IV Nhóm nhựa, tinh dầu, cây cảnh,…
b) Thiết kế những nội dung kỹ thuật trồng Sa nhân dưới tán rừng
* Kỹ thuật trồng
- Đối tượng áp dụng: toàn bộ diện tích rừng trồng hỗn giao Bạch đàn và Keo thuộc rừng sản xuất do các hộ dân và cộng đồng dân cư khu vực nghiên cứu quản lý.
- Nhân giống sinh dưỡng:
Trong quần thể Sa nhân trồng hoặc mọc tự nhiên trong rừng, chọn các nhánh non dưới một năm tuổi, nhổ mạnh cho tách khỏi cây mẹ, chặt bỏ bớt phần thân rễ và phần ngọn của thân khí sinh, chỉ để lại khoảng 50cm có mang theo cả thân ngầm và rễ. Xếp và bó gọn khoảng 100 nhánh/ bó, bao bọc xung quanh bằng lá chuối hay lá dong tươi, để nơi đất ẩm (phần gốc xuống dưới), râm mát.
Cây giống sinh dưỡng tốt nhất là nên trồng ngay, song cũng có thể vận chuyển hoặc để được 15-20 ngày nếu giữ ẩm tốt.
- Kỹ thuật trồng:
+ Làm đất: Chặt bỏ toàn bộ cây bụi, dây leo, thảm tươi, cỏ dại. Đào hố 30 x 30 x 15cm, cự ly 1 x 1,5m/ hố theo đường đồng mức. Toàn bộ khâu phát, làm đất cần tiến hành trước khi trồng một tháng.
+ Thời vụ trồng: Trồng vào tháng 7-9 dương lịch, khi mùa mưa bắt đầu.
+ Cách trồng: Bón lót phân chuồng mục vào các hố, mỗi hố 0,5 - 0,7kg (15 - 17tấn/ha). Đặt các nhánh cây con Sa nhân vào hố, lấp đất và phân, trồng sâu 7- 10cm, trồng xong lấp đất dẫm nhẹ và tưới nước vào gốc, phủ xác cỏ vào xung quanh gốc. Lúc trồng chú ý để chồi non nhô lên trên mặt đất. Nên trồng vào những ngày râm mát để tỉ lệ sống cao.
+ Với cự ly trên, mỗi ha có thể trồng được khoảng 6700 khóm Sa nhân. Khi trồng xong nếu gặp hạn thì phải tưới nước. Đối với cây trồng là các nhánh con, tỷ lệ sống đạt trên 80%, cần chú ý phải trồng dặm lại những cây không sống. Sau 20-25 ngày, từ gốc sẽ mọc chồi mới.
- Chăm sóc: Cây Sa nhân có khả năng sinh trưởng và phát triển rất mạnh và ít bị sâu bệnh. Nhưng để có sản lượng cao, cần phải có chế độ chăm sóc đầy đủ cho cây Sa nhân.
+ Chăm sóc Sa nhân chủ yếu là tiến hành phát quang, làm cỏ trong năm đầu, lúc này Sa nhân còn nhỏ rất dễ bị cỏ dại lấn át, nên phải thường xuyên làm sạch cỏ
xung quanh gốc cây, phát bỏ các cây cỏ tái sinh. Sa nhân có hệ rễ mọc nổi trên mặt đất, vì thế trong quá trình chăm sóc không cần vun gốc.
+ Năm thứ hai và năm thứ 7 tiến hành bón phân NPK một lần vào đầu mùa Xuân với liều lượng 0,2-0,3 kg cho một khóm, kết hợp nhổ cỏ dại lấn át.
- Bảo vệ: chú ý bảo vệ không cho trâu bò, gia súc vào phá hoại.
Cây Sa nhân trồng và chăm sóc như trên sau hai năm bắt đầu có hoa quả (tỷ lệ 25 -30%/ tổng số khóm), từ năm thứ ba trở đi tăng dần. Từ năm thứ năm trở đi, ước tính năng suất Sa nhân trồng có thể đạt 0,2 - 0,3 tấn/ ha/ năm [14].
* Khai thác, chế biến và bảo quản
- Việc thu hái quả Sa nhân thường diễn ra giữa mùa hè và mùa thu. Thời gian và cách thu hái quả Sa nhân rất quan trọng, nó sẽ quyết định phẩm chất của dược liệu và ảnh hưởng đến sản lượng vụ sau. Việc thu hái quả Sa nhân phải nhanh, gọn và phải hái đúng lúc, đúng kỹ thuật.
- Thu hái quả Sa nhân khi quả bắt đầu già. Lúc đó trên cụm quả không còn hoa, vỏ quả chuyển đất, gai ở vỏ quả không còn sắc nhọn, bóp mạnh thấy cứng, khi bóc ra thấy khối hạt đầy đặn, hạt màu nâu nhạt.
- Dùng dao, kéo cắt cả chùm quả, sau đó đem về phơi hay sấy ở nhiệt độ 50- 600C cho đến khô. Tách lấy quả (bỏ cuống chung), đóng bao. Quả Sa nhân già có tỉ lệ khô/ tươi vào khoảng 65-70%.
- Bảo quản: Sau khi quả Sa nhân được sấy khô, cho vào thùng gỗ, trong thùng có lót giấy chống ẩm. Mỗi thùng cho khoảng 25kg Sa nhân và phải bịt kín không cho không khí lọt vào. Sa nhân rất dễ hút ẩm, nên khi bảo quản chủ yếu là phải chống ẩm, chống mốc.