9. Kết cấu của đề tài
3.2.4. Nâng cao chất lượng thẩm định và trình độ của cán bộ:
Tiền đề để giải quyết cho vay và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay chính là công tác thẩm định. Chất lượng thẩm định tốt giúp ngân hàng ra quyết định đầu tư vốn đúng đắn, mở rộng tín dụng nhưng vẫn đảm bảo kiểm soát được chất lượng tín dụng. Hệ thống văn bản về nghiệp vụ tín dụng của NHNN và Vietinbank ban hành ngày càng được bổ sung hoàn thiện để tạo môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng từ đó nâng cao chất lượng tín dụng và giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.
Cần tăng cường và phát triển các kênh thu thập, xử lý và khai thác các luồng thông tin phục vụ cho công tác thẩm định cho vay vốn lưu động ngắn hạn DNNVV tại Vietinbank Gia Lai.
Thông tin tín dụng là yếu tố quan trọng đầu tiên mà Vietinbank Gia Lai cần khi quyết định cho vay. Thông tin đầy đủ là phương tiện trợ giúp đắc lực cho cán bộ thẩm định đánh giá, phân tích, dự báo và đưa ra những nhận định chính xác về doanh nghiệp và phương án vay vốn, từ đó tránh được những rủi ro tín dụng ngân hàng.
Để nâng cao chất lượng thẩm định cần khai thác các nguồn thông tin độc lập, khách quan làm cơ sở đánh giá phân tích. Chi nhánh nên đẩy mạnh việc khai thác thông tin khách hàng qua trung tâm thông tin tín dụng của NHNN (CIC) để nắm bắt được tình hình quan hệ tín dụng của khách hàng. Bên cạnh đó, cần chú ý nắm bắt thông tin doanh nghiệp thông qua các mối quan hệ bạn hàng, nhà cung cấp,… chất lượng thông tin phụ thuộc nhiều vào kỹ năng của cán bộ thẩm định qua việc nắm rõ quy định về chứng từ, chính sách pháp luật về thuế để yêu cầu doanh nghiệp cung cấp thông tin xác thực hơn là chỉ đơn thuần phân tích, đánh giá khách hàng dựa trên báo cáo tài chính. Cán bộ tín dụngcần phải chủ động đi khảo sát tình hình tại cơ sở của doanh nghiệp. Qua đó có thể nắm bắt được thông tin chung của doanh nghiệp, năng lực quản lý, nhu cầu hiện tại và tương lai của khách hàng một cách khách quan.
Nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ và không ngừng rèn luyện đạo đức nghề nghiệp.
Tiền đề để quyết định cho vay và nâng cao hiệu quả vốn đầu tư chính là công tác thẩm định. Chất lượng thẩm định tốt giúp ngân hàng ra quyết định đầu tư vốn đúng đắn, mở rộng tín dụng nhưng vẫn đảm bảo kiểm soát được chất lượng tín dụng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện phát sinh nhiều trường hợp cần phải xử lý “tình huống”, giải quyết linh hoạt cho khách hàng. Vấn đề này đã và đang tạo ra rủi ro trong quá trình cho vay, bởi dễ xảy ra trường hợp Ngân hàng đã giải ngân nhưng doanh nghiệp không bổ sung đủ chứng từ hoặc thực hiện không đúng như
cam kết, hoặc có nguy cơ xảy ra rủi ro đạo đức, sơ hở tạo ra rủi ro cho Ngân hàng. Chính vì vậy để giảm thiểu rủi ro cho Vietinbank Gia Lai, nhất thiết phải tuân thủ chặt chẽ quy trình cấp tín dụng dành cho khách hàng doanh nghiệp, việc quyết định giải ngân phải đúng thẩm quyền phê duyệt, phù hợp với quy định của Vietinbank và quy định của pháp luật. Cụ thể như sau:
- Đối với bộ phận QHKH: Trong quá trình cho vay, vai trò của bộ phận QHKH rất quan trọng, bởi đây là bộ phận trực tiếp gặp gỡ, tiếp nhận nhu cầu và thẩm định khách hàng. Vì vây, sự đánh giá khách quan, công tâm của cán bộ QHKH là yếu tố then chốt để kiểm soátrủi ro tín dụng. Để kiểm soát rủi ro từ bộ phận này, cần thiết phải đặt yếu tố năng lực chuyên môn và đạo đức của cán bộ lên hàng đầu.
