Quy hoạch biện pháp khoanh nuôi bảo vệ phục hồi rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy hoạch phát triển tài nguyên lâm sản ngoài gỗ tại vùng đệm khu bảo tồn nhiên nhiên kẻ gõ hà tĩnh​ (Trang 73 - 77)

IV Nhóm nhựa, tinh dầu, cây cảnh,…

g) Chính sách khoa học công nghệ và khuyến lâm

3.4.2.1. Quy hoạch biện pháp khoanh nuôi bảo vệ phục hồi rừng

a) Mục đích khoanh nuôi bảo vệ phục hồi rừng

Khoanh nuôi bảo vệ phục hồi rừng là một trong những giải pháp quan trọng đã được thừa nhận rộng rãi để bảo tồn, xây dựng và phát triển vốn rừng. Trong khi nhiệm vụ phủ xanh đất trống đồi núi trọc và cải biến lớp phủ thực vật nghèo nàn thành những khu rừng giàu có còn rất khó khăn nặng nề cả về kinh tế và kỹ thuật, thì khoanh nuôi phục hồi rừng đã nổi lên như một giải pháp rẻ tiền và ít tốn kém nhất, đồng thời còn mang lại hiệu quả cao. Việc phục hồi rừng bằng giải pháp khoanh nuôi không những khắc phục được những hạn chế của giải pháp trồng rừng mới, vừa tốn kém về đầu tư và phức tạp về kỹ thuật, do hiện nay chúng ta còn biết quá ít về đặc điểm lâm học của những loài cây trồng, nhất là các loài cây bản địa có giá trị kinh tế cao.

Phục hồi rừng bằng con đường khoanh nuôi bảo vệ còn là một giải pháp phù hợp với quy luật của tự nhiên, với khả năng tự duy trì, tự phục hồi của bất kỳ hệ sinh thái rừng tự nhiên nào. Đây cũng là điều kiện và tiền đề quan trọng để thiết lập và duy trì những hệ sinh thái rừng tự nhiên hoặc gần với tự nhiên - những hệ sinh thái

rừng vừa có giá trị kinh tế cao, có nguồn lâm sản đa dạng và phong phú, mà còn có tính ổn định và bền vững về mặt sinh học, mà bất kỳ một hệ sinh thái nào khác cũng không thể sánh được [18].

Biện pháp khoanh nuôi bảo vệ ở đây không phải là biện pháp cấm hoàn toàn sự xâm nhập của con người mà là một biện pháp dạng "bảo tồn có khai thác". Mục đích của chúng ta khi khoanh nuôi bảo vệ là để phục hồi các thành phần của hệ sinh thái rừng, đặc biệt là tầng cây gỗ. Trong quá trình đó ta tiến hành khai thác các LSNG một cách hợp lí, hiệu quả, bền vững, không có sự ảnh hưởng lớn đến quá trình phục hồi rừng. Rõ ràng việc khai thác LSNG thường ít phá huỷ hệ sinh thái hơn so với các dạng sử dụng đất khác. Chẳng hạn, việc khai thác quả sẽ không cần thiết sẽ làm tổn hại đến các cây riêng biệt, việc cắt lá, khai thác nhựa mủ có thể được thực hiện mà không phải chặt hạ cây. Hơn nữa, hầu hết LSNG đều dạng thân thảo, thường chu kỳ sống ngắn, tái sinh phục hồi nhanh chóng, là thành phần phụ của rừng nên việc khai thác LSNG hợp lí sẽ không làm tổn hại đến rừng. Như vậy chúng ta vừa phục hồi được hệ sinh thái rừng vừa thu hoạch được các sản phẩm từ rừng, đó chính là bảo tồn có khai thác.

b) Đối tượng áp dụng biện pháp khoanh nuôi bảo vệ phục hồi rừng

Đối tượng áp dụng biện pháp khoanh nuôi bảo vệ phục hồi rừng là toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp có trạng thái rừng IIB và IC do các hộ dân và cộng đồng dân cư khu vực nghiên cứu quản lý.

Tổng diện tích là 1.957,2 ha, trong đó:

Rừng phòng hộ: IIB là 733,4 ha, IC là 535,5 ha. Rừng sản xuất: IIB là 452,3 ha, IC là 236 ha.

c) Nội dung kỹ thuật

* Bảo vệ: Tuần tra canh gác, phát hiện, ngăn ngừa sự phá hoại của người và gia súc, phát hiện sâu bệnh hại và lửa rừng để có biện pháp ngăn chặn kịp thời.

* Khai thác LSNG: Việc khai thác LSNG trên diện tích quy hoạch khoanh nuôi bảo vệ này vẫn được thực hiện nhưng phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Kỹ thuật khai thác phải hợp lí, hiệu quả, không gây lãng phí, huỷ hoại. Chẳng hạn, khai thác quả thì không được chặt cả cây hay chặt các cành, hái lá thì không được vặt trụi hết hoặc chặt cây, cành, không khai thác một cách huỷ diệt, v.v…

- Khai thác không ảnh hưởng đến các thành phần khác của hệ sinh thái rừng. - Khai thác không vượt quá lượng cho phép, phải đồng đều giữa các LSNG, loài nào nhiều thì khai thác nhiều, loài nào trữ lượng còn ít thì khai thác ít hơn. Nghiêm cấm tình trạng khai thác ồ ạt, xô bồ theo nhu cầu và giá cả thị trường.

Nhìn chung phải khai thác một cách hợp lí, làm sao để vừa có LSNG để cho thu nhập, vừa đảm bảo đủ lượng LSNG để khai thác thường xuyên, và vừa bảo vệ được hệ sinh thái rừng để đảm bảo hệ sinh thái rừng ngày một diễn thế theo chiều hướng đi lên.

