KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Phân tích các cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển vùng nguyên liệu, chế biến và tiêu thụ sản phẩm Ba kích của tỉnh Quảng Ninh chế biến và tiêu thụ sản phẩm Ba kích của tỉnh Quảng Ninh
Bảng 3.1. Danh mục và nội dung một số văn bản của tỉnh Quảng Ninh liên quan tới phát triển Ba kích
TT Tên văn bản Ngày ban hành
Cơ quan
ban hành Nội dung chính 1 Quyết định số 273/QĐ- UBND về việc ban hành chương trình xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2015 13/02/2012 UBND tỉnh - Hỗ trợ thành lập Hội Ba kích Quảng Ninh. - Hỗ trợ xác lập quyền sở hữu trí tuệ nhãn hiệu chứng nhận Quảng Ninh cho rượu Ba kích. - Hỗ trợ xây dựng quy chế, quy trình quản lý nhãn hiệu chứng nhận. - Hỗ trợ xây dựng bản đồ vùng nguyên liệu. - Hỗ trợ xúc tiến thương mại thông qua việc giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ.
2 Quyết định số 2901/QĐ- UBND về
05/12/2014 UBND tỉnh - Hỗ trợ 1 triệu đồng/ha cho công tác tuyên truyền, họp triển khai
19 chính sách khuyến khích phát triển hàng hóa nơng nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2014-2016
công tác dồn điền đổi thửa;
- Hỗ trợ 100% kinh phí đầu tư hệ thống được điện trục chính và trạm biến áp, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống xử lý nước thải, đường giao thơng trục chính;
- Hỗ trợ 50% chi phí để xây dựng nhà sơ chế, bảo quản, chế biến tối đa không quá 2 tỷ đồng/người sản xuất/dự án;
- Hỗ trợ 60% chi phí mua giống, tối đa không quá 100 triệu đồng/người sản xuất/dự án;
- Hỗ trợ đầu tư, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ
Sản phẩm Ba kích được tỉnh Quảng Ninh xác định là một trong những sản phẩm đặc trưng, có thế mạnh ưu tiên hỗ trợ thúc đẩy phát triển. Trong giai đoạn 2010 – 2015, tỉnh Quảng Ninh đã phê duyệt, ban hành 02 văn bản hỗ trợ phát triển vùng nguyên liệu, chế biến và tiêu thụ sản phẩm cây Ba kính, cụ thể:
20
- Về chính sách hỗ trợ xây dựng, phát triển thương hiệu sản phẩm rượu Ba kích Quảng Ninh: Ngày 13/02/2012, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã
ban hành Quyết định số 273/QĐ-UBND về việc ban hành chương trình xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2015. Ba kích là một trong 23 sản phẩm nơng nghiệp được ngân sách Nhà nước hỗ
trợ 100% kinh phí (2,8 tỷ đồng) để triển khai dự án “Tạo lập, quản lý và phát
triển nhãn hiệu chứng nhận Quảng Ninh cho sản phẩm rượu Ba kích tỉnh Quảng Ninh”. Dự án đã triển khai một số nội dung:
+ Thành lập Hội Ba kích Quảng Ninh với các thành viên là Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện Hoành Bồ, Ba Chẽ, Tiên Yên, Vân Đồn và đại diện một số cơ sở sản xuất, kinh doanh Ba kích trên địa bàn tỉnh (HTX tồn Dân, Công ty Cổ phần xây dựng và sản xuất Bia – Rượu – Nước giải khát Cẩm Phả, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển nông nghiệp An Hưng);
+ Xác lập quyền sở hữu trí tuệ nhãn hiệu chứng nhận Quảng Ninh cho rượu Ba kích. Ngày 13/6/2014, Cục Sở hữu trí tuệ đã ra Quyết định số 33649/QĐ-SHTT về việc cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu chứng nhận rượu Ba Kích Quảng Ninh.
+ Xây dựng quy chế, quy trình quản lý nhãn hiệu chứng nhận.
