- Bancassurance tại Châu Âu: Mô hình bancassurance được xuất hiện lần đầu tiên
tại châu Âu và nó là một sản phẩm đặc trưng thể hiện mối liên hệ tương đối mật thiết giữa ngân hàng và bảo hiểm. Hình thức bancassurance ở châu Âu chủ yếu là các ngân hàng thành lập công ty bảo hiểm độc lập. Sự đa dạng hoá sản phẩm bảo hiểm để đáp ứng nhu cầu khách hàng trước hết được mở rộng với sản phẩm đầu tư và tiết kiệm. Đây là sản phẩm đầu tư đơn giản được ưu đãi thuế và việc cung ứng sản phẩm được thông qua các chi nhánh ngân hàng. Các nhân viên ngân hàng gặp đôi chút khó khăn trong việc bán sản phẩm bảo hiểm nhân thọ sau khi được đào tạo những kĩ năng trong ngành. Tuy nhiên tiềm năng thị trường Bancassurance tiếp tục phát triển với sản phẩm về bảo hiểm tai nạn cá nhân, y tế, chăm sóc sức khoẻ và mở rộng với hợp đồng bổ trợ. Hợp đồng liên kết giữa ngân hàng và công ty bảo hiểm góp phần tạo ra những ưu đãi về thuế và có sự độc lập trong hoạt động kinh doanh giữa ngân hàng và các công ty bảo hiểm.
Bancassurance ra đời lần đầu tiên tại Pháp vào những năm 1980 và là hình thức phát triển lan dần ra các nước ở khu vực châu Âu với thị phần khác nhau tại các nước này. Thời gian đầu, hình thức phân phối mới mẻ này cũng chưa thật sự thay thế được kênh phân phối bảo hiểm theo kiểu truyền thống thông qua đại lý hay người môi giới.
Đối với mảng bảo hiểm nhân thọ, Bancassurance chiếm ưu thế tại thị trường Pháp, Tây Ban Nha và Ý trong năm 2002. Các nghiên cứu thống kê cho thấy,
Bancassurance về bảo hiểm nhân thọ chiếm 70% thị phần ở Tây Ban Nha, 60% ở Pháp và 50% tại Bỉ. Tuy nhiên tỉ lệ này không đúng với tất cả các nước ở châu Âu, như trường hợp của Anh và Đức, tỉ lệ này chỉ chiếm hơn 20%.
Đến năm 2009, Bancassurance có tỷ lệ tăng đáng kể ở Áo ( từ 52% đến 65%), Thổ Nhĩ Kỳ ( từ 46% đến 56%) và Ý ( từ 62% đến 74%). Hầu hết sự thay đổi này lại gây một sự thay đổi mới trong hình thức phân phối bảo hiểm và góp phần làm giảm doanh thu của các đại lý. Tại Pháp, thị phần 60% vẫn chiếm ổn định và tại Đông Âu, Bancassurance không phổ biến, ngoại trừ Ba Lan.
Năm 2010, tại Bồ Đào Nha, kênh phân phối này chiếm 84.5% từ doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ. Tuy nhiên, con số này tại Đức và Anh lại thấp hơn khoảng 20%. Ở một số quốc gia tại châu Âu, kênh phân phối Bancassurance vẫn còn chiếm tỉ trọng thấp trong thị phần bảo hiểm nhân thọ, cụ thể là Slovenia (8%), Poland( 21%) và Croatia (19%). Thổ Nhĩ Kỳ, Nga và Ba Lan được dự báo sẽ là những thị trường phát triển nhanh nhất từ 2011 đến 2015.
Một cuộc khảo sát cho thấy khoảng 48.6% các doanh nghiệp mua ít nhất một hình thức bảo hiểm nhân thọ liên quan đến tiết kiệm hưu trí hoặc sản phẩm liên kết với ngân hàng và 45.5% doanh nghiệp mua bảo hiểm tai nạn trị giá 41.6 tỷ EUR và 167.5 tỷ EUR cho bảo hiểm y tế.
Riêng mảng bảo hiểm phi nhân thọ phát triển chậm trong sự nỗ lực cung cấp sản phẩm bảo hiểm cho hộ gia đình, tuy nhiên phát triển không mạnh mẽ.
