Hiện trạng sử dụng đất đai và tài nguyên rừng khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy hoạch phát triển tài nguyên lâm sản ngoài gỗ tại vùng đệm khu bảo tồn nhiên nhiên kẻ gõ hà tĩnh​ (Trang 38 - 44)

kết quả nghiên cứu và thảo luận

3.2.1.1. Hiện trạng sử dụng đất đai và tài nguyên rừng khu vực nghiên cứu

a) Hiện trạng sử dụng đất đai

Bảng 3-2: Hiện trạng sử dụng đất đai và tài nguyên rừng khu vực nghiên cứu

Mục đích

sử dụng CẩmMỹ HưngCẩm QuanCẩm ThịnhCẩm CẩmSơn CẩmLạc MinhCẩm Tổng(ha)

Tổng diện tích TN 2571,1 1633 3560,4 2795,1 2046,8 2770,2 2374 17750,6 I. Tổng diện tích đất nông nghiệp 1918,9 1024,9 2815,4 2277,4 1844,4 2155,2 1732 13768,2 1. Đất sản xuất nông nghiệp 314,6 457,6 479,1 514,6 809,5 472,9 416,9 3465,2 1.1. Đất trồng cây hàng năm 245,5 364,2 351,1 411,7 414,4 369,4 315,4 2471,7 - Đất trồng lúa 119,3 339,5 346,9 343,8 268,7 287,7 176,9 1882,8 - Đất trồng cây hàng năm khác 126,2 24,7 4,2 67,9 145,7 81,7 138,5 588,9 1.2. Đất trồng cây lâu năm 69,1 93,4 128 102,9 395,1 103,5 101,5 993,5 - Đất trồng cây ăn

quả lâu năm 5 5,8 50,5 61,3

- Đất trồng cây lâu năm khác 69,1 93,4 128 97,9 389,3 53 101,5 932,2 2. Đất lâm nghiệp 1576,7 548,3 2330,4 1759,3 1031,1 1682,3 1310 10238,1 2.2. Đất RPH 129,2 759,9 409,4 1014,3 1133 3445,8 - Đất có rừng TN 60,8 337,1 64,7 154,6 61 678,2 - Đất có rừng trồng 313,3 329,2 541,8 544,8 1729,1 - Đất chưa có rừng 68,4 109,5 15,5 317,9 527,2 1038,5 2.3. Đất RSX 1448 548,3 2330,4 999,4 621,7 668 177 6792,3 - Đất có rừng TN 274,8 32,7 413,5 71 31,1 4,5 827,6 - Đất có rừng trồng 1015 452,6 1493,9 636,2 452,9 571 177 4798,6 - Đất chưa có rừng 157,7 63 423 292,2 137,7 92,5 1166,1 3. Đất NTTS 27,6 19 5,9 3,5 3,8 5,1 64,9 II. Đất phi NN 248,2 308,9 339,7 156,3 165,1 156,8 485,4 1860,4 III. Đất chưa SD 404 299,2 405,3 361,4 37,3 458,2 156,6 2122

(Nguồn: Đoàn Điều tra và Quy hoạch Nông lâm nghiệp tỉnh Hà Tĩnh, 2006)

Qua số liệu điều tra khảo sát, chúng tôi đã thống kê được hiện trạng sử dụng đất đai của khu vực nghiên cứu. Chi tiết cụ thể được thể hiện ở bảng 3-2 trên.

Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn nghiên cứu là 3.465,2 ha chiếm 19,52% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó đất trồng cây hàng năm là 2.471,7ha chiếm 13,92% tổng diện tích đất tự nhiên và đất trồng cây lâu năm 993,5 ha chiếm 5,6% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đất trồng cây hàng năm chủ yếu là đất trồng lúa nước 1.882,8 ha và đất trồng cây hàng năm khác 588,9 ha. Trong đất trồng cây lâu năm gồm có đất trồng cây ăn quả lâu năm như Cam bù, Cam chanh, Bưởi Phúc Trạch,… là 61,3 ha và đất trồng cây lâu năm khác là 1.004,8 ha.

