Kết luận tồn tại khuyến nghị 4.1 Kết luận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy hoạch phát triển tài nguyên lâm sản ngoài gỗ tại vùng đệm khu bảo tồn nhiên nhiên kẻ gõ hà tĩnh​ (Trang 107 - 109)

II Rừng Sản xuất

Kết luận tồn tại khuyến nghị 4.1 Kết luận

4.1. Kết luận

1. Với những kết quả bước đầu nghiên cứu, đề tài đã tiến hành đánh giá một cách tổng quát về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu ảnh hưởng đến công tác bảo vệ và phát triển LSNG.

2. Đề tài cũng tiến hành nghiên cứu, đánh giá và cho thấy khu vực nghiên cứu có nhiều tiềm năng để phát triển LSNG, bao gồm:

- Tiềm năng về đất đai, tài nguyên rừng - Tiềm năng về tài nguyên LSNG

- Tiềm năng về con người và kiến thức bản địa - Các chính sách của Nhà nước có liên quan - Các chương trình dự án hỗ trợ vùng đệm - Tiềm năng về thị trường chế biến và tiêu thụ

3. Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu đó, đề tài đã tiến hành quy hoạch phát triển cho một số loài LSNG chủ yếu của khu vực là: Sa nhân, Thông nhựa, Trầm hương với những nội dung quy hoạch như sau:

- Quy hoạch sử dụng đất để phát triển LSNG

- Quy hoạch các biện pháp kinh doanh để phát triển LSNG - Ước tính tổng vốn đầu tư cho phương án quy hoạch

- Dự trù hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của phương án quy hoạch - Lập bản đồ quy hoạch

4. Thông qua các kết quả nghiên cứu, đề tài cũng đã đưa ra một số giải pháp cơ bản để thực hiện được phương án quy hoạch một cách hiệu quả nhất, bao gồm:

giải pháp về tổ chức, giải pháp về vốn, giải pháp về thị trường tiêu thụ và chế biến, giải pháp về khoa học công nghệ và khuyến lâm.

4.2. Tồn tại

Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện đề tài, song do thời gian và trình độ có hạn nên vẫn còn những tồn tại nhất định:

- Do thời gian và kinh phí có hạn, đề tài chỉ tiến hành trên đất lâm nghiệp của các hộ gia đình và cộng đồng dân cư quản lý mà chưa tiến hành được trên các đối tượng khác như đất vườn nhà, vườn đồi,… Ngoài ra, đề tài cũng chỉ mới tiến hành quy hoạch cho một số loài LSNG chính như Thông nhựa, Trầm hương, Sa nhân,… mà chưa tiến hành được cho các loài LSNG khác nữa.

- Đề tài chỉ mới dừng lại ở việc phát hiện tổ thành loài LSNG mà chưa có điều kiện đi sâu điều tra các chuyên đề để phát hiện các quy luật tồn tại và phát triển của các loài LSNG, cũng như mối quan hệ của các loài LSNG với tầng cây cao và các thành phần khác trong các trạng thái rừng khác nhau. Vì vậy, một số phân tích, đề xuất chưa đủ chiều sâu và phần nào còn hạn chế sức thuyết phục.

- Khi nghiên cứu phân tích về giá trị kinh tế đem lại của các biện pháp quy hoạch phát triển LSNG ở một số đối tượng, còn mang tính chủ quan theo các tài liệu khuyến cáo, theo ước tính của người dân nên tính thuyết phục chưa cao.

4.3. Khuyến nghị

Trên cơ sở nội dung, mục tiêu thực hiện của đề tài cũng như những tồn tại đã nêu trên, tôi xin đề xuất một số khuyến nghị như sau:

- Cần tiến hành mở rộng nghiên cứu trên các đối tượng khác như đất vườn nhà, vườn đồi,… cũng như cần phải tiến hành nghiên cứu quy hoạch cho nhiều loài LSNG khác nữa ở khu vực nghiên cứu. Có như vậy mới phát huy hết được tiềm lực đất đai và tài nguyên LSNG ở địa phương.

- Cần tiếp tục đi sâu điều tra các chuyên đề để phát hiện các quy luật tồn tại và phát triển của các loài LSNG, cũng như mối quan hệ của các loài LSNG với tầng cây cao và các thành phần khác trong các trạng thái rừng khác nhau.

- Tiến hành điều tra chi tiết và cụ thể hơn, thu thập thêm số liệu định lượng để tính toán sản lượng và định giá LSNG một cách chính xác hơn nhằm đánh giá đúng đối tượng để có phương án phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy hoạch phát triển tài nguyên lâm sản ngoài gỗ tại vùng đệm khu bảo tồn nhiên nhiên kẻ gõ hà tĩnh​ (Trang 107 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)