7. Đóng góp của đề tài
2.2.2 Quy trình QTRR trong hoạt động cho vay không có TSBĐ tại VCB
2.2.2.1 Nhận biết rủi ro cho vay tại ngân hàng
Chính sách cho vay không có TSBĐ chỉ được VCB áp dụng dành cho phân khúc khách hàng lớn, có doanh thu từ 100 tỷ VND trở lên, vì vậy hoạt động này sẽ do Phòng KHDN 1, 2 và 3 của VCB HCM đảm nhận. Để nhận biết sớm rủi ro cho vay, hồ sơ của khách hàng phải được các Phòng KHDN thẩm định, cắn cứ vào giá trị khoản vay và đánh giá mức độ rủi ro mà CBTD trình cấp thẩm quyền theo quy định về phân cấp thẩm quyền phán quyết tín dụng theo quy định nội bộ của VCB. Ở cấp Chi nhánh, việc phê duyệt tín dụng sẽ do Ban Giám đốc và/hoặc Hội đồng tín dụng cơ sở thực hiện.
Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ
Cán bộ quan hệ khách hàng (QHKH) sau khi hướng dẫn và tư vấn cho khách hàng lập hồ sơ xin vay vốn sẽ tiến hành thẩm định sơ bộ hồ sơ đó. Mẫu hồ sơ xin vay vốn đã được NH lập sẵn, trong đó yêu cầu khách hàng cung cấp các thông tin chi tiết phục vụ cho việc thẩm định cho vay sau này. Các thông tin và tài liệu cung cấp như thông tin cơ bản về khách hàng, tình hình tài chính hiện tại, mục đích vay, hồ sơ tài sản thế chấp, cơ sở hoàn trả lãi, gốc và kế hoạch trả nợ. Cán bộ QHKH sử dụng nhiều kênh khác nhau để kiểm tra, đánh giá tính hợp pháp và hợp lệ của thông tin, tài liệu được cung cấp.
Quá trình tìm kiếm, tiếp xúc khách hàng ban đầu là do cán bộ QHKH đảm nhiệm. Trong trường hợp giá trị khoản vay lớn hoặc phức tạp, sẽ có thêm thành viên của Ban Giám đốc. Trên cơ sở những thông tin thu thập được trong quá trình tiếp xúc khách hàng, cán bộ QHKH kiểm tra lại một lần nữa tính xác thực và hợp lý của
những thông tin đó dựa trên hệ thống các tiêu chuẩn thẩm định cho vay của VCB để phân tích, thẩm định về phương án vay vốn nhằm xác định nhu cầu vốn thực sự, tính khả thi, hiệu quả của phương án vay vốn, khả năng trả nợ, và những rủi ro có thể xảy ra để sàng lọc hồ sơ xin vay vốn một cách hiệu quả.
Căn cứ trên kết quả của việc xếp hạng tín dụng khách hàng cùng toàn bộ hồ sơ xin vay, cán bộ QHKH tiến hành lập tờ trình thẩm định và nhập dữ liệu vào chương trình trên máy tính, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt (thông thường là cấp lãnh đạo phòng) đồng thời đề xuất điều kiện cho vay không có TSBĐ đối với doanh nghiệp.
Sau khi nhận được tờ trình thẩm định do cán bộ QHKH trình, lãnh đạo phòng sẽ kiểm tra, rà soát thông tin trên tờ trình thẩm định một lần nữa. Để có thể tái thẩm định được hồ sơ, cấp lãnh đạo phòng trực tiếp sẽ rà soát lại sự đầy đủ hợp lệ và hợp pháp của tất cả các thông tin, tài liệu có trong hồ sơ vay vốn. Ngoài ra, các thông tin khác phục vụ việc nhận định kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng do cán bộ QHKH thực hiện cũng được các cấp lãnh đạo xem xét lại để đảm bảo không xảy ra sơ suất. Đồng thời, cấp lãnh đạo phòng trực tiếp đó sẽ căn cứ vào hồ sơ xin vay vốn để đề xuất giới hạn cho vay có thể cấp cho khách hàng đã được cán bộ trình là đủ điều kiện vay vốn, đủ điều kiện cho vay không có TSBĐ. Giới hạn cho vay có thể cấp cho khách hàng sẽ căn cứ vào ba nhân tố chủ yếu là thẩm quyền của phòng, kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng, nhu cầu vay vốn đã nêu trong hồ sơ. Sau khi cán bộ QHKH đã thực hiện đủ các công việc cần thiết, cấp lãnh đạo trực tiếp sẽ đưa ra kết luận về việc cấp giới hạn cho vay đối với khách hàng. Cuối cùng, tất cả hồ sơ bao gồm tờ trình thẩm định, đề xuất của Phòng Khách hàng và các hồ sơ khác được trình lên cấp có thẩm quyền phê duyệt tiếp theo (cụ thể là thành viên Ban Giám đốc phụ trách trực tiếp hoặc các cấp thẩm quyền cao hơn: Hội đồng Tín dụng cơ sở hoặc Trụ sở chính).