* Trồng bổ sung các loài cây LSNG phù hợp để không ngừng nâng cao giá trị của rừng, nâng cao thu nhập cho chủ rừng.

d) Dự toán hiệu quả kinh tế

Kết quả điều tra về sản lượng khai thác hàng năm của một số LSNG chính, phổ biến trong rừng của người dân ở khu vực nghiên cứu như sau (xem bảng 3-13).

Bảng 3-13: Sản lượng khai thác hàng năm của một số LSNG

Loại

LSNG Loài cây Công dụng

Vùng khai thác Mùa khai thác Sản lượng (kg/ha /năm) Người khai thác Dược liệu

Sa nhân Tiêu hoá,

đầy trướng IIB, IC Mùa mưa 30-35 HGĐ

Bổ cốt toái Thuốc bổ IIB Quanh năm 15 -20 HGĐ

Thiên niên

kiện Thấp khớp,đau lưng IIB Tháng 7-12 15 - 20 HGĐ

ích mẫu Chữa mụn

nhọt IIB, IC Mùa Thu 30 - 35 HGĐ

Nhân trần Chữa viêm

gan IIB, IC Tháng 6-10 500 - 600 HGĐ Hà thủ ô Thanh nhiệt,

tiêu độc IIB, IC Mùa Thu 20 - 25 HGĐ

Thủ công

mỹ nghệ

Song bột Đan lát IIB Quanh năm 80 - 90 HGĐ

Mây tắt Đan lát IIB, IC Quanh năm 200 - 300 HGĐ

Qua bảng 3-13 trên cho thấy, sản lượng khai thác LSNG của người dân trong khu vực nghiên cứu còn tương đối cao, hàng năm vẫn đem lại một khoản thu nhập đáng kể cho người dân.

Từ những kết quả điều tra đó kết hợp với phỏng vấn người dân, điều tra thị trường, chúng tôi xây dựng được bảng lượng giá thực vật LSNG cho đối tượng rừng phục hồi ở khu vực nghiên cứu như sau (xem bảng 3-14).

Qua bảng 3-14 cho thấy, từ một khu rừng tự nhiên hiện có (trạng thái rừng IIB), nếu kinh doanh lâm sản ngoài gỗ thì có thể cho mức thu nhập hiện tại là 2.276.583 đ/ha/năm. Nếu cường độ khai thác LSNG không vượt quá ngưỡng trên và có biện pháp bảo vệ tầng cây gỗ để rừng tiếp tục phục hồi theo chiều hướng diễn thế đi lên (trạng thái rừng IIIA1) thì giá trị tiềm năng của LSNG đạt hơn 12 triệu đồng/ha/năm. Mặc dù đây chưa phải là giá trị lớn nhưng cũng không nhỏ (giá trị của LSNG có thể lên đến 200 – 6.000 USD/ha/năm, Peters và cộng sự, 1989). Tuy nhiên, trong điều kiện vùng nông thôn Vùng đệm Khu BTTN Kẻ Gỗ thì đây là một nguồn lợi có ý nghĩa rất thiết thực, nó có thể làm tăng thu nhập cho mỗi người bình quân từ 150.000đ đến 250.000đ so với mức thu nhập hiện tại.

Bảng 3-14: Lượng giá sơ bộ LSNG khu vực nghiên cứu

Trạng thái rừng Nhóm sản phẩm Đơn vị tính Giá trị hiện tại (VNĐ) Giá trị tiềm năng (VNĐ) IIB - Lương thực thực phẩm - Nguyên liệu thủ công mỹ nghệ, công nghiệp - Dược liệu - Đa tác dụng - Các sản phẩm khác đ/ha/năm đ/ha/năm đ/ha/năm đ/ha/năm đ/ha/năm 231.700 547.300 1.146.800 189.200 198.100 1.237.141 3.927.653 5.148.164 611.320 1.513.480

Tổng giá trị/ha đ/ha/năm 2.313.100 12.437.758

IC

- Lương thực thực phẩm - Nguyên liệu thủ công mỹ nghệ, công nghiệp - Dược liệu - Các sản phẩm khác đ/ha/năm đ/ha/năm đ/ha/năm đ/ha/năm 189.400 515.280 689.200 135.900 1.034.521 3.120.754 2.884.613 655.724

Tổng giá trị/ha đ/ha/năm 1.529.780 7.695.612

Tổng giá trị bình quân đ/ha/năm 1.921.440 10.064.629

ở trạng thái rừng IC cũng vậy, hiện tại kinh doanh LSNG có thể cho thu nhập 1.529.780 đ/ha/năm. Nếu khai thác một cách hợp lí, bền vững, khai thác đảm bảo tái sinh, khai thác không vượt quá ngưỡng cho phép và có biện pháp bảo vệ tốt đảm bảo rừng phục hồi theo chiều hướng diễn thế đi lên thì ước tính giá trị tiềm năng của LSNG đạt gần 7,7 triệu đồng/ha/năm.

Như vậy, bình quân một ha diện tích rừng được quy hoạch vào khoanh nuôi trên một năm cho thu nhập gần 2 triệu đồng. Trong khi đó chi phí khoanh nuôi bảo vệ là 100.000 đ/ha/năm. Như vậy lợi nhuận thu được từ LSNG khi thực hiện biện pháp khoanh nuôi bảo vệ này ở khu vực nghiên cứu là gần 1,9 triệu đồng/ha/năm. Đây là một số tiền không nhỏ so với thu nhập bình quân của người dân nơi đây. Nếu tính theo ước lượng giá trị tiềm năng thì lợi nhuận thu được từ LSNG còn cao hơn nhiều.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy hoạch phát triển tài nguyên lâm sản ngoài gỗ tại vùng đệm khu bảo tồn nhiên nhiên kẻ gõ hà tĩnh​ (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)