Năm 2017, doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ đạt 41.594 tỷ đồng, tăng 12,83% so với năm 2016. Phần lớn thị phần doanh thu phí bảo hiểm tập trung vào 5 doanh nghiệp hàng đầu gồm: Bảo Việt (19,36%), PVI (16,08%), Bảo Minh (8,16%), PTI (7,71%), Pjico (6,28%). 25 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh phi nhân thọ nước ngoài tại Việt Nam còn lại chiếm 42,41% thị phần doanh thu phí.[19]
Hình 2.7: Thị phần doanh thu phí bảo hiểm năm 2017
- Tốc độ tăng trưởng của các nghiệp vụ bảo hiểm:
Năm 2017, doanh thu phí bảo hiểm gốc của phần lớn các nghiệp vụ đều tăng so với năm 2016, trong đó có một số nghiệp vụ có tốc độ tăng trưởng cao là: Bảo hiểm sức khỏe tăng 26,67%; Bảo hiểm cháy, nổ tăng 16,68%; Bảo hiểm trách nhiệm tăng 16,18%; Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính tăng 15,07%; Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh tăng 11,12%; Bảo hiểm xe cơ giới tăng 10,13%; Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại tăng 5,66%; Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển tăng 5,61%; Bảo hiểm
nông nghiệp tăng 1,13%. Tuy nhiên, nghiệp vụ Bảo hiểm hàng không giảm 9,74%; Bảo hiểm bảo l.nh giảm 4,73% và Bảo hiểm thân tàu và TNDS chủ tàu giảm
3,75%.[19]
Hình 2.8: Doanh thu phí bảo hiểm gốc theo nghiệp vụ giai đoạn 2016 – 2017
- Cơ cấu phí bảo hiểm theo nghiệp vụ:
Năm 2017, nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới chiếm tỷ trọng lớn nhất (32%), tiếp đến là bảo hiểm sức khoẻ (29,39%); bảo hiểm tài sản và thiệt hại (14,39%), bảo hiểm cháy nổ (7,85%),bảo hiểm hàng hoá vận chuyển (5,63%), bảo hiểm thân tàu và TNDS chủ tàu (5,51%); bảo hiểm trách nhiệm (2,25%), bảo hiểm hàng không (1,68%). Một số nghiệp vụ bảo hiểm vẫn chiếm tỷ trọng thấp như bảo hiểm thiệt hại kinh doanh (0,61%), bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính (0,53%), bảo hiểm nông nghiệp (0,11%), bảo hiểm bảo lãnh (0,06%).[19]