Tiêu chuẩn của việc đề xuất cho vay không có TSBĐ đối với KHDN tại VCB HCM hiện nay là:
1/ Doanh nghiệp có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trên 02 niên độ tài chính.
3/ Doanh nghiệp không có nợ quá hạn trong 05 năm gần nhất tại các tổ chức tín dụng.
4/ Doanh nghiệp không bị thua lỗ trong năm tài chính gần nhất.
5/ Chỉ cho vay không có TSBĐ đối với KHDN đáp ứng nhu cầu bổ sung vốn lưu động ngắn hạn phục vụ sản xuất, kinh doanh đồng thời có thời hạn từng khoản vay dưới 06 tháng.
Quản lý và giải ngân tín dụng
Căn cứ tờ trình thẩm định của cán bộ QHKH, đề xuất giới hạn cho vay của cấp lãnh đạo Phòng Khách hàng, quyết định phê duyệt hoặc từ chối hồ sơ xin vay vốn cùng với giới hạn cho vay (trong trường hợp chấp nhận) sẽ được cấp thẩm quyền chính thức đưa ra kèm theo điều kiện chấp thuận cho vay không có TSBĐ.
Quá trình giải ngân được bắt đầu sau khi NH và khách hàng ký kết hợp đồng cho vay. Nguyên tắc cơ bản của NH trong giải ngân là không bao giờ được giải ngân trước khi hợp đồng cho vay được ký kết và các điều kiện tiên quyết được đáp ứng. Việc giải ngân bắt buộc phải có sự phê duyệt của các cấp thẩm quyền.Yêu cầu giải ngân là phải quản lý sao cho khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả và hạn chế thấp nhất mọi rủi ro xảy ra trong quá trình sử dụng vốn của khách hàng.
Phòng Quản lý nợ sẽ kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý, hợp lệ của nội dung giải ngân cũng như bộ chứng từ giải ngân bảo đảm nguyên tắc đúng quy định của pháp luật và đúng điều kiện được phê duyệt. Định kỳ hàng tuần, Phòng Quản lý nợ sẽ rà soát các khoản vay về lãi suất, thời hạn cho vay, nội dung hợp đồng cho vay, việc tuân thủ các điều kiện tín dụng và phối hợp với các đoàn kiểm tra, kiểm toán nội bộ để chấn chỉnh các sai sót trong quá trình cho vay.
2.2.2.2 Đo lường rủi ro hoạt động cho vay không có TSBĐ
Đo lường rủi ro theo các chỉ tiêu phản ánh rủi ro cho vay
₋ Các chỉ tiêu phản ánh quy mô hoạt động cho vay không có TSBĐ thể hiện ở dư nợ, tốc độ tăng trưởng dư nợ và dư nợ cho vay không có TSBĐ đối với một khách hàng.
₋ Cơ cấu cho vay bao gồm cơ cấu kỳ hạn, cơ cấu loại hình kinh tế, cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu cho vay VND và ngoại tệ …
₋ Các chỉ tiêu phản ánh mức độ an toàn vốn: Vốn tự có/Tổng tài sản có rủi ro, Mức dư nợ bình quân/Cán bộ tín dụng, Tỷ lệ dư nợ cho vay không có TSBĐ/tổng số dư cấp tín dụng.
₋ Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng cho vay: Nợ xấu/Tổng dư nợ, Dự phòng rủi ro tín dụng/Tổng dư nợ, Tỷ lệ quỹ dự phòng rủi ro/Nợ xấu (tỷ lệ này cho biết quỹ dự phòng rủi ro có khả năng bù đắp bao nhiêu cho các khoản nợ xấu, khi chúng chuyển thành các khoản mất vốn).
