Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro hoạt động cho vay không có tài sản bảo đảm đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh TP hồ chí minh (Trang 93 - 105)

7. Đóng góp của đề tài

3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

- Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác quản lý và điều hành

NHNN cần nâng cao vai trò định hướng và tư vấn cho các NHTM thông qua việc thường xuyên tổng hợp, phân tích thông tin thị trường, đưa ra các nhận định và cảnh báo mang tính khoa học và khách quan liên quan đến hoạt động tín dụng. Điều này sẽ giúp cho các NHTM có cơ sở và căn cứ tham khảo nhằm hoạch định chính sách tín dụng phù hợp, vừa đảm bảo mục tiêu tăng trưởng, vừa phòng ngừa được RRTD phát sinh. Bên cạnh đó hoàn thiện các văn bản hướng dẫn hoạt động tín dụng của NHTM, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của hệ thống NH.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát

Công tác thanh tra, kiểm tra cần được thực hiện thường xuyên dưới nhiều hình thức để kịp thời phát hiện và ngăn chặn những vi phạm tiêu cực trong hoạt động tín dụng nhằm đưa hoạt động tín dụng của NH vào đúng quỹ đạo luật pháp, kiểm soát được mọi khâu trong hoạt động tín dụng của NHTM, thể hiện rõ vai trò cảnh báo và ngăn chặn, phòng ngừa rủi ro của NHNN.

Xây dựng hệ thống các tiêu chí để đánh giá về chất lượng hệ thống kiểm soát rủi ro của NHTM. Các tiêu chí này cần cụ thể, rõ ràng và sát với thực tế để giúp NHNN có thể đánh giá được đúng đắn chất lượng của công tác QTRR tại các NHTM.

Xây dựng hệ thống báo cáo và hệ thống mạng thông tin trực tuyến với các NHTM để đẩy mạnh công tác giám sát, quản lý từ xa. Tuy nhiên, để thực hiện điều này đòi hỏi NHNN phải áp dụng công nghệ cao, thực hiện quy chế kiểm tra

nghiêm ngặt về bảo mật thông tin để đảm bảo bí mật kinh doanh cho các NH.

- Nâng cao chất lượng của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC)

CIC là một trong những kênh cung cấp thông tin toàn diện cho các NHTM, từ đó góp phần nâng cao chất lượng phân tích tín dụng. CIC có nhiệm vụ thu thập thông tin về doanh nghiệp và các thông tin khác có liên quan về hoạt động kinh doanh tiền tệ, dịch vụ NH nhằm đáp ứng yêu cầu của các TCTD. Tuy nhiên, hiện tại, CIC vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu về mặt chất lượng cũng như phạm vi, quy mô thông tin cung cấp, một số thông tin chưa được cập nhật kịp thời. Do đó, NHNN cần ban hành cơ chế yêu cầu các doanh nghiệp, các TCTD bắt buộc phải cung cấp thông tin tín dụng và các báo cáo có liên quan cho CIC. Các đơn vị cung cấp thông tin cho CIC phải chịu trách nhiệm về tính chính xác và đầy đủ của thông tin cung cấp. Mặt khác, CIC cần có sự đổi mới, hiện đại hóa các trang thiết bị, thiết lập hệ thống sao cho việc thu thập, cung cấp thông tin được thông suốt, kịp thời. Ngoài ra, NHNN cần yêu cầu CIC ngoài việc cung cấp về số liệu cần đưa thêm vào báo cáo các phân tích, tổng hợp, nhận định và cảnh báo thích hợp thay vì những con số thống kê đơn thuần để NHTM tham khảo.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Định hướng hoạt động kinh doanh của VCB HCM trong thời gian tới là nâng cao năng lực cạnh tranh và nỗ lực cùng toàn hệ thống VCB xây dựng một NH vững mạnh, cụ thể là tăng năng lực tài chính, trình độ công nghệ, tăng cường khả năng quản lý và hiệu quả kinh doanh để đủ điều kiện đón nhận thời cơ và đương đầu với những thách thức hội nhập. Trước một môi trường cạnh tranh, NH cần có một số định hướng kinh doanh hiệu quả để giảm thiểu rủi ro trong hoạt động.

Luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường QTRR cho vay không có TSBĐ đối với KHDN như cải cách bộ máy QLRR, đào tạo và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, nâng cao hiệu quả của cơ chế phân cấp thẩm quyền, tăng cường QTRR ở cấp độ danh mục, ngành hàng, nâng cao chất lượng kiểm tra, giám sát rủi ro cho vay. Từ đó làm cơ sở để gia tăng quy mô hoạt động và hiệu quả kinh doanh của NH.

Ngoài ra, luận văn cũng đề xuất một số giải pháp trong việc QTRR cho vay cho vay không có TSBĐ đối với KHDN nhằm phòng ngừa và giảm thiểu các rủi ro. Đồng thời, kiến nghị Nhà nước và NHNN Việt Nam về cách thức quản lý, điều hành nhằm đảm bảo hạn chế tối đa rủi ro cho vay cho vay không có TSBĐ đối với KHDN cho các NHTM.

KẾT LUẬN

Trải qua nhiều năm tăng trưởng mạnh mẽ, liên tục và những cải cách toàn diện, sâu sắc về thực hành tổ chức, quản lý, công nghệ cũng như nhân lực, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam nói chung và Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh nói riêng đã đạt được những kết quả tiến bộ vượt bậc trong mọi mặt kinh doanh, đặc biệt là việc đẩy mạnh hoạt động cho vay không có TSBĐ đối với các KHDN có quy mô lớn. Thế nhưng, những rủi ro cố hữu luôn tiềm ẩn ở mọi thời điểm, cộng thêm sự phát triển của hàng loạt các sản phẩm dịch vụ mới và những biến động bất lợi về kinh tế vĩ mô nói chung, ngành NH nói riêng trong những năm vừa qua đã làm nguy cơ sụt giảm chất lượng cho vay của Ngân hàng trở nên lớn hơn bao giờ hết. Để đảm bảo an toàn cho hoạt động cho vay cũng như hướng tới mục tiêu hoà nhập vào nền tài chính khu vực và thế giới, nâng cao chất lượng QTRR cho vay không có TSBĐ đối với KHDN là một vấn đề mang tính cốt lõi trong chiến lược hoạt động của VCB nói chung và VCB HCM nói riêng. Chính vì vậy, luận văn “QTRR hoạt động cho vay không có TSBĐ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh” được thực hiện nhằm đáp ứng thực tiễn. Về cơ bản, luận văn đã đạt được các kết quả sau:

Thứ nhất, luận văn đã hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về hoạt động cho vay, rủi ro trong hoạt động cho vay và cách thức QTRR hoạt động cho vay không có TSBĐ. Luận văn đã phát triển hệ thống lý luận về QTRR hoạt động cho vay không có TSBĐ áp dụng cho NH với các nội dung là: xây dựng mô hình QTRR hoạt động cho vay không có TSBĐ theo hướng tiếp cận những phương pháp QTRR hiện đại; áp dụng các mô hình đánh giá và lượng hoá rủi ro hoạt động cho vay không có TSBĐ; nâng cao hiệu quả và tính minh bạch của QTRR hoạt động cho vay không có TSBĐ.

Thứ hai, hệ thống hóa những nội dung của QTRR hoạt động cho vay không có TSBĐ theo thông lệ quốc tế nhằm làm rõ hơn những nội dung quan trọng mà một NH cần quan tâm để nâng cao chất lượng QTRR.

Thứ ba, kết quả phân tích toàn bộ số liệu của NHTM cổ phần Ngoại thương Việt Nam từ năm 2012 đến năm 2017 cho thấy: công tác QTRR hoạt động cho vay không có TSBĐ còn những mặt chưa được như: chiến lược QTRR cho vay chưa toàn diện, quy trình cho vay còn bất cập, hệ thống đo lường rủi ro cho vay thiếu đồng bộ, xuất hiện tình trạng tập trung cho vay không có TSBĐ vào một số ngành hàng, nhóm khách hàng. Tình trạng trên dẫn tới việc VCB dễ dàng gặp rủi ro.

Thứ tư, luận văn đã chỉ ra các nguyên nhân dẫn tới hạn chế trong hoạt động QTRR hoạt động cho vay không có TSBĐ tại VCB nói chung và VCB HCM nói riêng, trong đó, nguyên nhân hàng đầu là: chưa có định hướng, chiến lược cụ thể cho QTRR của Ngân hàng, Ngân hàng chưa chú trọng phát triển các thước đo lượng hoá rủi ro và quy trình theo dõi cho vay, nhân sự của bộ phận QLRR còn hạn chế, giao mức ủy quyền phán quyết tín dụng cho chi nhánh cao, hoạt động kiểm tra, giám sát chưa được chú trọng đúng mức. Đây là căn cứ quan trọng để xác định thứ tự ưu tiên thực hiện từng giải pháp.

