Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác QTRR cho vay tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro hoạt động cho vay không có tài sản bảo đảm đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh TP hồ chí minh (Trang 75 - 81)

7. Đóng góp của đề tài

2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác QTRR cho vay tạ

HCM

2.3.3.1 Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, mặc dù đã có những bộ phận chuyên trách về QTRR cho vay, song định hướng chiến lược QTRR hoạt động cho vay không có TSBĐ chỉ thể hiện

ở những chỉ đạo kinh doanh mang tính tổng quát như: cảnh báo hoặc hạn chế cho vay không có TSBĐ ở một số lĩnh vực, ngành nghề.

Thứ hai, việc giám sát cho vay của VCB chủ yếu tập trung vào từng khoản vay mà chưa chú trọng theo dõi cơ cấu và chất lượng tổng thể danh mục cho vay, cụ thể là danh mục cho vay không có TSBĐ. Theo khuyến nghị của Ủy ban Basel II về giám sát NH, cần tránh tập trung cho vay vào: (i) một đối tác hoặc nhóm đối tác liên quan, (ii) một ngành hoặc lĩnh vực kinh tế đặc biệt; (iii) một loại hình cho vay; …

Thứ ba, những hạn mức phê duyệt, tiêu chuẩn về khách hàng, hệ thống chấm điểm tín dụng mặc dù đã được chú trọng thiết lập trên toàn hệ thống. Song những thước đo rủi ro theo thực hành quốc tế tốt nhất như PD, LGD, EAD chưa thể được tính toán. Mặt khác, những hạn mức, tiêu chuẩn trên mới chỉ được thiết lập dựa trên những yếu tố định tính. Chẳng hạn, hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng chỉ dừng lại ở việc tính thẻ điểm và khoảng giá trị cho từng nhân tố mà chưa có mô hình thống kê tính toán khả năng trả nợ của khách hàng. Hầu hết việc QLRR được thực hiện dựa trên những đánh giá định tính. Nguyên tắc hoán đổi lợi nhuận - rủi ro chưa được áp dụng triệt để. Điều này thể hiện ở việc định giá khoản vay còn mang tính chung chung, áp dụng cùng một lãi suất đối với các khoản vay có mức độ rủi ro khác nhau.

Thứ tư, chất lượng nhân sự của còn hạn chế.

Hầu hết cán bộ quản lý nợ đều là những CBTD chuyển sang, không có chuyên ngành sâu về QLRR tín dụng. Trong khi đó, nghiệp vụ QTRR trên thế giới đã có những tiến bộ vượt bậc với những ứng dụng của các thuật toán, mô hình thống kê hiện đại. Điều này đòi hỏi người làm công tác rủi ro vừa phải có kinh nghiệm tín dụng, vừa phải có kiến thức về các mô hình thống kê. Hạn chế về trình độ cán bộ còn thể hiện ở đội ngũ cán bộ kiểm tra kiểm soát tín dụng. Do đó, công tác kiểm tra, kiểm soát, một phần quan trọng của QLRR tín dụng được thực hiện một cách hình thức, hiệu quả kém.

Chất lượng các cán bộ tham gia vào quy trình tín dụng bao gồm cán bộ lãnh đạo và CBTD cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến rủi ro của NH. Trình độ

còn nhiều bất cập cả về số và chất lượng. Thực tế với sự phát triển nhanh chóng của hoạt động cho vay, sự phức tạp của các sản phẩm, dịch vụ đã khiến cho chất lượng một đội ngũ cán bộ không còn đáp ứng được yêu cầu.

