Lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm trình bày những kết luận trái ngược nhau về mối quan hệ giữa quy mô VCSH và khả năng sinh lời của ngân hàng. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa quy mô VCSH và khả năng sinh lời được trình bày tóm tắt trong bảng 2.4.
Bảng 2.4. Tóm tắt kết quả nghiên cứu trước đây về quy mô VCSH và khả năng sinh lời
Bảng sau đây thể hiện kết quả nghiên cứu trước đây về ảnh hưởng của quy mô VCSH đến khả năng sinh lời. “+” thể hiện mối quan hệ đồng biến với khả năng sinh lời, “-” thể hiện mối quan hệ nghịch biến với khả năng sinh lời.
Tác giả Quốc gia Giai đoạn Khả năng
sinh lời
Naceur (2003) Tunisia 1980-2000 +
Kosmidou (2008) Anh 1995-2002 +
Pasiouras và các cộng sự (2008) 74 nước 2000-2004 - Pepera và các cộng sự (2013) Nam Á 1992-2007 + Ha Vu và Daehoon Nam (2013) Viet Nam 2000-2006 - Thao Ngoc Nguyen và Chris
Stewart (2013) Viet Nam 1999-2009 +
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ danh mục các tài liệu tham khảo
Theo nguyên tắc đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận, quy mô VCSH cao (rủi ro thấp) yêu cầu một lợi nhuận kỳ vọng thấp hơn. Ngược lại, theo lý thuyết phát tín hiệu, một doanh nghiệp có quy mô VCSH cao với rủi ro thấp cho tín hiệu tốt đối với thị trường về giá trị của doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp. Tương tự, lý thuyết chi phí phá sản cho rằng một ngân hàng có tỷ lệ an toàn vốn cao có thể làm giảm chi phí kiệt quệ tài chính bao gồm cả chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp của việc phá sản có nguyên nhân từ nợ và tăng khả năng sinh lời (Kosmidou, 2008). Bourke (1989) đã kết luận mức an toàn vốn có mối tương quan dương với khả năng sinh lời. Một ngân hàng có mức vốn hóa lớn có khả năng tiếp cận nguồn vốn với chi phí và rủi ro thấp. Bên cạnh đó, sự thận trọng của
ban quản trị ngân hàng trong việc duy trì tỷ lệ VCSH trên tổng tài sản cao cũng được thể hiện trong các quyết định về danh mục tài sản của ngân hàng, từ đó cải thiện chất lượng các khoản cho vay và tăng khả năng sinh lời (Rasiah, 2010). Kosmidou (2008) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng Anh giai đoạn 1995 – 2002, Pepera và các cộng sự (2013) nghiên cứu đề tài tương tự ở các nước Nam Á giai đoạn 1992 – 2007, cho thấy sức mạnh về vốn đóng góp lớn trong việc gia tăng khả năng sinh lời của ngân hàng. Kết quả này cũng đồng nhất với các nghiên cứu trước đó (Berger, 1995; Demirguc-Kunt và Huizinga, 1998; Ben Nacuer, 2003; Kosmidou, 2006; Pasiouras và các cộng sự, 2006).
Trong khi đó, Pasiouras và các cộng sự (2008), sử dụng một dữ liệu lớn của 1008 ngân hàng từ 113 nước, phát hiện mối tương quan âm và trọng yếu giữa tỷ lệ vốn và khả năng sinh lời của ngân hàng. Trong bối cảnh Việt Nam, nghiên cứu của Thao Ngoc Nguyen và Chris Stewart (2013) cho kết quả quy mô vốn tự có cao làm tăng lợi nhuận của ngân hàng thì nghiên cứu của Ha Vu và Daehoon Nam (2013) sử dụng mô hình hồi quy Tobit kiểm định các nhân tố thuộc về ngân hàng, sở hữu ngân hàng, môi trường chuyển dịch kinh tế và các nhân tố vĩ mô đến khả năng sinh lời của các ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2000 – 2006 cho thấy “quy mô vốn tự có lớn làm giảm hiệu quả lợi nhuận”.