Cash flow (Dòng tiền): CBTD của NH phải xác định được nguồn trả nợ của KHDN như dòng tiền thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hay từ thu nhập, tiền từ bán thanh lý tài sản, hoặc tiền từ phát hành chứng khoán. Ngân hàng ưu tiên hơn về khả năng trả nợ của khách hàng theo dòng tiền thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh. Sau đó, NH phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp vay vốn thông qua các chỉ số tài chính: dòng tiền hiện tại và dự kiến; tính thanh khoản của tài sản lưu động; vòng quay nợ phải thu, phải trả và tồn kho; cơ cấu nguồn vốn, tình trạng vay nợ; kiểm soát chi phí; các tỷ lệ về khả năng trả lãi; khả năng và chất lượng quản lý. Những chỉ tiêu này thể hiện thu nhập, khả năng điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh và hoàn trả khoản vay của khách hàng.

4. Collateral (Bảo đảm tiền vay): Yếu tố này được NH áp dụng cho toàn bộ danh mục cấp tín dụng của mình, trong đó khách hàng được cấp tín dụng dựa trên giá trị TSBĐ: cầm cố, thế chấp, tín chấp, hay bảo lãnh từ bên thứ ba,…Việc nhận TSBĐ nhằm hai mục đích: thứ nhất là nếu người đi vay không trả nợ theo đúng thỏa thuận thì NH sẽ thanh lý tài sản đó để thu hồi nợ; thứ hai là để ràng buộc người vay phải có trách nhiệm nhiều hơn trong việc hoàn trả nợ vay để thu hồi TSBĐ của mình. Đối với hoạt động cho vay không có TSBĐ đối với KHDN, yếu tố này chỉ xuất hiện khi doanh nghiệp suy yếu năng lực sản xuất, kinh doanh, năng lực tài chính và khả năng trả nợ vay đến hạn buộc NH phải áp dụng chính sách bổ sung TSBĐ.

5. Conditions (các điều kiện): Xem xét tác động bên ngoài ảnh hưởng thế nào đến khách hàng? Đặt khách hàng vào các trường hợp rủi ro để đánh giá. Tùy ngành nghề mà đưa ra các yếu tố khác nhau để đánh giá: ví dụ như doanh nghiệp thi công xây dựng sẽ ra sao nếu thị trường bất động sản đóng băng, người chăn nuôi gia cầm sẽ ra sao nếu bị cúm H5N1,…

6. Control (kiểm soát): Đánh giá những ảnh hưởng do sự thay đổi của luật pháp, quy chế hoạt động đến khả năng đáp ứng các nhu cầu của khách hàng.

- Các luật, qui định, qui chế hiện hành liên quan đến khoản cho vay đang được xem xét.

- Đủ hồ sơ giấy tờ phục vụ cho công việc kiểm soát.

bên.

- Mức độ phù hợp của khoản vay đối với qui chế, qui định của NH.

- Ý kiến của các chuyên gia kinh tế, kỹ thuật về môi trường của ngành, về sản phẩm, về các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến khoản vay.

Ngân hàng tập trung vào những vấn đề như sự thay đổi của luật pháp có liên quan và quy chế hoạt động mới có ảnh hưởng xấu đến khách hàng không, nhu cầu vay vốn của khách hàng có đáp ứng được các tiêu chuẩn của NH không.

Các chỉ tiêu định lượng: Trong hoạt động cho vay không có TSBĐ đối với KHDN, một trong các yếu tố quan trọng nhất đó chính là năng lực tài chính của doanh nghiệp. NH chấp nhận rủi ro để đổi lấy lợi ích tổng thể từ doanh nghiệp đem lại cho NH thông qua doanh số sử dụng dịch vụ và lợi nhuận. Việc chấp nhận rủi ro này được các NH căn cứ trên cơ sở đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Bên cạnh các yếu tố định tính, NH phải đưa ra các thước đo về tài chính doanh nghiệp cụ thể là chỉ số tài chính để đưa ra quyết định cho vay không có TSBĐ. Dựa vào các báo cáo tài chính của doanh nghiệp và các nguồn thông tin khác, CBTD tiến hành các bước đánh giá định lượng như sau:

Thứ nhất, thu thập thông tin và phân tích tình hình tài chính khách hàng Nhóm chỉ tiêu về thu nhập

Doanh thu là một chỉ tiêu quan trọng nhằm đánh giá tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Để phản ánh sự tăng trưởng của doanh thu, người ta sử dụng chỉ tiêu thay đổi doanh thu.

