Các biến kiểm soát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 40 - 42)

Các biến kiểm soát thể hiện đặc điểm nội tại của ngân hàng và nền kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến khả năng sinh lời bao gồm: mức độ đa dạng hóa thu nhập, quy mô tín dụng, chất lượng tài sản, tăng trưởng kinh tế và lạm phát được mô tả sau đây.

3.4.6.1. Mức độ đa dạng hóa thu nhập của ngân hàng

Trong nghiên cứu, tỷ số tổng thu nhập ngoài lãi trên tổng tài sản bình quân

(NIITA) đại diện cho mức độ đa dạng hóa thu nhập của ngân hàng. Sự sụt giảm

chênh lệch lãi suất huy động và cho vay đồng thời gia tăng rủi ro của hoạt động tín dụng trong giai đoạn kinh tế tài chính thế giới có nhiều biến động đòi hỏi ngân hàng tìm kiếm và phát triển những nguồn thu nhập ngoài lãi bằng cách phát triển hệ thống dịch vụ ngân hàng. Bên cạnh đó, trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, đa dạng hóa và phát triển các dịch vụ ngân hàng, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng sẽ đem lại ưu thế vượt trội, nâng cao khả năng cạnh tranh và khả năng sinh lời của ngân hàng. Trong nghiên cứu các ngân hàng Hàn Quốc giai đoạn 1992 – 2003, Sufian (2011) cho thấy mối tương quan dương giữa tỷ số tổng thu nhập ngoài lãi trên tổng tài sản – một thước đo mức độ đa dạng hóa thu nhập – và khả năng sinh lời. Những ngân hàng có tỷ trọng thu nhập từ các hoạt động ngoài hoạt động tín dụng như cung cấp dịch vụ, kinh doanh ngoại hối càng lớn thì giá trị gia tăng của ngân hàng càng lớn, chất lượng phục vụ khách hàng càng cao. Vì vậy, mức độ đa dạng hóa thu nhập có kỳ vọng tác động cùng chiều với khả năng sinh lời.

3.4.6.2. Quy mô tín dụng

Quy mô tín dụng được đo lường bằng tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản (LTA). Tăng trưởng tín dụng thấp là một trong những nguyên nhân được các NHTM Việt Nam đưa ra để giải thích cho kết quả sụt giảm khả năng sinh lời trong những năm gần đây. Về mặt lý thuyết, lãi suất các khoản cho vay luôn cao hơn lãi suất từ các loại tài sản khác của ngân hàng nên quy mô dư nợ cao sẽ đem lại lợi

nhuận cho ngân hàng (Berger và Mester, 1997). Vì vậy, quy mô tín dụng có kỳ vọng tác động cùng chiều đến khả năng sinh lời.

3.4.6.3. Chất lượng tài sản

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ (NPL) được sử dụng trong mô hình đại diện cho chất lượng tài sản của ngân hàng. Các ngân hàng có danh mục cho vay có quá nhiều khoản vay kém chất lượng, khi phát sinh nợ có vấn đề, ngân hàng phải trích lập dự phòng vào chi phí hoạt động của ngân hàng để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra, từ đó làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Các nghiên cứu thực nghiệm sử dụng tỷ lệ các khoản cho vay có vấn đề trên tổng dư nợ cho vay hoặc tỷ lệ dự phòng trên tổng dư nợ để đo lường chất lượng tài sản đều cho thấy mối quan hệ ngược chiều giữa các tỷ lệ này với khả năng sinh lời của ngân hàng. Girardone và các cộng sự (2004) xác định trình trạng nợ xấu cao đã gây ra sự kém hiệu quả trong hệ thống ngân hàng Italia. Tương tự, Yildirim và Philippatos (2007) thấy rằng tỷ lệ nợ có vấn đề có mối quan hệ với khả năng sinh lời thấp trong giai đoạn chuyển đổi của các ngân hàng Châu Âu (1993 – 2000). Chất lượng tài sản kém với tỷ lệ NPL cao được nhìn nhận như một trong những nguyên nhân làm giảm khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam vì vậy kỳ vọng về mối quan hệ giữa tỷ lệ này và khả năng sinh lời trong nghiên cứu là tương quan âm.

3.4.6.4. Tăng trưởng kinh tế và lạm phát

Điều kiện kinh tế vĩ mô tác động mạnh đến khả năng sinh lời của ngân hàng thông qua nhu cầu tín dụng, gửi tiền và các dịch vụ của ngân hàng. Khi điều kiện kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp và cá nhân giảm nhu cầu tín dụng, giảm khả năng trả nợ của người đi vay, tăng rủi ro tín dụng và chi phí dự phòng cho các khoản nợ có vấn đề từ đó làm giảm khả năng sinh lời của ngân hàng. Ngược lại, một sự cải thiện trong điều kiện kinh tế vĩ mô sẽ cải thiện khả năng thanh toán của khách hàng, tăng nhu cầu tín dụng và sử dụng các dịch vụ thanh toán của ngân hàng từ đó gia tăng lợi nhuận ngân hàng. Các nhân tố tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) và tỷ lệ lạm phát (IFL ) hàng năm được đưa vào mô hình, đại diện cho môi trường

hoạt động của các NHTM. Các NHTM hoạt động trong môi trường tăng trưởng tốt và ổn định sẽ có khả năng sinh lời cao hơn. Vì vậy, nghiên cứu kỳ vọng tương quan dương giữa GDP và tương quan âm giữa tỷ lệ lạm phát và khả năng sinh lời.

Khi đó, mô hình (3.1) sử dụng cho nghiên cứu được viết lại như sau:

, = + + , + , + , + , +

, + , + + + + , (3.2)

, = + + , + , + , + , +

, + , + + + + , (3.3)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)