Đo lường rủi ro cho vay theo phương pháp cho điểm tín dụng
Hiện nay NH đã xây dựng hệ thống XHTDNB. Quán triệt việc đổi mới nội dung và phương pháp QTRR trong kinh doanh NH, VCB đã nhìn nhận toàn diện rủi ro cho vay trong mối quan hệ với các rủi ro khác và đã quy định vấn đề lượng hóa rủi ro để làm cơ sở cho hoạt động QTRR và đưa ra các tiêu chuẩn chọn lọc khách hàng trong hoạt động cho vay không có TSBĐ. Hệ thống XHTDNB là tập hợp các phương pháp, quy trình, kiểm soát, thu thập dữ liệu và hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ việc đánh giá, chấm điểm khả năng không trả được nợ tiềm ẩn của một khách hàng, căn cứ vào số điểm đã chấm để phân loại khách hàng đó vào hạng rủi ro phù hợp. Hình 2.1: Cấu phần Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ Nguồn: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ VCB Quy trình xếp hạng Cơ sở dữ liệu Phần mềm chấm điểm
Quy trình kiểm tra kiểm soát Cấu phần
Hình 2.2: Mục tiêu Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
Nguồn: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ VCB
Nguyên tắc xây dựng
₋ Phù hợp với đặc thù danh mục cho vay không có TSBĐ;
₋ Phù hợp với ngành nghề khách hàng;
₋ CBTD nhiều kinh nghiệm trong từng ngành nghề tham gia thảo luận bộ chỉ tiêu.
Xây dựng theo ngành kinh tế cụ thể
₋ Chỉ tiêu tài chính và phi tài chính được xây dựng cho từng ngành kinh tế: có thể chấm điểm được;
₋ Cơ cấu điểm và trọng số cho chỉ tiêu được xác định trên cơ sở tầm quan trọng của chỉ tiêu đó đối với từng ngành;
₋ Số lượng chỉ tiêu tương đối lớn để giảm thiểu ảnh hưởng của sai sót, nhận định chủ quan của CBTD có thể xảy ra.
Hình 2.3: Quy trình vận hành Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ Nguồn: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ VCB Trích lập Dự phòng Phân loại nhóm nợ Quản lý Chất lượng TD Xây dựng Chính sách KH Cán bộ Phòng Chấm điểm (tại CN) Lãnh đạo Phòng Chấm điểm (tại CN) Phòng Quản lý nợ Giám đốc CN Lãnh đạo TSC 1. Trình kết quả chấm điểm 2. Kiểm soát 3. Trình phê duyệt Phê duyệt hạng khách hàng Trường hợp phải thẩm định RRTD
Hình 2.4: Chấm điểm của Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ KHDN
Nguồn: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ VCB
Xác định ngành kinh tế
₋ Cơ sở phân chia nhóm ngành: xác định ngành nghề kinh doanh của khách hàng dựa vào hoạt động kinh doanh chính của khách hàng (hoạt động mang lại từ 50% doanh thu trở lên trong tổng doanh thu). Trường hợp khách hàng kinh doanh đa ngành nhưng không có ngành nào chiếm trên 50% tổng doanh thu thì chọn lựa ngành có tiềm năng phát triển nhất trong các ngành mà khách hàng có hoạt động để chấm điểm và xếp hạng.
₋ Nhóm ngành của NH: 54 ngành. Phân nhóm ngành dựa trên Quyết định 10/2007/QĐ-TTg về phân nhóm ngành.
Xác định quy mô
Quy mô hoạt động của khách hàng phụ thuộc vào ngành kinh tế mà khách hàng đang hoạt động (34 bộ giá trị quy mô cho 34 ngành). Mỗi chỉ tiêu xác định quy mô của khách hàng được tính trên thang điểm từ 1 đến 8.
Bước 1
Bước 3
Bước 5
Bước 7 Tổng hợp điểm và xếp loại khách hàng
Bước 2 Bước 4 Bước 6 Bước 8 Xác định ngành kinh tế Xác định quy mô Xác định đối tượng khách hàng Xác định loại hình sở hữu Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính
Hình 2.5: Chấm điểm tài chính Nguồn: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ VCB Hình 2.6: Tổng điểm tài chính Nguồn: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ VCB Chấm điểm tài chính Căn cứ - Bảng CĐKT - Báo cáo KQKD - BCLCTT (HT hỗ trợ tự lập nếu KH không cung cấp). - Thuyết minh BCTC - Đánh giá kiểm toán
4 Nhóm
- Chỉ tiêu thanh khoản - Chỉ tiêu cân nợ - Chỉ tiêu hoạt động - Chỉ tiêu thu nhập
Nhóm chỉ tiêu thanh khoản
₋ Khả năng thanh toán ngắn hạn
₋ Khả năng thanh toán nhanh
₋ Khả năng thanh toán tức thời
Nhóm chỉ tiêu cân nợ
₋ Tổng nợ phải trả/Tổng tài sản
₋ Nợ dài hạn/Vốn chủ sở hữu
Nhóm chỉ tiêu hoạt động
₋ Vòng quay vốn lưu động
₋ Vòng quay khoản phải thu
₋ Vòng quay hàng tồn kho
₋ Hiệu suất sử dụng TSCĐ
Nhóm chỉ tiêu thu nhập
₋ Lợi nhuận gộp/Doanh thu thuần
₋ Vòng quay khoản phải thu
₋ Vòng quay hàng tồn kho
₋ Hiệu suất sử dụng TSCĐ
Tổng điểm tài chính
Bảng 2.1: Chấm điểm phi tài chính
Nguồn: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ VCB
Bảng 2.2: Xếp hạng khách hàng
Xếp hạng Phân loại nợ
AAA Đủ tiêu chuẩn AA Đủ tiêu chuẩn A Đủ tiêu chuẩn BBB Cần chú ý
BB Cần chú ý B Dưới tiêu chuẩn CCC Dưới tiêu chuẩn CC Dưới tiêu chuẩn
C Nghi ngờ D Có khả năng mất vốn
Nguồn: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ VCB
(2.1)
Sau khi tổng hợp điểm của hai nhóm chỉ tiêu, CBTD có thể xác định và phân loại các khoản vay theo bảng trên.
