Thực trạng kỹ thuật sản xuất cây giống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững cây ba kích (morinda officinalit how) tại quảng ninh​ (Trang 34 - 39)

Để đánh giá rõ thực trạng sản xuất giống cây Ba kích trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, đề tài đã điều tra phỏng vấn trực tiếp tại 06 đơn vị: Trung tâm KH&SX lâm nông nghiệp Quảng Ninh (Quảng Yên); Công ty cổ phần Agritech và Công ty Cổ phần Đông Sơn Xanh (Hoành Bồ); Hợp tác xã Toàn Dân và Công ty cổ phần phát triển rừng bền vững (Ba Chẽ); Công ty TNHH nuôi trồng, chế biến dược liệu Đông Bắc (Cẩm Phả). Trong 06 đơn vị điều tra có 01 đơn vị đã dừng hoạt động sản xuất giống cây Ba kích (Công ty cổ phần phát triển rừng bền vững (Ba Chẽ)). Kết quả nghiên cứu thực trạng sản xuất giống cây Ba kích trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh được tổng hợp trong bảng 3.4.

Bảng 3.4. Thực trạng kỹ thuật sản xuất cây giống

TT Tên đơn vị Phương pháp SX

Vườn vật

liệu Quy trình

Số cây sản xuất/năm 1 Trung tâm KH và SX lâm

nông nghiệp

Invitro Có Áp dụng quy trình do Viện Công nghệ sinh học hỗ trợ

500.000

2 Công ty cổ phần Agritech

Invitro Không Quy trình công nghệ do Viện Sinh thái rừng và Môi trường, ĐH Lâm nghiệp chuyển giao Đang SX thử nghiệm (dự kiến 1.000.000 cây) 3 Công ty cổ phần Đông Sơn Xanh

Giâm hom Có Quy trình công nghệ do Viện Dược liệu

300.000

4 Công ty cổ phần chế biến dược liệu Đông Bắc

Giâm hom Không Quy trình công nghệ do Viện Dược liệu chuyển giao

15.000

5 Hợp tác xã Toàn Dân Ươm cây từ giống invitro

Không Quy trình công nghệ do Viện Dược liệu chuyển giao

27

Kết quả nghiên cứu cho thấy:

- Trong số 05 đơn vị sản xuất giống cây Ba kích có 02 đơn vị đã đầu tư hệ thống nhà nuôi cấy mô hiện đại để triển khai công nghệ invitro, 02 đơn vị áp dụng kỹ thuật giâm hom và 01 đơn vị áp dụng kỹ thuật ươm cây từ cây invitro để trong sản xuất giống cây Ba kích, hầu hết các công nghệ sản xuất giống đều được thực hiện thông qua chuyên giao hoặc hỗ trợ của của các Viện nghiên cứu, trường Đại học nên năng lực làm chủ công nghệ sản xuất giống là khá tốt.

- Kỹ thuật sản xuất giống bằng công nghệ invitro: Được thực hiện tại

Trung tâm KH&SX lâm nông nghiệp Quảng Ninh và Công ty cổ phần Agritech. Về cơ bản quy trình sản xuất và các chỉ tiêu kỹ thuật là giống nhau:

+Mô chọn để nuôi cấy thường là các chồi đỉnh, chồi bên... có khả năng tái sinh cao trong ống nghiệm, sạch bệnh, giữ được các đặc tính quý của cây mẹ.

+ Mẫu mô được đưa vào nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng nhân tạo thích hợp để tái sinh mô cấy.

+ Các mẫu mô nuôi cấy nếu không bị nhiễm khuẩn, nấm hoặc virus sẽ được lưu giữ ở phòng nuôi cấy với điều kiện nhiệt độ, ánh sáng phù hợp.

+ Sau một thời gian nhất định, từ mẫu nuôi cấy ban đầu sẽ xuất hiện các chồi, cụm chồi, rễ. Các mẫu này sẽ tiếp tục được nuôi trong ống nghiệm để phát triển cân đối về thân, lá, rễ đạt tiêu chuẩn của một cây giống.

+ Cây từ ống nghiệm sẽ được đưa ra vườn ươm, ở giai đoạn này cây con được chăm sóc với trình chiếu sáng, dinh dưỡng và giữ nước, điều kiện cách ly bệnh đặc biệt để cây con thích nghi với điều kiện sống ở môi trường vườn ươm, sao cho cây giống đạt tỷ lệ sống cao nhất.

+ Cấy được cấy ra bầu đất có kích thước 8cm x 15cm và chăm sóc trong nhà lưới đến khi đạt chiều cao từ 25-30 cm, có đủ 5-6 cặp lá có thể đem đi trồng.

