Bancassurance tại Châ uÁ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động bancassurance tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu ACB (Trang 30 - 33)

- Tại Châu Á, hoạt động bancassurance ra đời muộn màng hơn do thị trường tài chính chưa phát triển ở trình độ cao và còn bị ràng buộc bởi những chính sách cứng nhắc. Tuy vậy, trong những năm gần đây, cùng với việc áp dụng chính sách tự do hoá thị trường tài chính, với hệ quả là sự thâm nhập mạnh mẽ của các công ty bảo hiểm quốc tế, hoạt động bancassurance tại Châu Á đã đạt được những tăng trưởng ngoạn mục ở nhiều thị trường như Malayxia, In-đô-nê-xia…, đặc biệt là tại Hàn Quốc, Hồng Kông với sự thành công của nhiều công ty bảo hiểm. Theo đánh giá của Swiss Re, đến năm 2006, bancassurance có thể chiếm tới 13% tổng phí BHNT và 6% tổng phí bảo hiểm phi nhân thọ tại Châu Á. Năm 2004, tỷ lệ khách hàng của ngân hàng có hợp đồng bảo hiểm với ngân hàng ở Châu Á từ 2 -10% trong khi tỷ lệ này ở Châu Âu là 25-30% (theo The Asian Banker, 2004).

Ở Nhật Bản, các công ty bảo hiểm thâm nhập vào khoảng hơn 120 ngân hàng tuy nhiên điều luật về Bancassurance lại chưa phát triển xứng tầm với tốc độ phát triển của ngành. Lãi suất ngân hàng giai đoạn này còn thấp do đó các chính sách bảo hiểm nhân thọ chưa thật sự cạnh tranh.

Tại Hàn Quốc và Đài Loan, thị trường Bancassurance cực kỳ năng động và nắm giữ thị phần lớn hơn 50% ( 66% đối với Đài Loan), cung cấp một sự đa dạng trong chủng loại sản phẩm.

Các nước đang phát triển khác như Việt Nam hoặc Thái Lan, mức độ thâm nhập còn thấp mặc dù tốc độ tăng trưởng cao.

Tại Trung Quốc, các quy định về Bancassurance ra đời vào năm 2003 đã gây nên một sự bùng nổ về doanh số bán hàng của các ngân hàng. Một số ngân hàng lớn sử dụng 30 nhà cung cấp khác nhau đối với bảo hiểm nhân thọ và có đến 10 nhà cung cấp về bảo hiểm tài sản và tai nạn.

Tại Đài Loan, mô hình công ty liên doanh ra đời giữa các ngân hàng lớn và các công ty nước ngoài trong hai ba năm trở lại đây (ví dụ như ngân hàng Taiwan và PNP Paribas Cardif, First Commercial Bank và Aviva). Ở Đài Loan, 38% sản phẩm bảo hiểm phân phối được thực hiện thông qua ngân hàng vào năm 2005 và đang tiếp tục tăng trưởng.Theo thống kê về thu nhập từ phí bảo hiểm nhân thọ ở Đài Loan, 2005 cho thấy số phí bảo hiểm thu từ Bancassurance là 37,5% (8,3 triệu USD) tổng phí của năm(15,8 triệu USD), trong khi từ hoạt động bán lẻ cá nhân chiếm 58,5%, và 4% cho các đại lý và môi giới bảo hiểm.

Ở Malaysia, Bancassurance chiếm 51% về thu phí bảo hiểm mới trong năm 2004 với mức thị phần xấp xỉ 49% vào năm 2007, bancassurance đã vượt kênh phân phối đại lý và trở thành kênh phân phối chủ đạo tại nước này.

Theo báo cáo của LIMRA( Tổ chức nghiên cứu và marketing về bảo hiểm nhân thọ) vào năm 2009, tại Indonesia năm hoạt động tích cực nhất là năm 2003 khi sáu trong số những công ty tham gia bắt đầu bán các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ cá nhân thông qua kênh ngân hàng. Phần lớn các công ty tham gia (11 công ty) bán các sản phẩm bảo hiểm đóng phí một lần vào năm 2008. Các sản phẩm bổ sung gồm các

sản phẩm bảo hiểm tử kỳ (8 công ty) và bảo hiểm hỗn hợp (7 công ty). 6 công ty bán sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị/nhân thọ biến đổi và bảo hiểm nhân thọ trọn đời. Các sản phẩm khác được bán thông qua kênh ngân hàng bao gồm kế hoạch y tế, kế hoạch cho con cái, sản phẩm tiết kiệm, bảo hiểm tai nạn và sức khỏe, tai nạn cá nhân, kế hoạch hưu trí. Những sản phẩm này đóng góp gần 9% doanh thu phí bảo hiểm cá nhân mới khai thác năm 2008.

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Nội dung chương 1 trình bày tổng quan lý thuyết, trình bày khái quát định nghĩa, khái niệm về Bancassurance, liệt kê ra những lợi ích của hoạt động phát triển

Bancassurance đối với ngân hàng và doanh nghiệp bảo hiểm, trong đó có lợi ích mà ngân hàng, doanh nghiệp đặt biệt chú trọng là “giảm thiểu rủi ro” hoạt động kinh doanh của ngân hàng và khách hàng của chính ngân hàng. Đồng thời nêu những mô hình liên kết đã và đang áp dụng giữa các ngân hàng và doanh nghiệp bảo hiểm.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG BANCASSURANCE TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU – ACB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động bancassurance tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu ACB (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)