Theo số liệu điều tra thu thập được, năng suất của các loại cây trồng trong sản xuất nông nghiệp thấp, năng suất lúa trung bình đạt 3 - 3,5 tấn/ha, thậm chí có nơi như ở xã Cẩm Sơn năng suất lúa chỉ khoảng 1,5 tấn/ha, năng suất sắn, khoai 40tạ/ha, lạc xuân 14 tạ/ha, v.v…(Phòng thống kê huyện Cẩm Xuyên, 2006). Chính vì vậy mà thực tiễn áp lực về an ninh lương thực ở các xã nghiên cứu là rất cao, các hộ gia đình nghèo hầu như năm nào cũng thiếu lương thực. Nguyên nhân chính là do điều kiện sản xuất nông nghiệp khó khăn, đất đai bạc màu, nghèo dinh dưỡng, khí hậu khắc nghiệt, kỹ thuật canh tác lạc hậu, chưa chú trọng thâm canh,… nên năng suất cây trồng thấp dẫn đến thiếu lương thực, thu nhập thấp và nghèo đói. Chính sự nghèo đói, thiếu lương thực là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc người dân vào rừng khai thác gỗ, LSNG một cách không bền vững, họ chỉ nghĩ đến nhu cầu trước mắt chứ chưa thể nghĩ đến lâu dài. Đây là một thách thức không nhỏ đối với các cấp chính quyền ở địa phương.

Diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn là 10.238,1ha chiếm tới 57,68% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó diện tích đất rừng phòng hộ là 3.445,8ha chiếm 19,41% tổng diện tích đất tự nhiên, diện tích đất rừng sản xuất là 6.792,3ha chiếm 38,27% tổng diện tích đất tự nhiên. Nhìn chung phần lớn diện tích rừng đã được quy hoạch vào rừng phòng hộ và rừng sản xuất, diện tích đất trống còn nhiều. Trong vùng, diện tích các khu rừng phục hồi tái sinh, rừng cây bụi xen gỗ khá rộng lớn bao gồm nhiều loài cây gỗ và rất đa dạng các loài cây lâm sản ngoài gỗ và gỗ. Nhưng do chưa có các chính sách quản lí phù hợp và còn chồng chéo nên việc khai thác khu vực này đang xảy ra bừa bãi, thậm chí đã có những người dân vào chiếm đất làm trang trại như một số hộ ở xã Cẩm Mỹ. Chính vì vậy mà các trạng thái rừng tự nhiên này đang có xu hướng nghèo đi, hầu như

không kịp phục hồi, làm cho tài nguyên LSNG ngày càng cạn kiệt, ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người dân và các tác động xã hội khác.

Cơ cấu cây lâm nghiệp ở rừng trồng chủ yếu là Thông, Keo, Bạch đàn, đôi khi xen kẽ một số LSNG và cây bụi. Theo người dân, Bạch đàn là loại cây không thích hợp và ảnh hưởng đến chất lượng đất cũng như năng suất cây trồng của địa phương (ví dụ Sắn cho củ nhỏ hơn khi trồng trên đất có Bạch đàn). Họ rất muốn chuyển đổi cây này bằng các loài cây gỗ hoặc phi gỗ giống bản địa. Bên cạnh đó là diện tích gây trồng LSNG hiện còn rất ít, chỉ mới rãi rác trên các vườn nhà, vườn đồi của các hộ gia đình. Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế cho thấy, hiện nay xu hướng gây trồng phát triển các loài LSNG trong người dân đang không ngừng tăng lên. Đây là những tín hiệu khả quan cho công cuộc phát triển sản xuất bền vững tài nguyên LSNG trên địa bàn nghiên cứu.

Nhìn chung, qua thực tế điều tra khảo sát cho thấy, việc sử dụng đất đai ở khu vực nghiên cứu còn lãng phí, phương thức canh tác còn lạc hậu, tốc độ suy thoái đất diễn ra khá nghiêm trọng. Tình trạng quảng canh còn nhiều, tiềm năng sinh vật và đất đai chưa được khai thác phát huy, mặt khác nhiều loài động thực vật quý hiếm đã và đang bị mất dần do sự khai thác bừa bãi và thiếu ý thức của người dân địa phương. Thực tế hiện tại người dân sống ở gần rừng núi trên địa bàn vẫn khai thác lợi dụng rừng là chính chứ chưa coi nghề rừng là một nghề mang lại thu nhập chính cho gia đình mình, diện tích gây trồng LSNG còn rất ít. Đó chính là mối đe doạ lớn nhất đối với việc bảo vệ, duy trì và phát triển tài nguyên rừng, tài nguyên LSNG trên địa bàn nhằm đảm bảo nguồn nước, môi trường và cuộc sống của người dân. Vì vậy, làm thế nào để vừa bảo vệ, phát triển được tài nguyên rừng, vừa cải thiện được chất lượng cuộc sống của người dân, làm thế nào để những người dân sống gần rừng trên địa bàn sống được dựa vào rừng? Đó là những vấn đề hết sức cấp bách nhưng cũng không dễ gì giải quyết đối với các cấp chính quyền địa phương ở khu vực nghiên cứu, đòi hỏi phải có sự tham gia tích cực của các cấp các ngành.

