Căn cứ để xây dựng nhiệm vụ quy hoạch phát triển LSNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy hoạch phát triển tài nguyên lâm sản ngoài gỗ tại vùng đệm khu bảo tồn nhiên nhiên kẻ gõ hà tĩnh​ (Trang 68 - 71)

IV Nhóm nhựa, tinh dầu, cây cảnh,…

g) Chính sách khoa học công nghệ và khuyến lâm

3.3.3.1. Căn cứ để xây dựng nhiệm vụ quy hoạch phát triển LSNG

a) Căn cứ vào định hướng bảo tồn và phát triển LSNG thuộc "Chiến lược bảo tồn và phát triển lâm sản ngoài gỗ giai đoạn 2006-2020"của Bộ NN & PTNT

- Tăng cường các biện pháp bảo vệ nội vi (insitu) để bảo vệ các quần thể và các loài lâm sản ngoài gỗ trong các khu rừng đặc dụng; đẩy mạnh biện pháp bảo vệ ngoại vi (exsitu) các loài lâm sản ngoài gỗ đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng trong các vườn thực vật, vườn thú, các trung tâm cứu hộ. Khai thác hợp lý và bền vững các loài lâm sản ngoài gỗ trong rừng tự nhiên dựa trên áp dụng nghiêm ngặt các hướng dẫn, quy trình, quy phạm khai thác lâm sản ngoài gỗ.

- Hình thành các vùng nguyên liệu lâm sản ngoài gỗ với quy mô hợp lý gắn với cơ sở chế biến lâm sản, tạo những sản phẩm đặc trưng cho từng vùng và phù hợp với nhu cầu của thị trường. Đến năm 2020, diện tích gây trồng, tái tạo cây lâm sản ngoài gỗ ít nhất gấp 2 lần so với năm 2004 (tương đương 3 triệu ha- bình quân mỗi năm tăng 10% diện tích), diện tích rừng tự nhiên có khả năng khai thác, thu hái lâm sản ngoài gỗ đạt 2,2-2,5 triệu ha, rừng trồng lâm sản ngoài gỗ đạt 700-800 ngàn ha.

- Tập trung ưu tiên phát triển nhóm sản phẩm từ song mây, tre trúc; chiết xuất tinh dầu và hoá chất có nguồn gốc tự nhiên, dầu nhựa, dược liệu; thực phẩm.

- Khuyến khích các hoạt động tái tạo lâm sản ngoài gỗ trong rừng tự nhiên; trồng cây lâm sản ngoài gỗ trong cơ cấu cây trồng rừng phòng hộ, rừng sản xuất, kể cả việc trồng thuần hoá lâm sản ngoài gỗ trên diện tích đất nông nghiệp. Khuyến khích phát triển các cơ sở gây nuôi sinh sản hoặc trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật rừng được phép kinh doanh và có nhu cầu tiêu thụ trên thị trường quốc tế.

- Về chế biến và thị trường: chú trọng cơ sở chế biến lâm sản ngoài gỗ vừa và nhỏ, làng nghề thủ công truyền thống có sử dụng nguyên liệu lâm sản ngoài gỗ; mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước, đẩy mạnh xúc tiến thương mại để xác định mặt hàng chủ lực làm cơ sở định hướng phát triển vùng nguyên liệu lâm sản ngoài gỗ.

- Có cơ chế, chính sách đồng bộ, thông thoáng, huy động nguồn lực của các thành phần kinh tế kết hợp với sự hỗ trợ của Nhà nước và quốc tế. Khuyến khích cộng đồng tham gia bảo vệ, gây trồng, khai thác, chế biến các nhóm sản phẩm

LSNG theo nguyên tắc bền vững. Nâng cao năng lực và cơ sở vật chất kỹ thuật cho các đơn vị nghiên cứu, đào tạo và phổ cập về lâm sản ngoài gỗ.

- Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về lâm sản ngoài gỗ.

b) Căn cứ vào định hướng bảo tồn và phát triển LSNG ở Hà Tĩnh trong khuôn khổ "Bản kế hoạch hành động về bảo tồn và phát triển LSNG giai đoạn 2007 - 2020"của tỉnh Hà Tĩnh

* Đầu tư bảo vệ và phát triển các loài động, thực vật quy hiếm có nguy cơ tuyệt chủng và suy giảm. Gồm:

+ Thực vật: Dó trầm tự nhiên, Hoàng đằng, Mộc hoa trắng, Song, Mây, một số loài LSNG khác,...

+ Động vật: Voi, Sao la, Hổ, Báo, các loại Vượn, Gà lôi lam, Rùa các loại, Trĩ Hà Tĩnh, Gấu, Bò rừng, Voi,…

* Nhóm thương mại, thị trường: Tăng cường công tác thị trường nhằm tiêu thụ các sản phẩm có thế mạnh như: Trầm Hương, Nhựa Thông, Song, Mây tre đan, Nhung Hươu, Măng (măng tre, nứa), Ba ba, ếch và các loài cây dược liệu,...