𝑻ỷ 𝒍ệ % 𝒕ă𝒏𝒈 𝒕𝒓ưở𝒏𝒈 𝒅𝒐𝒂𝒏𝒉 𝒕𝒉𝒖 = 𝑪𝒉ê𝒏𝒉 𝒍ệ𝒄𝒉 𝒅𝒐𝒂𝒏𝒉 𝒕𝒉𝒖 𝒏ă𝒎 𝒏𝒂𝒚 𝒗à 𝒏ă𝒎 𝒕𝒓ướ𝒄 𝑫𝒐𝒂𝒏𝒉 𝒕𝒉𝒖 𝒏ă𝒎 𝒕𝒓ướ𝒄

(1.1) Đây là hệ số tài chính cho thấy hiệu quả mở rộng kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh thu tăng trưởng qua các năm cho thấy quy mô kinh doanh và doanh số của doanh nghiệp được mở rộng. Doanh thu tăng trưởng là cơ sở để doanh nghiệp gia tăng thị phần, gia tăng lợi nhuận giúp củng cố năng lực tài chính của doanh nghiệp. Khi doanh thu bị thu hẹp qua các năm tức tỷ lệ tăng trưởng doanh thu âm qua các năm cho thấy quy mô kinh doanh, doanh số và thị phần của doanh nghiệp suy giảm. Các NH sẽ căn cứ vào hệ số này để tính toán lại hạn mức cho vay phù hợp đối với doanh nghiệp đồng thời thay đổi chính sách từ cho vay không có TSBĐ sang cho vay có TSBĐ đối với doanh nghiệp để hạn chế rủi ro.

Chi phí của doanh nghiệp phản ánh cụ thể qua chỉ tiêu:

𝑻ỷ 𝒍ệ % 𝒄𝒉𝒊 𝒑𝒉í 𝒕𝒓ê𝒏 𝒅𝒐𝒂𝒏𝒉 𝒕𝒉𝒖 = 𝑪𝒉𝒊 𝒑𝒉í 𝒉𝒐ạ𝒕 độ𝒏𝒈

𝑫𝒐𝒂𝒏𝒉 𝒕𝒉𝒖 × 𝟏𝟎𝟎

(1.2)

Nguồn: Hướng dẫn phân tích tài chính doanh nghiệp Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Chỉ tiêu này giúp lượng hóa khả năng tiết kiệm chi phí trong sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Tỷ lệ này giảm cho thấy trong kỳ doanh nghiệp đã tiết kiệm được chi phí, gia tăng biên lợi nhuận gộp. Nếu tỷ lệ này gia tăng đồng nghĩa với biên lợi nhuận gộp của doanh nghiệp giảm, hiệu quả tài chính của hoạt động sản xuất, kinh doanh kém hiệu quả hơn.

Lợi nhuận của doanh nghiệp: là cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động của doanh nghiệp, là căn cứ để xây dựng kế hoạch tài chính.

Các nhóm chỉ tiêu cơ bản của lợi nhuận

𝑇ỷ 𝑠𝑢ấ𝑡 𝑙ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑡𝑟ê𝑛 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 =𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 × 100 (1.3) 𝑇ỷ 𝑠𝑢ấ𝑡 𝑙ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑡𝑟ê𝑛 𝑣ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢 = 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế 𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛× 100 (1.4) 𝑇ỷ 𝑠𝑢ấ𝑡 𝑙ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑡𝑟ê𝑛 𝑡ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝐶ó (𝑅𝑂𝐴) = 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑐ó 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛× 100 (1.5)

Nguồn: Hướng dẫn phân tích tài chính doanh nghiệp Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Mục tiêu chính trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp đó là tạo ra lợi nhuận. Hiệu quả sinh lợi gia tăng giúp NH nhận biết được kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. NH không thể áp dụng chính sách cho vay không có TSBĐ đối với các doanh nghiệp thua lỗ hoặc hiệu quả sinh lợi thấp.

Nhóm chỉ tiêu thanh khoản 𝐾ℎả 𝑛ă𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛 ℎ𝑖ệ𝑛 ℎà𝑛ℎ = 𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛 𝑁ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛 (1.7) 𝐾ℎả 𝑛ă𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛 𝑛ℎ𝑎𝑛ℎ = 𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛 − 𝐻à𝑛𝑔 𝑡ồ𝑛 𝑘ℎ𝑜 − 𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛 𝑘ℎá𝑐 𝑁ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛 (1.8)

𝐾ℎả 𝑛ă𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛 𝑡ứ𝑐 𝑡ℎờ𝑖 = 𝑇𝑖ề𝑛 𝑣à 𝑐á𝑐 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑡ươ𝑛𝑔 đươ𝑛𝑔 𝑡𝑖ề𝑛 𝑁ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛

(1.9)

Nguồn: Hướng dẫn phân tích tài chính doanh nghiệp Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Rủi ro cho vay xảy ra không chỉ là việc khách hàng mất khả năng trả nợ mà còn là việc khách hàng thanh toán nợ đến hạn không đúng hạn, dẫn đến nợ quá hạn. Khi rủi ro xảy ra, NH không có TSBĐ để xử lý, thu hồi khoản vay. Vì vậy việc đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp đặc biệt quan trọng để đưa ra quyết định cho vay không có TSBĐ. Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn âm cho thấy doanh nghiệp đang mất cân đối tài chính, khiến doanh nghiệp tăng cường vay nợ để bù đắp thanh khoản làm gia tăng rủi ro khoản cho vay của NH. Ngoài ra các hệ số thanh toán ở mức thấp hoặc suy giảm mạnh qua các năm cũng báo hiệu rủi ro suy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro hoạt động cho vay không có tài sản bảo đảm đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh TP hồ chí minh (Trang 30 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)