Hệ thống tính điểm và xếp hạng khách hàng được đưa vào ứng dụng trong toàn hệ thống, làm cơ sở để xác định tiêu chuẩn cho vay không có TSBĐ của khách hàng. VCB HCM chỉ cho vay không có TSBĐ đối với các KHDN đáp ứng tiêu chuẩn XHTD từ A+ trở lên.
Ngoài ra, NH đã tiến hành áp dụng hạn mức cho vay nhằm hướng hoạt động
Chỉ tiêu Khách hàng thông thường Khách hàng mới
I. Đánh giá khả năng trả nợ của KH
DNNN DN có VĐT nước ngoài DN khác DNNN DN có VĐT nước ngoài DN khác II. Trình độ quản lý và môi trường
nội bộ
III. Quan hệ với NH IV. Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành V. Các nhân tố ảnh hưởng đến HĐ của DN Điểm của KH
= Điểm các chỉ tiêu tài chính *Trọng số phần tài chính
+ Điểm các chỉ tiêu phi tài chính *Trọng số phần phi tài chính
QLRR tổng thể đối với khách hàng; (2) tăng cường tính tập thể khách quan trong hoạt động cho vay; (3) mở rộng quyền chủ động của chi nhánh trong hoạt động cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu linh hoạt của khách hàng.
Đo lường Rủi ro cho vay theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN và Thông tư 09/2014/TT-NHNN về phân loại nợ
Ngoài việc đo lường theo các chỉ tiêu phản ánh rủi ro cho vay, VCB còn đo lường rủi ro cho vay định tính và định lượng theo điều 10, điều 11 Thông tư 02/2013/TT-NHNN và Thông tư 09/2014/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung điều 10 Thông tư 02/2013/TT-NHNN về phân loại nợ. Hoạt động này được thể hiện bằng năm chu trình nghiệp vụ nối tiếp nhau: Phân loại nợ - Trích lập dự phòng - Xử lý rủi ro - Thu hồi nợ sau xử lý rủi ro - Xuất toán. Trong năm nghiệp vụ này, nghiệp vụ phân loại nợ được quan tâm hàng đầu và được triển khai theo hai góc độ định lượng và định tính. Cả hai loại phân loại này đều tuân thủ nguyên tắc tất cả dư nợ của khách hàng phải theo cùng một nhóm nợ. Sự khác nhau của hai cách phân loại này ở chỗ: phân loại theo định lượng chủ yếu thực hiện theo số ngày quá hạn và số lần cơ cấu lại thời hạn trả nợ của khoản vay, còn phân loại theo định tính được thực hiện theo hạng của khách hàng tính theo mô hình tính điểm do NH xác lập.
Hình 2.7: Phân loại nợ theo điều 11 - Thông tư 02/2013/TT-NHNN
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
TIÊU CHÍ ĐỊNH LƯỢNG
Số ngày quá hạn
Số lần điều chỉnh/cơ cấu thời hạn trảnợ
Nợ khoanh/chờ xử lý/giảm miễn lãi Suy giảm khả năng trả nợ
THEO KẾT QUẢ XHTDNB Nợ nhóm 1: Hạng AAA, AA, A Nợ nhóm 2: Hạng BBB, BB Nợ nhóm 3: Hạng B, CCC, CC Nợ nhóm 4: Hạng C Nợ nhóm 5: Hạng D
Hình 2.8: Phân loại nợ theo điều 10 - Thông tư 02/2013/TT-NHNN
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
2.2.2.3 Ứng phó rủi ro cho vay tại ngân hàng
Quản lý khoản vay
Khi khách hàng có những dấu hiệu khó có khả năng trả được nợ, tình hình tài chính xấu, nguy cơ rủi ro sẽ xảy ra. Lúc đó, NH sẽ đưa ra các biện pháp ứng phó để hạn chế rủi ro.
Ngân hàng có chính sách thường xuyên đánh giá lại tình trạng khoản vay,