Kỹ thuật trồng, chăm sóc Ba kích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững cây ba kích (morinda officinalit how) tại quảng ninh​ (Trang 41 - 46)

Kỹ thuật trồng có vai trò quan trọng đối với năng suất, chất lượng của cây trồng. Trong giai đoạn trước năm 2012, việc trồng Ba kích trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh chủ yếu do người dân tự phát trồng theo kinh nghiệm, do đó dẫn tới tình trạng năng suất đạt rất thấp, thậm chí có nhiều nơi sau 3 năm trồng vẫn không có củ.

Đến năm 2012, khi tỉnh Quảng Ninh triển khai chính sách hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu chứng nhận Quảng Ninh cho sản phẩm rượu Ba kích, giá trị của sản phẩm Ba kích Quảng Ninh đã từng bước nâng cao, thị trường được mở rộng. Đây cũng chính là thời điểm có một số doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký đầu tư phát triển vùng nguyên liệu Ba kích tập trung trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh như: Công ty Cổ phần Đông Sơn Xanh lập dự án đầu tư trồng ba kích tập trung tại xã Đồng Sơn huyện Hoành Bồ với quy mô 125 ha; Hợp tác xã Toàn Dân lập dự án đầu tư vùng trồng Ba kích tại xã Thanh Lâm huyện Ba Chẽ 200 ha…Đến ngày 27 tháng 5 năm 2014, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã có văn bản số 2802/UBND-NLN1 về việc chấp thuận phương án quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp tập trung.

Để nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Viện Khoa học Lâm nghiệp, Viện Dược liệu nghiên cứu hoàn thiện các quy trình kỹ thuật áp dụng cho các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung đã được chấp thuận tại văn bản số 2802/UBND-NLN1. Ngày 17 tháng 11 năm 2014, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Quyết định số 739/QĐ-NN&PTNT về việc ban hành các quy trình kỹ

34

thuật áp dụng cho 17 vùng quy hoạch sản xuất nông nghiệp tập trung của tỉnh Quảng Ninh, trong đó có quy trình kỹ thuật trồng cây Ba kích.

Đây là cơ sở quan trọng góp phần phục vụ công tác quản lý nhà nước về phát triển vùng trồng Ba kích nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Kết quả điều tra thực tế tại 02 vùng trồng Ba kích nguyên liệu tập trung lớn nhất của tỉnh Quảng Ninh (125 ha do Công ty Cổ phần Đông Sơn Xanh trồng tại xã Đồng Sơn huyện Hoành Bồ và 102,2 ha do Hợp tác xã Toàn Dân trồng tại xã Thanh Lâm, huyện Ba Chẽ) được thể hiện ở bảng 3.6.

Bảng 3.6. So sánh kỹ thuật trồng Ba kích tại 02 vùng sản xuất tập trung

TT Chi tiêu Công ty Cổ phần Đông

Sơn Xanh Hợp tác xã Toàn Dân 1 Nguồn gốc giống Hom nuôi cấy mô 2 Thời gian trồng 2-3/2014 2-3/2014

3 Thời vụ trồng tháng 2-3; tháng 8-9 tháng 2-3; tháng 8-9 4 Kỹ thuật làm đất - Xử lý thực bì theo băng

(băng chặt 1m, băng chừa 2m);

- Cuốc hố trồng kích thước 40cm x 40cm x 40cm.

- Xử lý toàn bộ thực bì; cày sâu (không được lật tầng đế cày lên); sau 5 - 7 ngày bừa và nhặt sạch các tạp chất trên ruộng;

- Lên luống cao 30cm, mặt luống 150 cm, rãnh luống 20-30 cm, bổ hốc trên mặt luống trước khi trồng kích thước 30cm x 30cm x 30cm.

35

5 Phân bón 5 kg phân chuồng + 0,2 kg supe lân 5 kg phân chuồng + 0,5 kg supe lân 6 Mật độ, khoảng cách trồng 2000 cây/ha (2 m x 2,5 m) 5000 cây/ha (1m x 2m) 7 Trồng cây Mỗi hố trồng một cây đã

được xé bỏ bầu, lấp

Mỗi hố trồng một cây đã được xé bỏ bầu, lấp đất đầy hố, lèn chặt gốc đất đầy hố, lèn chặt gốc

và tưới nước ngay.

