Khí hậu thuỷ văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy hoạch phát triển tài nguyên lâm sản ngoài gỗ tại vùng đệm khu bảo tồn nhiên nhiên kẻ gõ hà tĩnh​ (Trang 30 - 31)

kết quả nghiên cứu và thảo luận

3.1.2.3. Khí hậu thuỷ văn

a) Khí hậu: Vùng đệm Khu BTTN Kẻ Gỗ nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu chịu ảnh hưởng của gió Lào Tây Nam khô nóng thổi từ tháng 5 đến tháng 10 và gió Đông Bắc lạnh ẩm thổi từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Vì vậy, khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt: mùa nóng ẩm từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa lạnh khô từ tháng 11 đến tháng tư năm sau.

Lượng mưa trung bình hàng năm 2.700mm chủ yếu tập trung vào các tháng 8, 9,10 với lượng cao nhất khoảng 230 đến 280mm, thấp nhất vào tháng 12 đến tháng 2 với khoảng 30 đến 90mm. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 240C, nhiệt độ tối cao là 400C, nhiệt độ tối thấp là 80C. Nóng nhất trong năm là tháng 6 và tháng 7, lạnh nhất trong năm là tháng 12 và tháng 1. Độ ẩm trung bình hàng năm là 84%.

b) Thuỷ văn: Toàn bộ khu vực được hình thành bởi 7 lưu vực và hệ thống khe suối chằng chịt. Do địa hình cao dốc cùng với chế độ mưa theo mùa nên gây ra biến động lớn về dòng chảy, mùa khô hạn lượng dòng chảy giảm gây ra cạn kiệt ở lòng hồ Kẻ Gỗ, ngược lại về mùa mưa lượng dòng chảy tăng cao đây là nguyên nhân gây ra lũ lụt, xói mòn, sạt lỡ.

Nhìn chung, chế độ khí hậu thuỷ văn trong vùng khá thuận lợi cho phát triển nền nông lâm nghiệp đa dạng với nhiều mô hình canh tác khác nhau. Tuy nhiên cũng có nhiều yếu tố không mấy thuận lợi cho phát triển sản xuất nông lâm nghiệp nói chung và LSNG nói riêng. Đặc biệt là chế độ mưa mùa tập trung thường gây nên lũ lụt, xói mòn, rữa trôi, sạt lỡ, ngập úng về mùa mưa và hạn hán về mùa khô. Bên cạnh đó là gió Lào Tây Nam khô nóng, là vùng thuộc rốn bão, lũ của cả nước,… đã có những ảnh hưởng nhất định đến phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, phát triển sản xuất LSNG trên đại bàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy hoạch phát triển tài nguyên lâm sản ngoài gỗ tại vùng đệm khu bảo tồn nhiên nhiên kẻ gõ hà tĩnh​ (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)