Thứ năm, trên định hướng về một hệ thống QTRR cho vay tiêu chuẩn theo thông lệ quốc tế, cũng như trên kinh nghiệm học hỏi từ một số NH trên thế giới, luận văn đã chỉ ra các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao và hoàn thiện công tác QTRR cho vay của NH.

Tác giả hy vọng rằng với những kết quả trên, luận văn sẽ góp phần hoàn thiện công tác QTRR trong hoạt động cho vay không có TSBĐ tại NHTM Cổ phần Ngoại thương Việt Nam đặc biệt là tại Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, xây dựng một góc nhìn tổng quan, toàn diện về thực trạng và đánh giá mức độ phát triển công tác QTRR từ đó tạo cơ sở khoa học, điều kiện thực tiễn cho việc đề xuất hệ thống các giải pháp an toàn và hiệu quả trong thời gian tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

ACB 2016, Báo cáo thường niên 2016, truy cập tại <http://www.acb.com.vn>, [20 August 2017].

Bacabank 2016, Báo cáo thường niên 2016, truy cập tại < https://baca- bank.vn>, [20 August 2017].

BIDV 2016, Báo cáo thường niên 2016, truy cập tại <http://www.bidv.com.vn>, [20 August 2017].

Bùi Diệu Anh 2013, Hoạt động kinh doanh ngân hàng, NXB Phương Đông, TP. Hồ Chí Minh.

Bùi Diệu Anh 2012, Quản trị danh mục cho vay tại các NHTM Cổ phần Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM.

Đào Minh Phúc và Lê Văn Hinh 2012, ‘Hệ thống kiểm soát nội bộ gắn với quản lý rủi ro tại các NHTM Việt Nam trong giai đoạn hiện nay’, Tạp chí Ngân hàng, số 24.

Đinh Xuân Cường và Nguyễn Trúc Lê 2014, ‘Đòn bẩy để các NHTM Việt Nam tiếp cận Hiệp ước Vốn Basel II’, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc Gia Hà Nội, số 3, trang 10-16.

Đỗ Thùy Dung 2009, ‘Rủi ro tín dụng – Một cách tiếp cận lượng hóa’, Tạp chí Ngân hàng, số 11, trang 34-37.

Eximbank 2016, Báo cáo thường niên 2016, truy cập tại <https://www.eximbank.com.vn>, [20 August 2017].

Kienlongbank 2016, Báo cáo thường niên 2016, truy cập tại <https://kienlongbank.com>, [20 August 2017].

Lê Thanh Tùng 2014,Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và các ứng dụng trong QTRR tín dụng theo Basel 2’, Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ, số 15, trang 18-21.

Lê Thị Hạnh, 2016, ‘Kiểm soát rủi ro tín dụng theo Basel II tại các NHTM Việt Nam’, Tạp chí Tài chính, số 12.

MBbank 2016, Báo cáo thường niên 2016, truy cập tại <https://www.mbbank.com.vn>, [20 August 2017].

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2011, Báo cáo điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng năm 2011, truy cập tại <https://www.sbv.gov.vn>, [truy cập ngày 15/09/2017].

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2012, Báo cáo điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng năm 2012, truy cập tại <https://www.sbv.gov.vn>, [truy cập ngày 15/09/2017].

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2013, Báo cáo điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng năm 2013, truy cập tại <https://www.sbv.gov.vn>, [truy cập ngày 15/09/2017].

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2014, Báo cáo điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng năm 2014, truy cập tại <https://www.sbv.gov.vn>, [truy cập ngày 15/09/2017].

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2015, Báo cáo điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng năm 2015, truy cập tại <https://www.sbv.gov.vn>, [truy cập ngày 15/09/2017].

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2016, Báo cáo điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng năm 2016, truy cập tại <https://www.sbv.gov.vn>, [truy cập ngày 15/09/2017].

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010, Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 10 tháng 11 năm 2010.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2013, Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21 tháng 01 năm 2013 Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2014. Thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014 về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2013/TT- NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

trang 14-21.