Phủ bạt đen ở phần đất trống để diệt cỏ Làm giàn che 8 Chăm sóc Năm thứ nhất: 3 lần Năm thứ 2: 2 lần Năm thứ 3: 1 lần Phát dọn thức bì, dây leo, vun đất quanh gốc Năm thứ nhất: 2 lần Năm thứ 2: 2 lần Năm thứ 3: 1 lần Nhạt cỏ, vun gốc

9 Phòng trừ sâu, bệnh Không phòng từ Thường xuyên sử dụng Boocđo kết hợp Benlat phun vào gốc và là phòng bệnh lở cổ rễ, vàng lá.

Có thể nhận thấy có sự khác biệt rất lớn giữa các mô hình trồng nguyên liệu Ba kích tập trung ở huyện Hoành Bồ và huyện Ba Chẽ:

- Mô hình của Hợp tác xã Toàn Dân tại xã Thanh Lâm, huyện Ba Chẽ được đánh giá là mô hình duy nhất trên toàn quốc đã áp dụng kỹ thuật tiên tiến trong trồng thâm canh cây Ba kích với sự hỗ trợ nguồn vốn của quỹ phát

36

triển khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Ninh. Dự án “Trồng và phát triển

cây Ba kích tím tại huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh” được Ủy ban nhân dân

tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 39/QĐ-UBND ngày 11/11/2013 với tổng kinh phí hỗ trợ tiếp nhận công nghệ là 196 triệu đồng, cho vay ưu đại 50% lãi suất 6.500 triệu đồng.

+ Về nguồn gốc và kỹ thuật ươm giống: Mô hình sử dụng cây giống có

nguồn gốc từ invitro do Viện công nghệ sinh học - Viện Hàn Lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam cung cấp. Cây giống được vận chuyển nguyên trong bình về xã Thanh Lâm, huyện Ba Chẽ và được cấy ra bầu đất, ươm trong nhà lưới được thiết kế liên hoàn theo hệ thống, mỗi nhà 2.000 m2 tại địa điểm gần diện tích trồng nhằm thuần dưỡng cây con giống trước khi trồng tránh hao phí từ 10% đến 30%. Kết cấu nhà lưới có mái che bằng lưới PE phản quang, khung bằng cột thép và ống tuýt không gỉ, nền láng xi măng và xây bồn để xếp cây giống.

+ Về kỹ thuật trồng:Áp dụng kỹ thuật trồng thâm canh do Viện Dược

liệu - Bộ Y tế chuyển giao phương thức trồng thuần loài: xử lý thực bì 100%, dùng máy cày đất, bùa bất làm cho đất tơi xốp, sử dụng lượng phân bón lót supe lân tăng 0,3 kg, sử dụng bạt để hạn chế cỏ khi cây chưa khép tán, áp dụng kỹ thuật tưới khi mới trồng, mật độ trồng 5000 cây/ha…Với việc áp dụng các kỹ thuật trên giúp mô hình phát triển tương đối tốt.

- Mô hình tại xã Đồng Sơn, huyện Hoành Bồ được triển khai dưới sự hỗ trợ từ nguồn vốn phát triển sản xuất thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh Quảng Ninh.

+ Về nguồn và kỹ thuật ươm giống: Mô hình sử dụng giống có nguồn

gốc từ hom được Tập đoàn Dược Đức Minh tuyển chọn từ vườn cây vật liệu của Tập đoàn tại huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang. Cây giống được chuyển về và trồng mô hình tại xã Đồng Sơn, huyện Hoành Bồ.

37

+ Về kỹ thuật trồng: Áp dụng quy trình kỹ thuật do Sở Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn Quảng Ninh ban hành tại Quyết định số 797/QĐ- NN&PTNT. Phương thức trồng theo hàng dưới tán rừng tự nhiên, xử lý thực

bì theo băng, mật độ trồng thấp 2000 cây/ha.

Đến thời điểm hiện tại cả 02 mô hình đều chưa khai thác nên chưa có thông tin đánh giá về tình hình khai thác.

Hình 3.4. Mô hình trồng Ba kích tại Hợp tác xã toàn dân - Điều kiện khác nhau cơ bản giữa 02 mô hình là:

+ Môi trường trồng (dưới tán rừng tự nhiên có độ tàn che 0,3 và trên đất không có rừng);

38

+ Kỹ thuật xử lý thực bì (xư lý theo băng và xử lý 100%); + Kỹ thuật thuật làm đất (đào hỗ và cày đất lên luống); + Mật độ (2000 cây và 5000 cây);

+ Kỹ thuật chăn sóc (không tưới và tưới + phủ bạt trên luống); + Nguyền gốc cây giống (cây hom và cây invitro).

- Các biện pháp kỹ thuật đã có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và năng suất của các mô hình. Kết quả cụ thể được đánh giá trong phần 3.4.2.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững cây ba kích (morinda officinalit how) tại quảng ninh​ (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)