b) Thực trạng tầng cây gỗ

Tầng cây gỗ bao gồm các loài cây chiếm tầng trên của rừng, có tác dụng chủ đạo trong việc hình thành tiểu hoàn cảnh rừng, một nhân tố quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của các sinh vật rừng, trong đó có các loài LSNG, vì vậy việc

nghiên cứu hiện trạng và tiềm năng của LSNG không thể tách rời với việc nghiên cứu cấu trúc và sinh trưởng của tầng cây gỗ. Ngoài ra trong thành phần của tầng cây gỗ còn có những loài thực vật đa tác dụng, nghĩa là chúng có khả năng cung cấp LSNG. Sau đây là một số chỉ tiêu cấu trúc và sinh trưởng quan trọng của tầng cây gỗ (xem bảng 3-3).

Bảng 3-3: Một số chỉ tiêu cấu trúc tầng cây gỗ

Ghi chú: Lxa-Lim xanh, Db-Dẻ bốp, Tr-Trám trắng, B-Bứa, Lxe-Lim xẹt, Tn- Thành ngạnh, St-Sơn ta, Cc-Chân chim, Bs-Ba soi, Rr-Ràng ràng, (Tên khoa học xin xem phần phụ biểu).

Qua bảng 3-3 cho thấy thành phần loài thực vật trong tầng cây gỗ của các đối tượng còn khá phong phú, biến động từ 6 đến 10 loài, thấp nhất ở trảng cây bụi xen gỗ (6 loài), cao nhất ở trạng thái rừng phục hồi IIB (10 loài). Mật độ tầng cây cao cũng biến động từ 94 đến 196 cây/ha, độ tàn che từ 0,3 đến 0,51. Nhìn chung tổ thành thực vật của tầng cây cao khá đa dạng, không giống nhau giữa các trạng thái rừng nghiên cứu, và trữ lượng ở các trạng thái đều thấp từ 14,97 m3/ha ở trạng thái cây bụi xen cây gỗ đến 35,57 m3/ha ở trạng thái rừng IIB (xem bảng 3-4). Đây là do hệ quả của sự khai thác quá mức trong nhiều năm qua làm cho hệ sinh thái rừng không kịp phục hồi mà ngày một nghèo đi.

Về các trạng thái rừng trồng thì cơ cấu cây trồng chủ yếu là Thông, Keo, Bạch đàn được trồng thuần loài; và hỗn loài thì có Thông với Keo, Bạch đàn với

Đối tượng loàiSố chiSố Sốhọ Tổ thành (c/ha)N Độ tànche

Rừng phục hồi (IIB) 10 10 9 1,8Lxe + 1,6Db + 1,4Tn + 1,1St +1,1Lxa + 1Bs + 0,7B + 0,5Rr + 0,5Cc + 0,3Tr 196 0,51

Cây bụi xen gỗ 6 5 5 2,3Db + 2,1Cc + 2Lxe +

1,6Tn + 1B + 1Bs 94 0,3 Rừng trồng Thuần loài 1 1 1 Thông 740 0,65 1 1 1 Keo 871 0,74 1 1 1 Bạch đàn 953 0,67 Hỗn loài 2 2 2 Thông+Keo 907 0,72 2 2 2 Bạch đàn+Keo 759 0,55

Keo. Hiện tại rừng trồng sinh trưởng phát triển trung bình, trữ lượng bình quân thấp nhất là 104,33 m3/ha (Bạch đàn+ Keo) và cao nhất là 221,33 m3/ha (Thông), mật độ từ 759 cây/ha ở rừng hỗn loài Bạch đàn với Keo đến 957 cây/ha ở rừng thuần loài Bạch đàn. Độ tàn che cũng thấp nhất là rừng hỗn loài Bạch đàn với Keo (0,55) và cao nhất là rừng thuần loài Keo. Như vậy, qua số liệu điều tra và cũng qua thực tiễn quan sát cho thấy, hầu hết diện tích rừng trồng hỗn loài Bạch đàn với Keo sinh trưởng kém hơn cả. Hơn nữa, ở diện tích rừng này mật độ thấp, tán thưa, hiệu quả sử dụng đất chưa cao. Thiết nghĩ cần phải trồng các loài cây LSNG như Sa nhân, Hương bài,… dưới tán rừng này để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, nâng cao thu nhập cho người dân.