Thứ năm, giao mức ủy quyền phán quyết cho vay cho chi nhánh cao. Trong khi các công cụ quản lý chưa được tự động hóa, hệ thống thông tin, báo cáo, thông tin kiểm soát chậm trễ rất dễ làm giảm hiệu quả quản lý và giám sát của Trụ sở chính, tăng mức rủi ro cho vay. Chi nhánh hoạt động gần như một NH độc lập, chưa kể việc phân chia khoản vay nhỏ để vừa đúng mức phê duyệt được uỷ quyền của chi nhánh, không trình phê duyệt về Trụ sở chính đã làm tăng rủi ro ở cấp thực hiện. Mặc dù việc phân cấp ủy quyền phán quyết cho vay trong những năm gần đây đã có tiến bộ đáng kể, được thực hiện trên cơ sở xếp hạng chi nhánh theo tính điểm để ra mức ủy quyền nhưng mức ủy quyền chưa sát với đặc điểm khách hàng theo vùng chi nhánh quản lý, khách hàng, nhóm ngành hàng mà chi nhánh cho vay, năng lực trình độ của Ban Giám đốc, cán bộ chi nhánh.

Thứ sáu, hoạt động kiểm tra, giám sát chưa được chú trọng đúng mức. Chính vì vậy tình trạng vi phạm qui chế của đơn vị và quy trình nghiệp vụ trong thẩm định hồ sơ xin vay vốn vẫn xảy ra. Thậm chí có trường hợp những bộ phận có liên quan không chấp hành quy trình cho vay, hạ thấp các điều kiện cho vay không có TSBĐ dẫn đến gia tăng rủi ro. Chất lượng thẩm định hồ sơ xin vay vốn của các chi nhánh còn thấp. Nguyên nhân chính là do hệ thống tiêu chí thẩm định hồ sơ còn mang nặng tính định tính, chưa quan tâm đến độ tin cậy của thông tin, đặc biệt là thông tin tài chính do khách hàng cung cấp (ví dụ như không yêu cầu báo cáo tài chính đã kiểm toán). Thêm vào đó, thái độ làm việc chủ quan, thiếu tính thận trọng thích đáng của CBTD đã làm gia tăng rủi ro với các khoản cho vay. Một số CBTD không kịp thời đánh giá, đề xuất việc gia tăng TSBĐ đối với khách hàng, vẫn duy trì chính sách cho vay không có TSBĐ do áp lực cạnh tranh từ các ngân hàng khác khi doanh nghiệp suy giảm hoạt động kinh doanh

2.3.3.2 Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, nguyên nhân từ phía môi trường, chính sách kinh tế và công tác giám sát từ xa của NHNN: các định hướng phát triển của Nhà nước thường xuyên thay đổi, điều chỉnh cơ chế chính sách làm ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế. Cơ

chế chính sách của Chính phủ, của NHNN về cho vay, xử lý nợ xấu... còn nhiều vấn đề chưa phù hợp với thực tế, đổi mới và chỉnh sửa bổ sung còn chậm. Quy chế cho vay của NHNN và hướng dẫn của Ngân hàng có điểm quy định thiếu cụ thể nên khi triển khai thực hiện còn vướng mắc.

Thứ hai, nguyên nhân từ phía khách hàng. Đối với khách hàng là doanh nghiệp, một thực trạng chung hiện nay là các doanh nghiệp không tuân thủ nghiêm ngặt chế độ báo cáo tài chính, bản thân họ không thấy tầm quan trọng của báo cáo tài chính nên việc lập ra các báo cáo tài chính gửi NH không bài bản. Các báo cáo tài chính gửi NH có chất lượng kém, thể hiện ở hai mặt: thiếu thông tin và sai lệch thông tin. Thông tin thiếu sẽ gây khó khăn cho NH trong việc phân tích, đánh giá thực trạng của khác hàng. Ngoài ra, rất ít các doanh nghiệp hiện nay thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính. Do vây, NH khó có thể phát hiện ra sai sót trong việc chấp hành chế độ kế toán của những doanh nghiệp này. Hệ quả là việc đưa ra phán quyết cho vay đôi khi không chuẩn xác.