* Nhóm gây trồng và chế biến: Trầm hương, Thông nhựa, Tre măng, Mây nếp, Song mật, các loài dược liệu như: Sa nhân, Hoa hoè, Nhân trần, Hoàng đằng, Mộc hoa trắng, Hương bài, Chè vằng, Gừng, Nghệ, Chỉ xác và một số loài dược liệu khác,... Ba ba, ếch, Lợn rừng, Nhím, Hươu, nuôi Ong lấy mật,...

* Về Thể chế:Ban hành, sửa đổi một số chính sách về lâm nghiệp nhằm: - Đưa chương trình phát triển LSNG vào trong chương trình 5 triệu ha rừng. - Sửa lại quy chế hỗ trợ trồng rừng sản xuất, hỗ trợ giống cho dân nuôi trồng Lâm sản ngoài gỗ.

- Tạo điều kiện cấp, thuê, giao khoán đất sản xuất lâm nghiệp. - Cho đầu tư dây chuyền chế biến tinh dầu các loại.

- Khôi phục các làng nghề sản xuất lâm nghiệp truyền thống. - Nghiên cứu khoa học, đánh giá hiệu quả cây Gió trầm.

- Đầu tư hạ tầng cho vùng nguyên liệu, làng nghề, cụm làng nghề và khu chế biến.

* Về Đào tạo:

- Tổ chức tham quan mô hình LSNG cho cán bộ cơ sở.

- Xây dựng quy trình kỹ thuật một số cây trồng chính cần đẩy mạnh phát triển và một số loài con chăn nuôi trình Bộ NN & PTNT xem xét.

c) Căn cứ vào kết quả nghiên cứu phân tích về điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội của Vùng đệm Khu BTTN Kẻ Gỗ ở phần trước của đề tài.

d) Căn cứ vào kết quả phân tích đánh giá về tiềm năng phát triểm LSNG tại Vùng đệm Khu BTTN Kẻ Gỗ ở phần trước của đề tài.

3.3.3.2. Nhiệm vụ quy hoạch phát triển LSNG

- Tiến hành rà soát đất lâm nghiệp, làm rõ ranh giới đất lâm nghiệp giữa UBND các xã với lâm trường Cẩm Xuyên và Khu BTTN Kẻ Gỗ, xác định quyền sử dụng những phần đất chưa có chủ sử dụng, hoàn thành ngay công tác giao đất giao rừng trên địa bàn để người dân và các đơn vị yên tâm phát triển sản xuất kinh doanh.

- Tiếp tục tuyển chọn, xác định cơ cấu cây trồng (bao gồm cả LSNG) hợp lý cho từng loại rừng, từng vùng trên cơ sở phát huy tốt các chức năng phòng hộ, kinh tế của rừng nhằm đem lại hiệu quả sử dụng đất cao nhất.

- Tập trung phát triển lâm sản ngoài gỗ ở những khu rừng sản xuất là rừng tự nhiên và một phần khu rừng tự nhiên phòng hộ bằng khoanh nuôi bảo vệ, gây trồng lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng, xúc tiến tái sinh kết hợp trồng bổ sung cây lâm sản ngoài gỗ; nuôi trồng cây lâm sản ngoài gỗ ở ngoài môi trường rừng.

- Gây trồng và phát triển sản xuất tập trung những loài LSNG có tiềm năng lớn của khu vực như Thông nhựa, Trầm hương, Sa nhân, Hương bài, ích mẫu, Song mây,… tại vườn nhà, vườn rừng, rừng sản xuất, rừng phòng hộ, đất trống đồi trọc để không ngừng nâng cao độ che phủ của rừng, hình thành các vùng nguyên liệu LSNG tập trung cung cấp cho thị trường.

- Điều tra khảo sát các diện tích rừng Thông trên địa bàn có khả năng khai thác nhựa để đựa vào quy hoạch khai thác nhựa thông cung cấp nhựa cho nhà máy chế biến nhựa thông của tỉnh. Tiếp tục mở rộng diện tích gây trồng Trầm hương theo định hướng của tỉnh nhằm nâng cao thu nhập cho người dân đồng thời để đảm bảo cung cấp đủ nguyên liệu cho các nhà máy chưng cất tinh dầu đã và đang được tỉnh cho phép đầu tư xây dựng.

- Tiếp tục hỗ trợ và khuyến khích người dân nhân rộng một số mô hình gây trồng LSNG có hiệu quả cao đã được Dự án LSNG hỗ trợ xây dựng trong mấy năm qua trên địa bàn. Đặc biệt là các mô hình trồng cây LSNG dưới tán rừng trồng như: Sa nhân, Hương bài, Mây tắt,… để vừa sớm đem lại hiệu quả kinh tế vừa phát triển được diện tích rừng nhằm nâng cao độ che phủ, bảo đảm môi trường sinh thái.

- Đầu tư xây dựng các mô hình rừng bền vững và có hiệu quả kinh tế cao với sự tham gia tích cực của người dân: rừng cung cấp LSNG; rừng lương thực, thực phẩm; mô hình sử dụng đất bền vững và có hiệu quả kinh tế cao ở dưới tán rừng, đặc biệt là rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy hoạch phát triển tài nguyên lâm sản ngoài gỗ tại vùng đệm khu bảo tồn nhiên nhiên kẻ gõ hà tĩnh​ (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)