Trong năm 2010, Bancassurance không phát triển mạnh ở mảng bảo hiểm phi nhân thọ khi chiếm không tới 10% trong tổng doanh thu bảo hiểm ở tất cả các nước tại châu Âu. Thị phần cao nhất là ở Thổ Nhĩ Kỳ (9.7%), Bồ Đào Nha(9.3%),
Anh(9.9%), Pháp(9.0%), Hà Lan (8%) và các quốc gia khác còn thấp hơn 5% ngoại trừ Bỉ (5.8%). Các quốc gia có Bancassurance phát triển mạnh như Pháp, Bồ Đào
Nha, Tây Ban Nha cũng không đảm bảo sự thành công của kênh này trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ.
Tỷ lệ trên không gia tăng nhiều như trước vì thị trường bảo hiểm đã bảo hoà, các công ty bảo hiểm chủ yếu duy trì doanh thu và lợi nhuận ổn định, tìm kiếm khách hàng cũ thay thế cho những hợp đồng đáo hạn và hết hiệu lực. Tuy nhiên, phải nói rằng nguồn thu từ Bancassurance tại các quốc gia đang phát triển mảng dịch vụ này là một con số khổng lồ.
- Bancassurance tại Mỹ: Sự thành công của bancassurance ở châu Âu đã tạo thêm
động lực để thông qua việc chấp thuận dự luật Gramm-Leach-Bliley (GLB) vào 1999. Trước đó, Đạo luật Glass-Steagall đã ngăn chặn mối quan hệ sở hữu giữa các ngân hàng, công ty bảo hiểm và công ty chứng khoán, cũng như việc bán hầu hết các sản phẩm bảo hiểm thông qua hầu hết các kênh ngân hàng.
Trong báo cáo của mình, Hiệp hội bảo hiểm ngân hàng Hoa Kỳ (ABIA) đã công bố con số tăng trưởng doanh thu khá ấn tượng với hơn 80 tỷ USD (riêng với sản phẩm bancassuarance) trong năm 2005. Các công ty bảo hiểm lớn như Nationwide, MetLife và Hartford là các nhà cung cấp sản phẩm chính cho các ngân hàng. Mặt khác, thị phần bảo hiểm nhân thọ 2005 của ngân hàng ước tính chỉ dừng lại ở mức khiêm tốn là 2%, trái ngược hoàn toàn với dự đoán 10-20% trong dự báo của các công ty tư vấn hàng đầu. Bảo hiểm chỉ đóng góp 6,6% thu nhập ngoài lãi cho các ngân hàng Mỹ nào thực hiện bán bảo hiểm. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng phí bảo hiểm hàng năm của bancassurance trong giai đoạn 2000-2002 vượt quá 20%, đã giảm xuống còn 2,6% trong năm 2005.
Doanh thu thuần của việc bán hàng này chỉ chiếm 5-8% trong tổng doanh thu môi giới của ngân hàng, trong khi ít hơn 1% của khách hàng bán lẻ của các ngân hàng thực hiện mua bảo hiểm từ ngân hàng của họ. Thu nhập bình quân từ bảo hiểm nhân thọ và tiếp thị bảo hiểm y tế trong năm 2004 chỉ khiêm tốn ở mức 2,33 USD cho mỗi hộ gia đình ( hiện đang là khách hàng của ngân hàng).Trong năm 2005, doanh
số tăng trưởng bảo hiểm nhân thọ cá nhân và bảo hiểm y tế chỉ đóng góp khoảng 4%.
Năm 2008, Hiệp hội bảo hiểm qua ngân hàng tại Mỹ đã có một báo cáo rằng hơn 96% các ngân hàng đang phân phối sản phẩm bancassurance và đây được xem là nguồn doanh thu đặc biệt quan trọng. Tổng doanh thu từ bảo hiểm tăng 9.5% tương đương với 23.7 tỉ USD trong nửa năm đầu của 2008 so với 21.7 tỉ USD trong cùng kỳ năm 2007. Hiện tại, CitiGroup( NY), Wells Fargo & Company, BB & T
Corporation là những tập đoàn bảo hiểm dẫn đầu thị trường về doanh thu phí bảo hiểm trên thị trường Bancassurance.