Bảng 3-4: Một số đại lượng sinh trưởng bình quân tầng cây gỗ

(Nguồn: Kết qủa điều tra trên các ô tiêu chuẩn)

Nhìn chung, rừng ở khu vực nghiên cứu tuy đã được người dân và cộng đồng quan tâm bảo vệ nhưng do sức ép của sự gia tăng dân số, sự nghèo đói nên tình trạng chặt trộm gỗ, khai thác gỗ bừa bãi vẫn tiếp diễn và rừng ngày càng có nguy cơ bị huỷ diệt. Cuộc sống của người dân gặp muôn vàn khó khăn, để có thể sinh tồn và duy trì sự sống họ buộc phải vào rừng khai thác gỗ. Mặt khác nhiều người vẫn có quan niệm gỗ là lâm sản chính không có gì thay thế được. Đây là một trong những trở ngại lớn cho phát triển sản xuất bền vững tài nguyên LSNG ở khu vực nghiên cứu. Cho nên cần phải tìm ra giải pháp để một mặt thay đổi nhận thức và hành động của mọi người trong quản lý và sử dụng tài nguyên rừng, giúp người dân hiểu được rằng gỗ không phải là thứ duy nhất trong rừng để bảo

Đối tượng D1,3

(cm) (m)Dt (m)Hvn (m)Hdc (mM3/ha)

Rừng phục hồi (IIB) 17,4 3,7 13,4 8,3 35,57

Cây bụi xen cây gỗ 14,7 4,0 11,1 6,5 14,97

Rừng trồng Thông 20,6 2,7 16,3 9,1 221,33

Keo 15,5 3,7 14,6 6,3 121,57

Bạch đàn 14,8 2,6 15,6 9,3 115,03

Thông+Keo 15,6 3,1 15,3 7,8 123,41

trợ cho cuộc sống của họ mà còn có nguồn lâm sản khác ngoài gỗ với giá trị to lớn thì mới bảo vệ được tầng cây cao, cây gỗ. Quản lý rừng bền vững, chú trọng phát triển LSNG được xem là một cơ chế mềm dẻo, một giải pháp khả thi và có triển vọng cho địa bàn nghiên cứu.

Tóm lại, tiềm năng về đất đai và tài nguyên rừng, trong đó có tài nguyên LSNG ở khu vực nghiên cứu là hết sức đa dạng, phong phú và đang tiềm ẩn những giá trị hết sức to lớn cần được khai phá để phát triển. Hầu hết diện tích đất trong khu vực Vùng đệm Khu BTTN Kẻ Gỗ là đất lâm nghiệp với nhiều sinh cảnh, trạng thái rừng khác nhau từ rừng tự nhiên, rừng trồng, rừng phục hồi, rừng khoanh nuôi, trảng cây bụi đến đất trống đồi trọc. Đất đai ở đây có nhiều vùng khá thuận lợi cho phát triển cây ăn quả, trồng rừng nguyên liệu cho năng suất cao, trồng cây dược liệu, trồng cây LSNG, cần được nghiên cứu đầu tư khai thác tốt để đưa lại hiệu quả kinh tế. Ngoài ra, các xã vùng đệm còn có tiềm năng đất đai để sản xuất nông lâm kết hợp, kinh tế trang trại nhưng chưa được khai thác triệt để do bị hạn chế về trình độ dân trí, các cơ chế chính sách.

Bên cạnh đó là sự đa dạng về hệ động thực vật của Vùng đệm Khu BTTN Kẻ Gỗ. Theo kết quả điều tra mới nhất đã thống kê được 567 loài thực vật thuộc 117 họ, 367 chi, về động vật có 363 loài động vật không xương sống, 46 loài thú, 270 loài chim, 30 loài bò sát và 17 loài lưỡng thê. Trong đó, theo kết quả điều tra, ở các địa bàn nghiên cứu thuộc Vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ, có hơn 186 loài LSNG của 54 họ thuộc 5 ngành được người dân sử dụng trong gia đình và làm hàng hoá (Xem danh lục LSNG ở phần phụ biểu). Những LSNG này có dạng sống rất khác nhau, từ cây gỗ lớn, gỗ nhỡ, gỗ nhỏ, cây bụi, thảm tươi, dây leo,… đến thực vật phụ sinh, thực vật ký sinh,v.v… và được người dân ở Vùng đệm Khu BTTN Kẻ Gỗ sử dụng vào rất nhiều mục đích khác nhau trong cuộc sống của họ như làm dược liệu, làm lương thực thực phẩm, gia vị, làm đồ thủ công mỹ nghệ, làm cây cảnh, làm củi, nguyên liệu giấy, sợi, lấy tinh dầu, tanin, làm thuốc nhuộm, lấy nhựa, v.v… Đây là những tiềm năng, động lực hết sức quan trọng để bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên LSNG ở khu vực nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy hoạch phát triển tài nguyên lâm sản ngoài gỗ tại vùng đệm khu bảo tồn nhiên nhiên kẻ gõ hà tĩnh​ (Trang 38 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)