Những năm gần đây thị trường Bancassurance bắt đầu sôi động, cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm ngày càng quyết liệt, để thích nghi với thị trường các doanh nghiệp hoạt động trong ngành cần phải đưa ra những chiến lược mới:
Đầu tiên, chưa có nhiều các sản phẩm chuyên biệt, đặc thù dành cho kênh phân
phối Bancassurance. Hiện nay, trên 90% doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ của thị trường Việt Nam là từ các sản phẩm tiết kiệm, do vậy tạo ra sự cạnh tranh trực tiếp đối với tiết kiệm ngân hàng. Đấy cũng là một trong những lý do khiến ngân hàng không mấy mặn mà trong việc bán sản phẩm bảo hiểm.
Thứ hai, Bancassurance đòi hỏi phải được thiết lập dựa trên nền tảng công nghệ
hiện đại, nhưng có thể nói đây là điểm yếu của các ngân hàng và công ty bảo hiểm tại Việt Nam.
Thứ ba, Bancassurance sẽ gắn liền thương hiệu của ngân hàng với thương hiệu của
các công ty bảo hiểm. Do đó, nếu xảy ra những trường hợp như: Công ty bảo hiểm làm ăn kém hiệu quả, gian dối, đội ngũ nhân viên của các công ty bảo hiểm không chuyên nghiệp, giao tiếp với khách hàng vụng về,… sẽ ảnh hưởng nhất định đến tâm lý của khách hàng và sự tín nhiệm của khách hàng đối với thương hiệu của
ngân hàng. Điều này có thể gây tâm lý e dè của một số ngân hàng trước khi hợp tác với các công ty bảo hiểm.
Thứ tư, thực hiện chế độ đãi ngộ nhân viên, kết hợp với doanh nghiệp bảo hiểm để
có những động viên về mặt vật chất đối với những nhân viên có năng lực trong công tác bàn hàng và cấp quản lý.
Thứ năm, do trình độ của nhân viên ngân hàng còn chưa đáp ứng được yêu cầu khi
triển khai kênh phân phối này. Nhân viên ngân hàng không được đào tạo đầy đủ về nghiệp vụ bảo hiểm nên rất khó khăn trong việc tư vấn cho khách hàng mua bảo hiểm và nếu tư vấn không đúng đắn thì rất dễ khiến cho khách hàng hiểu nhầm về lợi ích của sản phẩm cũng như ngộ nhận về quyền lợi bảo hiểm từ đó kéo theo các hệ quả như tranh chấp, kiện tụng gây mất uy tín cho cả ngân hàng và công ty bảo hiểm.