Thứ ba, khung pháp lý qui định về QTRR cho vay cho NHTM tại Việt Nam còn nhiều bất cập, gây trở ngại cho công tác QTRR. Một số văn bản gần đây đã được sửa đổi, bổ sung, song để thực hiện cần có các hướng dẫn cụ thể hơn (qui định bán nợ cho VAMC, qui định đảm bảo an toàn…). Hiện nay còn thiếu các văn bản hướng dẫn liên quan đến xây dựng và vận hành hệ thống XHTDNB, cảnh báo rủi ro cho vay, vẫn còn hiện tượng cùng một khách hàng nhưng xếp hạng rất khác nhau, dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trong hệ thống NHTM.

Thứ tư, hệ thống giám sát rủi ro bên ngoài NH bao gồm cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng, các tổ chức kiểm toán… hoạt động kém hiệu quả, chưa đáp ứng được các yêu cầu về giám sát và kiểm soát rủi ro cho vay tại NHTM. Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc NHNN chưa xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu để giám sát từ xa và thanh tra rủi ro một cách hiệu quả, việc giám sát chủ yếu dừng lại ở giám sát tuân thủ. Trong khi đó, việc thu thập thông tin trong quá trình thanh tra, giám sát các NHTM chưa được quản lý bằng một hệ thống thông tin xuyên suốt, do đó việc tổng hợp dữ liệu còn gặp nhiều khó khăn, đôi khi không kịp thời. Các đơn vị kiểm toán hiện nay chủ yếu thực hiện theo chỉ định hoặc lựa chọn

của VCB với mục đích chủ yếu là kiểm toán tuân thủ các báo cáo tài chính, khả năng đánh giá, kiểm soát, dự báo rủi ro còn thấp.

Thứ năm, thiếu các tổ chức xếp hạng tín dụng độc lập. Thực tế cho thấy, hoạt động của các tổ chức xếp hạng độc lập sẽ tác động tích cực đến chất lượng XHTDNB của các NHTM. Với kinh nghiệm và chất lượng xếp hạng của các tổ chức độc lập đã được thừa nhận, hệ thống chỉ tiêu và kết quả xếp hạng độc lập là cơ sở quan trọng để các NHTM thực hiện XHTDNB cũng như có các điều chỉnh cách thức, nội dung, phương pháp xếp hạng đảm bảo tính chính xác. Do đó, việc thiếu vắng các tổ chức xếp hạng độc lập sẽ tác động tiêu cực đến chất lượng XHTDNB của các NHTM.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2, tác giả đã tập trung phân tích thực trạng hoạt động cho vay không có TSBĐ, cũng như công tác QTRR hoạt động cho vay không có TSBĐ vay tại VCB HCM giai đoạn 2012-2017. Tác giả đã tập trung phân tích mô hình QLRR, nội dung QLRR bao gồm nhận biết, đo lường, ứng phó và kiểm soát rủi ro. Trên cơ sở đó, tác giả nhận định những kết quả đạt được và những hạn chế trong công tác QTRR hoạt động cho vay không có TSBĐ của Ngân hàng. Những hạn chế này bắt nguồn từ những nguyên nhân chủ quan như: chưa có định hướng, chiến lược cụ thể cho QTRR hoạt động cho vay không có TSBĐ của Ngân hàng, chưa chú trọng phát triển các thước đo lượng hoá rủi ro và quy trình theo dõi cho vay, nhân sự của bộ phận QLRR, giao mức ủy quyền phán quyết lớn, hệ thống thông tin cảnh báo rủi ro. Bên cạnh đó, nguyên nhân khách quan như môi trường kinh doanh, từ phía khách hàng và chính sách của NHNN cũng góp phần làm gia tăng những hạn chế trong công tác QTRR hoạt động cho vay không có TSBĐ.

Từ những hạn chế và các nguyên nhân được phân tích trên, sẽ là cơ sở để tác giả đề xuất các định hướng, giải pháp, kiến nghị đối với công tác QTRR hoạt động cho vay không có TSBĐ ở chương 3.

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QTRRTRONG HOẠT ĐỘNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro hoạt động cho vay không có tài sản bảo đảm đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh TP hồ chí minh (Trang 75 - 81)