Nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển Ba kích đến 2020 là rất lớn. Dự kiến phát triển vùng trồng cần trên 100 tỷ đồng, đầu tư nhà máy cần 400-500 tỷ động. Để bảo đảm nguồn vốn thực hiện, ngoài nguồn huy động của doanh nghiệp, Ngân sách tỉnh Quảng Ninh dành nguồn vốn đầu tư cho khoa học và công nghệ để hỗ trợ nghiên cứu và tiếp nhận công nghệ chế biến các sản phẩm cao cấp từ củ Ba kích; nguồn vốn hỗ trợ sản xuất thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới để hỗ trợ phát triển vùng sản xuất cây nguyên liệu Ba kích.
Tóm lại, kết quả nghiến cứu bước đầu đã thể hiện được bức tranh về thực trạng phát triển Ba kích tại Quảng Ninh.
Quảng Ninh là địa phương đầu tiên trong toàn quốc ban hành chính sách khuyến khích phát triển vùng nguyên liệu và phát triển sản phẩm Ba kích. Chính sách đã trở thành đòn bẩy đẩy nhanh tốc độ phát triển vùng nguyên liệu, đến 2015 diện tích là 414 ha. Trong đó đã hình thành được 02 vùng sản xuất tập trung áp dụng 02 phương thức trồng và nguồn giống khác nhau phù hợp với điều kiện đặc thù của từng địa phương. Mô hình trồng thâm canh 102 ha tại xã Thanh Lâm, huyện Ba Chẽ áp dụng kỹ thuật thâm canh cao do Viện Dược liệu – Bộ Y tế chuyển giao, sử dụng cây giống có nguồn gốc invitro do Viện Công nghệ sinh học – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam cung cấp. Mô hình trồng dưới tán rừng tự nhiên 125 ha tại xã Đồng Sơn huyện Hoành Bồ sử dụng quy trình do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh ban hành, sử dụng cây giống có hom. So sánh kết quả của 02 mô hình cho thấy có sự khác biệt về chỉ tiêu sinh trưởng, đặc biệt là về năng suất (năng suất mô hình trồng thâm canh tại Ba Chẽ cao gấp 2,7 lần mô hình trồng dưới tán rừng tại Hoành Bồ). Các mô hình trồng tập trung chưa áp dụng tiêu chuẩn
59
GACP trong sản xuất.
Quảng Ninh chấp thuận phương án quy hoạch được các vùng sản xuất tập trung phát triển cây Ba kích. Ngoài ra, trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của các địa phương cũng quy hoạch diện tích phát triển Ba kích. Đây là cơ sở quan trọng để các địa phương triển khai chính sách hỗ trợ và thu hút doanh nghiệp đầu tư. Tuy nhiên, thực tế công tác quy hoạch này chỉ dựa trên kết quả điều tra của cơ quan lập quy hoạch, không dựa trên đánh giá về điều kiện tự nhiên, điều kiện lập địa, khả năng áp dụng công nghệ của cơ quan có chuyên môn nên việc xác định vùng chưa chính xác.
Năng lực sản xuất giống cây Ba kích của các đơn vị trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh rất lớn, có 02 cơ sở sản xuất giống bằng công nghệ invitro, số lượng cây giống mỗi năm trên 2,3 triệu cây, khả năng cung cấp cao hơn nhu cầu trong tỉnh. Tuy nhiên, chất lượng cây giống là vấn đề cần quan tâm, hầu hết các cơ sở sản xuất giống không có vườn vật liệu đã qua tuyển chọn. Kết quả sử dụng quy trình ươm giống và nguồn giống tại Viện Công nghệ sinh học ở mô hình trồng thâm canh tại xã Thanh Lâm, huyện Ba Chẽ cho thấy, các đơn vị sản xuất giống của Quảng Ninh phải nâng cao chất lượng giống, hoàn thiện công nghệ ươm để hạ thấp tỷ lệ chết đối với cây invitro dưới 10%. Các đơn vị sản xuất giống cần đánh giá nhu cầu của thị trường trong và ngoài tỉnh trước khi lập kế hoạch sản xuất giống. Nhu cầu tiêu thụ cây giống trong tỉnh sẽ giảm và giữ ổn định bình quân 120-150 ha/năm, do đó để duy trì công suất sản xuất thì việc mở rộng thị trường ra ngoài tỉnh là yêu cầu bắt buộc.
Sản phẩm chế biến còn đơn giản, chủ yếu sơ chế thủ công, giá thành cao gần gấp 3 lần Ba kích nhập từ Trung Quốc. Theo tính toán, sản lượng Ba kích thương phẩm tại Quảng Ninh trong năng 2017 sẽ tăng đột biến khi các mô hình sản xuất trập trung bắt đầu khai thác, dự kiếm mối năm khai thác khoảng 120 ha, sản lượng dự kiến đạt khoảng 480 tấn. Tuy nhiên, nhu cầu trong tỉnh
60
hiện tại chỉ đạt trên 33 tấn Ba kích tươi, sản phẩm chủ yếu chỉ có rượu Ba kích, do đó thị trường tiêu thụ sản phẩm sẽ trở thành vấn đề rất lớn trong những năm tiếp theo. Điều này đặt ra cần có những giải pháp căn cơ cho sản phẩm Ba kích, trong đó công nghệ chế biến sản phẩm cao cấp và mở đẩy mạnh xúc tiến thương mại là các giải pháp phải sớm thực hiện.
Tình hình bệnh do nấm Fusarium oxysporum đã phát sinh và có dấu hiệu
diễn biến phức tạp. Chủng nấm này tồn tại trong đất và phát tán qua đường nước nên việc xử lý gặp rất nhiều khó khăn, nếu không có giải pháp kịp thời sẽ gây thiệt hại rất lớn cho người dân và doanh nghiệp.
61
KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