Nâng cao chất lượng kiểm tra, giám sát rủi ro cho vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro hoạt động cho vay không có tài sản bảo đảm đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh TP hồ chí minh (Trang 87 - 88)

7. Đóng góp của đề tài

3.2.4 Nâng cao chất lượng kiểm tra, giám sát rủi ro cho vay

Cần phải tăng cường vai trò giám sát của bộ phận rủi ro đối với bộ phận kinh doanh, bộ phận trực tiếp khởi tạo khoản vay. Bộ phận QLRR phải đảm bảo định kỳ đánh giá những nội dung sau: chất lượng và hiệu quả công tác của cán bộ QHKH trong khâu khởi tạo và giám sát khoản vay (theo định kỳ hàng ngày hoặc hàng tuần); chất lượng công việc của cán bộ hậu kiểm (cán bộ quản lý khoản vay) trong việc nhập dữ liệu, lưu trữ thông tin, hồ sơ; việc tuân thủ các quy tắc rủi ro và các hạn mức (hàng ngày); kiểm tra tính đầy đủ, trung thực của hệ thống thông tin quản lý tín dụng (hàng tuần).

Một bộ phận QLRR cũng không kém phần quan trọng là bộ phận kiểm tra kiểm toán nội bộ. Các cán bộ kiểm tra, kiểm toán ngoài công việc truyền thống là kiểm toán nội bộ đối với các hoạt động kinh doanh, cần thiết phải đánh giá được chất lượng của QLRR tín dụng, đánh giá chất lượng đề xuất của các khoản cho vay không có TSBĐ đối với KHDN đã đáp ứng nghiêm túc các tiêu chuẩn, quy định nội bộ đã ban hành hay chưa, hiệu quả công tác của cán bộ rủi ro và khối rủi ro nói chung. Để thực hiện được chức năng này, ban kiểm tra kiểm toán nội bộ ngoài những cán bộ có nghiệp vụ kiểm toán, cần thiết phải có những cán bộ có hiểu biết chuyên sâu về rủi ro, cụ thể và cần thiết nhất là RRTD. Theo đó, những cán bộ này có thể và cần thiết phải đánh giá các chức năng QLRR sau:

- Đánh giá hiệu quả, tính chính xác của hệ thống chấm điểm tín dụng, đảm bảo các cấu phần của hệ thống này được xây dựng phù hợp với khẩu vị rủi ro của NH. Việc chấm điểm chính xác giúp loại bỏ tình trạng cán bộ QHKH nới lỏng tiêu chuẩn cho vay không có TSBĐ đối với khách hàng chưa đủ chuẩn hoặc tìm cách chấm điểm thiếu khách quan để nâng hạng khách hàng;

- Đánh giá chất lượng công việc của cán bộ QLRR; đặc biệt là công tác giám sát tín dụng;

- Đánh giá sự phù hợp của các hạn mức, quy định cho vay phù hợp với chiến lược kinh doanh của NH;

- Đánh giá độ tuân thủ các quy định, quy trình cho vay trên quy mô toàn hàng. Trên cơ sở đó, các báo cáo cảnh bảo, những khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng QTRR cho vay được xây dựng và thảo luận với trưởng khối rủi ro và được đệ trình lên Hội đồng Quản trị, Ban Điều hành của NH để có những quyết sách đúng đắn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro hoạt động cho vay không có tài sản bảo đảm đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh TP hồ chí minh (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)