Hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động bancassurance tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu ACB (Trang 34 - 40)

- Tình hình khai thác hợp đồng bảo hiểm mới

Trong năm 2017, số lượng hợp đồng khai thác mới của các sản phẩm bảo hiểm chính đạt 1.964.262 hợp đồng, tăng 27,64% so với năm 2016. Trong đó, số lượng hợp đồng bảo hiểm cá nhân đạt 1.963.970 hợp đồng, số lượng hợp đồng bảo hiểm nhóm đạt 292 hợp đồng tương ứng với số lượng thành viên trong nhóm được bảo hiểm là 140.605 người.

Tổng doanh thu phí bảo hiểm của các hợp đồng khai thác mới của các sản phẩm bảo hiểm chính đạt 22.552 tỷ đồng, tăng 28,88% so với năm 2016.

Tổng số tiền bảo hiểm tương ứng đạt 579.687 tỷ đồng, tăng 35,26% so với năm 2016. Bình quân số tiền bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm cá nhân chính khai thác mới trong năm 2017 đạt 286,4 triệu đồng. Số tiền bảo hiểm nhóm b.nh quân đạt 59,19 tỷ đồng, tương ứng với 122,9 triệu đồng/thành viên.[19]

Về thị phần doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới (bao gồm cả bảo hiểm bổ trợ), Bảo Việt nhân thọ chiếm 20,60%; Prudential chiếm tỷ trọng 18,34%; Dai-ichi chiếm 16,11%; Manulife chiếm 13,75%; AIA chiếm 10,50%; Generali chiếm 4,80%; Chubb chiếm 4,45%; 11 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ c.n lại chiếm thị phần 11,44%. [19]

Hình 2.1: Thị phần doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ 2017

Phí bảo hiểm khai thác mới của nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư chiếm tỉ trọng lớn nhất 55,88% tổng phí khai thác mới toàn thị trường, tiếp theo là nghiệp vụ bảo

hiểm hỗn hợp chiếm 38,79% tổng phí khai thác mới, đứng thứ ba là nghiệp vụ bảo hiểm tử kỳ chiếm 2,10% tổng phí khai thác mới, phí bảo hiểm khai thác mới của những nghiệp vụ bảo hiểm còn lại chỉ chiếm 3,23% tổng phí khai thác mới toàn thị trường.[19]

Hình 2.2: Phí bảo hiểm khai thác mới của các hợp đồng bảo hiểm chính theo nghiệp vụ 2017

Số tiền bảo hiểm của các hợp đồng khai thác mới của nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư dẫn đầu chiếm 76,58% số tiền bảo hiểm toàn thị trường, tiếp theo là nghiệp vụ bảo hiểm hỗn hợp chiếm 14,38% số tiền bảo hiểm toàn thị trường, đứng thứ ba là nghiệp vụ bảo hiểm tử kỳ chiếm 5,61%; số tiền bảo hiểm của các nghiệp vụ c.n lại chỉ chiếm 3,43% số tiền bảo hiểm toàn thị trường. [19]

Hình 2.3: Số tiền bảo hiểm của các HĐBH khai thác mới theo nghiệp vụ 2017

- Các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có hiệu lực.

Trong năm 2017, số lượng hợp đồng có hiệu lực của các sản phẩm bảo hiểm chính đạt 7.380.129 hợp đồng, tăng 15,4% so với năm 2016. Trong đó, số lượng hợp đồng

bảo hiểm cá nhân đạt 7.379.799 hợp đồng, số lượng hợp đồng bảo hiểm nhóm đạt 330 hợp đồng (tương ứng với số lượng thành viên trong nhóm được bảo hiểm là 273.410 người).[19]

Bảng 2.2: Tình hình các hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực giai đoạn 2016 – 2017

Hình 2.4: Doanh thu phí bảo hiểm theo nghiệp vụ năm 2017

Tổng phí bảo hiểm của các hợp đồng có hiệu lực là 66.226 tỷ đồng, tăng 31,15% so với năm 2016. Xét về quy mô tổng doanh thu phí bảo hiểm, các sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp chiếm tỷ trọng phí bảo hiểm cao nhất, chiếm 49,28%; tiếp theo là sản phẩm

bảo hiểm liên kết đầu tư chiếm 47,72%; đứng thứ ba là nghiệp vụ bảohiểm tử kỳ chiếm 1,01% tổng doanh thu phí toàn thị trường, doanh thu phí bảo hiểm của những nghiệp vụ bảo hiểm còn lại chỉ chiếm 1,99% tổng doanh thu phí toàn thị trường.[19]

Hình 2.5: Số tiền bảo hiểm theo nghiệp vụ năm 2017

Số tiền bảo hiểm của nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư dẫn đầu chiếm 74,09% số tiền bảo hiểm toàn thị trường, tiếp theo là nghiệp vụ bảo hiểm hỗn hợp chiếm 21,17% số tiền bảo hiểm toàn thị trường, đứng thứ ba là nghiệp vụ bảo hiểm tử kỳ chiếm 2,22%; số tiền bảo hiểm của các nghiệp vụ c.n lại chỉ chiếm 2,52% số tiền bảo hiểm toàn thị trường.[19]

Hình 2.6: Thị phần tổng doanh thu phí năm 2017

Manulife (12,27%);Dai-ichi (12,16%), AIA (9,51%), Chubb (3,92%), Generali (2,95%), Hanwha (2,32%). Các doanh nghiệp còn lại chiếm 6,02% thị phần tổng doanh thu phí bảo hiểm của các hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực.

- Tình hình trả tiền bảo hiểm

Tổng số tiền bảo hiểm các doanh nghiệp đ. chi trả trong năm 2017 cho các sản phẩm bảo hiểm là 15.947 tỷ đồng; trong đó trả giá trị tiền bảo hiểm gốc là 5.961 tỷ đồng, trả giá trị hoàn lại là 3.412 tỷ đồng, trả tiền đáo hạn là 6.574 tỷ đồng. Số tiền chi trả bảo hiểm tập trung chủ yếu vào các sản phẩm hỗn hợp và bảo hiểm liên kết đầu tư.[19]

Bảng 2.3: Tình hình trả tiền bảo hiểm giai đoạn 2016 – 2017

- Dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ

Cùng với sự tăng trưởng về doanh thu phí bảo hiểm và phát triển hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, tổng dự ph.ng nghiệp vụ bảo hiểm cũng được tăng lên nhằm đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm. Năm 2017, tổng dự ph.ng nghiệp vụ của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đạt 169.341 tỷ đồng, tăng 32,24% so với năm 2016.[19]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động bancassurance tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu ACB (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)