Nguyễn Quang Hiện 2015, ‘Chuẩn mực vốn theo Hiệp ước Basel II áp dụng trong QTRR tín dụng’, Tạp chí nghiên cứu Tài chính kế toán, số12.

Nguyễn Thị Như Thủy 2015, Hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

Nguyễn Thị Thanh Huyền 2011, ‘Quản lý rủi ro tín dụng doanh nghiệp theo mức độ rủi ro khách hàng - Kinh nghiệm quốc tế, Tạp chí Ngân hàng, số 7 (tháng 4/2011).

Nguyễn Thị Thu Trâm 2007, QTRR tín dụng tại Sở giao dịch II Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.

Nguyễn Thị Vân Anh 2014, ‘Hạn chế rủi ro cho hệ thống ngân hàng thông qua áp dụng Basel II - nhìn từ kinh nghiệm quốc tế’, Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ, số 20 (tháng 10/2014), trang 36.

Phạm Thị Ngọc Yến 2015, QTRR tín dụng trong cho vay đối với KHDN tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Đắk Lắk, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Đà Nẵng.

Phan Thị Linh 2016, ‘QTRR trên cơ sở ứng dụng BASEL II tại các NHTM nhà nước’, Tạp chí Tài chính, (tháng 7/2016).

Phan Thị Thu Hà 2013, Quản trị NHTM, NXB Giao thông Vận tải, TP. Hà Nội.

Sacombank 2016, Báo cáo thường niên 2016, truy cập tại <https://www.sacombank.com.vn>, [20 August 2017].

SHB 2016, Báo cáo thường niên 2016, truy cập tại <https://www.shb.com.vn>, [20 August 2017].

Techcombank 2016, Báo cáo thường niên 2016, truy cập tại <https://www.techcombank.com.vn>, [20 August 2017].

Trần Công Hòa và Đỗ Thị Trà Linh 2012, ‘Xử lý rủi ro bằng biện pháp chuyển vốn vay ngân hàng thành vốn góp cổ phần - đôi điều bàn luận và khuyến nghị’, Tạp chí Ngân hàng, số 24, trang 31-35.

Trần Thị Việt Thạch 2016, QTRR tín dụng theo Hiệp ước Basel 2 tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học

viện Tài chính.

Trần Văn Dự 2010, Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay hộ sản xuất tại các Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khu vực đồng bằng Bắc bộ, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Ngân hàng.

VIB 2016, Báo cáo thường niên 2016, truy cập tại < https://vib.com.vn>, [20 August 2017].

Vietcombank 2011, Báo cáo thường niên 2011, truy cập tại <http://www. vietcombank.com.vn>, [20 August 2017].

Vietcombank 2012, Báo cáo thường niên 2012, truy cập tại <http://www. vietcombank.com.vn >, [20 August 2017].

Vietcombank 2013, Báo cáo thường niên 2013, truy cập tại <http://www. vietcombank.com.vn >, [20 August 2017].

Vietcombank 2014, Báo cáo thường niên 2014, truy cập tại <http://www. vietcombank.com.vn >, [20 August 2017].

Vietcombank 2015, Báo cáo thường niên 2015, truy cập tại <http://www. vietcombank.com.vn >, [20 August 2017].

Vietcombank 2016, Báo cáo thường niên 2016, truy cập tại <http://www. vietcombank.com.vn >, [20 August 2017].

Vietcombank 2015, Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.

Vietcombank 2012, Hướng dẫn phân tích tài chính doanh nghiệp.

Vietcombank 2015, Sổ tay tín dụng.

Võ Thị Hoàng Nhi 2014, ‘Xây dựng mô hình 3 lớp phòng vệ trong cấu trúc QTRR của các NHTM Việt Nam’, Tạp chí Ngân hàng, số 16, trang 21-27.

Phụ lục số 01

Cơ cấu tổ chức chi tiết của VCB

Nguồn: Sổ tay tín dụng VCB Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị Ban điều hành Khối Khách hàng doanh nghiệp Khối Khách hàng bán lẻ Khối Kinh doanh vốn và thị trường Khối Tài chính Khối Kiểm soát và phê duyệt tín dụng Khối Quản lý rủi ro tuân thủ Khối Dịch vụ Khối Hỗ trợ và Tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro hoạt động cho vay không có tài sản bảo đảm đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh TP hồ chí minh (Trang 93 - 105)