Đánh giá thực trạng phát triển trồng Ba kích Quảng Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững cây ba kích (morinda officinalit how) tại quảng ninh​ (Trang 31 - 34)

Bên cạnh việc ban hành các chính sách khuyến khích phát triển vùng nguyên liệu, chế biến và tiêu thụ sản phẩm cây Ba kính. Trong những năm qua, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã quan tâm chỉ đạo quyết liệt việc triển khai xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020, định hướng 2030 đối với từng huyện, thị xã, thành phố (gọi tắt là các địa phương). Đối với từng lĩnh vực cần xác định rõ sản phẩm, quy mô, tiến độ thực hiện. Riêng lĩnh vực nông nghiệp phải xác định được sản phẩm có thế mạnh để ưu tiên nguồn lực đầu tư, tránh đầu tư dàn trải. Đến nay, 14/14 địa phương đã được ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh quy hoạch. Kết quả tổng hợp quy hoạch diện tích trồng Ba kích trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh được tổng hợp trong bảng 3.2.

24

Bảng 3.2. Quy hoạch diện tích trồng Ba kích tỉnh Quảng Ninh

TT Tên địa phương Đơn vị Diện tích đến 2015 Quy hoạch đến 2020 1 Hoành Bồ ha 115 200 2 Ba Chẽ ha 225 616 3 Vân Đồn ha 19 100 4 Tiên Yên ha 4 41 5 Bình Liêu ha 21 30 6 Cẩm Phả ha 30 30 Tổng ha 414 1.017

(Nguồn: Tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Quảng Ninh)

Bảng 3.3. Diện tích Ba kích Quảng Ninh giai đoạn 2013-2015

TT Tên địa phương Đơn vị Diện tích 12/2013 Diện tích 12/2015 1 Hoành Bồ ha 20 115 2 Ba Chẽ ha 30 225 3 Vân Đồn ha 4 19 4 Tiên Yên ha 0 4 5 Bình Liêu ha 0 21 6 Cẩm Phả ha 5 30 Tổng ha 59 414

25

Kết quả tổng hợp trong bảng 3.2 cho thấy:

- Có 06/14 địa phương của tỉnh Quảng Ninh lựa chọn Ba kích là sản phẩm có thế mạnh để phát triển, tập trung diện tích lớn nhất là tại huyện Ba Chẽ 616 ha, huyện Hoành Bồ 200 ha và huyện Vân Đông 100 ha.

- Tổng diện tích đã được 06 địa phương quy hoạch đến năm 2020 là 1.017 ha (tăng gần 2,5 lần so với năm 2015), tổng diện tích cần tiếp tục hỗ trợ phát triển trong giai đoạn 2016-2020 là 603 ha, bình quân môi năm cần trồng mới khoảng 120 ha. Khi hoàn thiện quy hoạch đến năm 2020 Ba Chẽ sẽ trở thành trung tâm sản xuất dược liệu của tỉnh Quảng Ninh, góp phần nâng cao giá trị sản xuất lâm nghiệp, đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế xã hội của khu vực miền núi.

- Ba Chẽ cũng là địa phương có nhu cầu giống cây Ba kích lớn nhất (391 ha x 5000 cây/ha = 1.955.000 cây giống Ba kích, do đó huyện Ba Chẽ cần tiếp tục duy trì hệ thống vườn ươm 10.000 m2 tại Hợp tác xã Toàn Dân nhằm phục vụ nhu cầu cây giống chất lượng cao cho vùng nguyên liệu, chủ động đề xuất đặt hàng việc xử lý sâu bệnh hại để giảm thiểu thiệt hại cho người dân và doanh nghiệp.

- Nhu cầu nguồn vốn đầu tư để phát triển vùng trồng Ba kích đến năm 2020 khoảng gần 100 tỷ đồng. Tỉnh Quảng Ninh cần tiếp tục kéo dài thời hạn thực hiện Quyết định số 2901/QĐ-UBND để tiếp tục hỗ trợ, tháo gõ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp.

Tính đến thời điểm 2015, diện tích trồng Ba kích trên toàn tỉnh đạt 414 ha, chiếm 40% diện tích so với quy hoạch, trong đó huyên trồng nhiều nhất là 225 ha, đạt 36% so với quy hoạch, điều này khẳng định tính khả thi của Quy hoạch và quyết tâm của các huyện trong tỉnh.

26

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững cây ba kích (morinda officinalit how) tại quảng ninh​ (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)