- Đối với cán bộ phân tích: trong quá trình thẩm định khách hàng, nhất thiết cần đánh giá và nhận định được những nhược điểm, các rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh của DNNVV để tham mưu cho lãnh đạo và các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa rủi ro. Để thực hiện được điều này, cần phải thường xuyên tổ chức các lớp nâng cao nghiệp vụ, đạo đức cho các cán bộ phân tích. Để từ đó cán bộ có thể áp dụng những gì đã học được vào thực tiễn và vận dụng các kiến thức về kiểm soát, phòng ngừa rủi ro một cách tốt nhất.
- Đối với bộ phận tác nghiệp: Phải thực hiện nhanh chóng trong việc kiểm tra, kiểm soát và xử lý các yêu cầu của các bộ phận khác để có thể đẩy nhanh tốc độ xử lý, nhằm giải phóng khách hàng và không để tồn đọng quá nhiều công việc.
Có thể thấy, hoạt động tín dụng muốn phát triển được, sẽ phụ thuộc rất lớn vào khách hàng. Cán bộ ngân hàng chính là cầu nối giữ ngân hàng với khách hàng, là đại diện hình ảnh của ngân hàng trong mắt khách hàng. Do đó, việc nâng cao trình độ học vấn, năng lực nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ đóng vai trò quan trọng. Đội ngũ cán bộ sẽ là nền tảng tốt nhất cho mọi hoạt động ngân hàng.
Để thực hiện mục tiêu nâng dần năng lực tổ chức, cạnh tranh, ngân hàng phải tập trung đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên. Vì đa số tuổi đời và tuổi nghề còn rất
trẻ, do đó cần có sự bồi dưỡng và hỗ trợ về mặt chuyên môn trong quá trình làm việc, một số giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ ngân hàng như sau:
Cán bộ khách hàng không chỉ giỏi nghiệp vụ ngân hàng mà cần phải có kiến thức am hiểu ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề, thị trườngcác sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đang đầu tư để có thể tư vấn dự án, phương án SXKD cho khách hàng. Do đặc điểm của DNNVV là hoạt động trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh rất đa dạng. Công tác đào tạo phải được quan tâm đúng mức, đối với nhân viên mới được tuyển chọn cần được đào tạo chuyên môn sâu thêm về công việc được giao, hướng dẫn những quy định của Ngân hàng và của pháp lệnh có liên quan. Vietinbank Gia Lai cần khuyến khích, tổ chức các buổi học nghiệp vụ tập trung cho Cán bộ khách hàng vào chiều thứ 7 hàng tuần, để giúp Cán bộ khách hàng nắm bắt được nghiệp vụ, sản phẩm kinh doanh của Vietinbank trong thời gian ngắn. Tại các buổi học này, cán bộ có thể tham khảo các vướng mắc trong công tác tín dụng, văn bản, quy trình, nghiệp vụ, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn. Việc nâng cao nghiệp vụ được bao gồm: nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ, các kỹ năng nghiệp vụ, các quy định của pháp luật, thông tin thị trường.
Phát động phong trào và khó khăn tinh thần tự học, tự nghiên cứu, tự nâng cao trình độ chuyên môn tránh sự tụt hậu về kiến thức trước sự thay đổi không ngừng của nền kinh tế thị trường của công nghệ trong quá trình phát triển và hội nhập của Ngân hàng.
Có chính sách, cơ chế thưởng, phạt nghiêm minh, tạo ra bầu không khí thi đua, khó khăn sáng tạo, phát huy vai trò và trách nhiệm mỗi cán bộ. Có cơ chế xử lý nghiêm khắc đối với những cán bộ thoái hóa, biến chất vi phạm quy chế, quy trình nghiệp vụ, làm thất thoát vốn, đồng thời có hình thức khen thưởng xứng đáng đối với những cán bộ có đạo đức tốt, có khă năng tiếp thị, kinh doanh tốt, mang lại hiệu quả cao cho Chi nhánh.
Bên cạnh đó, việc không ngừng trau dồi đạo đức cho cán bộ cũng là một yếu tố rất quan trọng. Trong kinh tế thị trường có những mặt trái của nó và là người trực
tiếp giao dịch với khách hàng, tiếp xúc trực tiếp với mặt trái cơ chế nếu cán bộ ngân hàng không có phẩm chất, đạo đức tốt, bản lĩnh kinh doanh vững vàng, bị cuốn theo các cám dỗ tầm thường, không tự làm chủ bản thân, hạ thấp các tiêu chuẩn tín dụng sẽ dễ dẫn đến thất thoát vốn.