Đánh giá sinh trưởng, năng suất của các mô hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững cây ba kích (morinda officinalit how) tại quảng ninh​ (Trang 46 - 49)

Theo báo cáo của hai đơn vị (Hợp tác xã Toàn Dân tại xã Thanh Lâm, Công ty Cổ phần Đông Sơn Xanh), sau một năm trồng, tỷ lệ sống của Ba kích đạt tương đương nhau và khá cao, bình quân đạt trên 95%.

Để đánh giá sinh trưởng và năng suất, tại mỗi mô hình tiến hành lập OTC 500 m2 (bảo đảm trên 30 cây/OTC) tiến hành điều tra các chỉ tiêu: chiều thân (H cm), số nhánh trên bụi, đường kích gốc (D00 mm), số củ, chiều dài trung bình củ, khỗi lượng củ, phần ghi chú ghi chép tình hình sâu bệnh hại. Kết quả xử lý số liệu được tổng hợp trong bảng 3.7.

Bảng 3.7. Kết quả theo dõi tỉnh hình sinh trưởng, năm suất của các mô hình

Chỉ tiêu Địa điểm Chiều dài thân (cm) Số nhánh D00 (cm) Số rễ củ Chiều dài TB rễ củ (cm) Khối lượng TB/gốc (kg) Năng suất Kg/ha Ba Chẽ 180.0 14.5 7.0 15.9 51.5 1.5 7.500 Hoành Bồ 184.8 12.0 6.0 11.1 48.1 1.0 2.000

39

Căn cứ kết quả tìm hiểu về quy trình trồng ở mục 4.1 và kết quả tổng hợp ở bảng 3.7 cho thấy có sự ảnh hưởng rất lớn của nguồn gốc giống, quy trình kỹ thuật trồng đối với sinh trưởng, năng suất của các mô hình, cụ thể:

- Mô hình của Hợp tác xã Toàn Dân, huyện Ba Chẽ có chỉ tiêu về chiều cao cây thấp hơn nhưng chỉ tiêu về số nhánh, đường kính gốc, chiều dài củ khối lượng củ cao hơn so với mô hình của Công ty Cổ phần Đông Sơn Xanh.

Như vậy, sau 2 năm trồng năng suất củ bình quân tại Ba Chẽ đạt 1,5kg/gốc và với mật độ trồng 5.000 cây/ha đạt 7.500 kg/ha; tại Hoành Bồ đạt 1kg/gốc, mật độ trồng 2.000 cây/ha đạt 2.000 kg/ha. Kết quả bước đầu cho thấy, Ba kích trồng thuần loài với mật độ cao cho năng suất cao hơn so với trồng dưới tán rừng.

Có thể khẳng định, tại thời điểm hiện tại thì Ba kích là một trong những loài cây trồng có giá trị kinh tế rất cao. Tuy nhiên, về lâu dài tỉnh Quảng Ninh cần phải có những giải pháp mang tính căn cơ, đặc biệt là giải pháp về quy hoạch vùng, giải pháp công nghệ chế biến và phát triển thị trường. Đối với công tác quy hoạch cần tính toán chi tiết từng khu vực áp dụng biện pháp kỹ thuật thâm canh cao, từng khu vực trồng dưới tán rừng để khai thác tiềm năng săn có. Đối với khu vực thâm canh cao ưu tiên thu hút doanh nghiệp đầu tư, gắn với các cơ sở chế biến nhằm nâng cao giá trị sản phẩm.

Các mô hình chưa thực hiện tiêu chuẩn GACP trong sản xuất, khi sản phẩm thu hoạch sẽ gặp khó khăn nếu có hợp đồng thu mua sản phẩm của các nhà máy sản xuất dược.

40

Hình 3.5. Ba kích sau 2 năm trồng

41

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững cây ba kích (morinda officinalit how) tại quảng ninh​ (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)