28

VÀO MẪU

Tốt nhất vụ Xuân

Đoạn thân mang mắt ngủ, khử trùng bằng HgCl2 0,1% trong 5 phút

TÁI SINH CHỒI

MS + 1,0mg/lít BAP + 0,2mg/lít -NAA

NHÂN NHANH

MS + 0,5mg/lít BAP + 0,1mg/lít -NAA + 10mg/l Thiamin, hệ số nhân 4- 5 lần

TẠO CÂY HOÀN CHỈNH

1/2 MS + 1 mg/l IBA+ 0,5 mg/l ABT1, tỷ lệ ra rễ đạt > 90%, chất lượng bộ rễ tốt). Huấn luyện cây in vitro

VƯỜN ƯƠM

(Đất tầng B có màu vàng đỏ +1% lân. Tỷ lệ sống đạt > 90%)

CÂY GIỐNG XUẤT VƯỜN

(Chiều cao đạt 25- 30 cm, đường kính gốc đạt 0,2- 0,25 cm sau 5- 6 tháng)

Sơ đồ 3.1. Sơ đồ Quy trình công nghệ sản xuất invitro cây Ba kích

- Kỹ thuật sản xuất giống bằng phương pháp giâm hom: Được thực hiện

29

Đông Bắc do Viện Dược liệu hỗ trợ kỹ thuật. Một số nội dung cơ bản của kỹ thuật như sau:

+ Thời vụ: Thời vụ giâm hom vào vụ xuân hoặc vụ thu.

+ Kỹ thuật chọn và cắt hom giâm: Lấy hom ở thân cây mẹ 3 năm tuổi trở lên, lấy từ đoạn gốc lên đến hết phần bánh tẻ của thân (đến chỗ bẻ gãy được), không lấy phần ngọn non. Chọn những đoạn hom thân có đường kính từ 3mm trở lên và có từ 1-3 lóng gồm 2-4 mắt. Mỗi đoạn hom cắt dài khoảng 25-35 cm và tỉa bỏ hết lá. Hom cắt đến đâu nên giâm ngay đến đó.

+ Kỹ thuật giâm và chăm sóc cây giống: Chuẩn bị sẵn các luống nổi, đánh rạch sâu 10cm ngang trên mặt luống, rạch nọ cách rạch kia 30cm. Đặt hom vào rạch theo chiều nằm nghiêng 450, hom nọ cách hom kia khoảng 5cm rồi phủ đất mịn dày 2-3cm và nén chặt. Cũng có thể giâm hom thẳng vào bầu. Bầu là túi PE thủng 2 đầu, kích thước 15 x 8 cm (tương ứng 120 bầu/m2). Đất vào bầu có thành phần 78% đất mặt tốt với 20% phân chuồng hoai mục và 2% Supe lân theo khối lượng, cắm ràng hoặc che phên trên luống và tưới đủ ẩm.

+ Chăm sóc cây giống: Tưới đủ nước cho cây, thời gian đầu phải tưới hàng ngày vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối. Khi cây đã mọc ổn định thì có thể cách 2-3 ngày tưới 1 lần. Lượng nước tưới cần đủ ẩm. Làm cỏ phá váng định kỳ 7-10 ngày 1 lần cho cây con bằng bay để đảm bảo cho đất tơi xốp, thoáng khí. Sau 2 tháng (khi cây có từ 3 cặp lá trở lên), bón thúc lần 1 với 40-50 kg phân chuồng hoai+ 2kg lân (cho 100 m2 ). Sau 3 tháng, bón thúc lần 2 với 40- 50 kg phân chuồng hoai+ 3kg lân (cho 100 m2 ).

Sau 3-4 tháng, có thể bứng cây đi trồng. Trước khi bứng cây 1 tháng cần đảo bầu, hạn chế tưới nước. Cây hom giống được xuất vườn đem trồng khi chồi thứ cấp đạt chiều cao 20-25cm, có 5-6 cặp lá trở lên và rễ dài 5-7cm.

Đối với cây giống từ hom cần khối lượng vật liệu rất lớn nân trong quá trình thực hiện thường không tuôn thủ nghiên ngặt quy trình cắt hom. Công

30

nhân tận dụng tối đa những phần có thể cắt vì mục đích lấy số lượng cây nên chất lượng cây giống bị ảnh hưởng, nhất là những đoàn hom già cây sinh trưởng, phát triển kém.

- Kỹ thuật nhân giống từ cây nuôi cấy mô (invitro): Được thực hiện tại

Hợp tác xã Toàn Dân với sự hỗ trợ, chuyển giao của Viện Dược liệu. Hợp tác xã chỉ thực hiện công đoạn trồng cây ra bầu đất có kích thước 8cm x 15cm, ươm trong vườn ươm đến khi đạt chiều cao từ 15-20cm, có đủ 4-5 cặp lá.

Như vậy để bảo đảm chất lượng cây giống đồng đều nên tập trung sản xuất cây giống bằng công nghệ invitro tại các đơn vị có hệ thống nhà nuôi cấy mô và nhân rộng kỹ thuật ươm cây invitro, huấn luyện cây giống tại khu vực vùng trồng nguyên liệu, hình thành vườn ươm tại đây để giảm giá thành vận chuyển và giảm tỷ lệ cây chết < 10%. Từng bước dừng sản xuất giống bằng hom.

31

Hình 3.3. Vươn ươm Ba kích từ cây mô của HTX Toàn Dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững cây ba kích (morinda officinalit how) tại quảng ninh​ (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)