+ Xây dựng bản đồ vùng nguyên liệu và vùng sản xuất rượu Ba kích. Vùng nguyên liệu cho sản phẩm rượu mang nhãn hiệu chứng nhận Quảng Ninh được các định gồm các huyện: Ba Chẽ, Tiên n, Hồnh Bồ, Vân Đồn, Bình Liêu, Hải Hà và Đầm Hà. Đây là các địa điểm có thổ nhưỡng và điều kiện khí hậu thích hợp cho việc phát triển cây Ba kích trong hiện tại và tương lai.
+ Hỗ trợ xúc tiến thương mại thông qua việc giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ xuân Hạ Long 2013, hội chợ Agroviet 2013 tại Hà Nội, hội chợ thương mại-du lịch Quảng Ninh 2014.
21
Thông qua việc hỗ trợ triển khai dự án, danh tiếng và giá trị của rượu Ba kích Quảng Ninh đã từng bước nâng cao vị thế trên thị trường, nâng cao tính cạnh tranh và tiềm năng phát triển.
Nguồn: Dự án xây dựng nhãn hiệu chứng nhận Ba Kích Quảng Ninh
Hình 3.1. Bản đồ quy hoạch vùng nguyên liệu trồng Ba kích Quảng Ninh
- Về chính sách hỗ trợ phát triển vùng sản xuất tập trung Ba kích: Ngày
05 tháng 12 năm 2014, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Quyết định số 2901/QĐ-UBND về chính sách khuyến khích phát triển hàng hóa nơng nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2014-2016. Trong đó, đối với những vùng trồng Ba kích có quy mơ trên 30 ha tại các huyện Ba Chẽ, Hoành Bồ, Vân Đồn sẽ được ngân sách Nhà nước cấp tỉnh hỗ trợ các nội dung sau:
- Hỗ trợ 1 triệu đồng/ha cho công tác tuyên truyền, họp triển khai công tác dồn điền đổi thửa;
22
- Hỗ trợ 100% kinh phí đầu tư hệ thống đường điện trục chính và trạm biến áp, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống xử lý nước thải, đường giao thơng trục chính;
- Hỗ trợ 50% chi phí để xây dựng nhà sơ chế, bảo quản, chế biến tối đa không quá 2 tỷ đồng/người sản xuất/dự án;
- Hỗ trợ 60% chi phí mua giống, tối đa khơng q 100 triệu đồng/người sản xuất/dự án;
- Hỗ trợ đầu tư, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ gồm:
+ Tối đa 100% cho các nội dung sau: chi phí thuê chuyên gia, cán bộ kỹ thuật; tham quan học tập kỹ thuật trong và ngoài nước; đào tạo, tập huấn kỹ thuật cho cán bộ kỹ; hội thảo, tập huấn mở rộng; phân tích mẫu để kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm, hàng hoá; mua tài liệu, tư liệu, số liệu, sách, tạp chí tham khảo, tài liệu kỹ thuật, bí quyết cơng nghệ, tài liệu chun mơn, các loại xuất bản phẩm; mua giống vật nuôi, cây trồng…
+ Tối đa 50% cho các nội dung sau: công lao động phổ thông trực tiếp; cua dụng cụ, bảo hộ lao động; cua nguyên, nhiên vật liệu phục vụ trực tiếp và có tính quyết định đến cơng nghệ chuyển giao của dự án; khấu hao tài sản cố định; mua máy móc, thiết bị phục vụ trực tiếp và có tính quyết định đến cơng nghệ chuyển giao của dự án; mua tài sản thiết yếu, phục vụ trực tiếp cho dự án.
Quảng Ninh là tỉnh đầu tiên và duy nhất trong cả nước ban hành và có mức hỗ trợ cao cho cây Ba kích. Việc tỉnh Quảng Ninh ban hành Quyết định số 2901/QĐ-UBND đã kịp thời tháo gõ khó khăn cho các huyện trong việc hỗ trợ đẩy mạnh phát triển vùng nguyên liệu Ba kích.
Mặc dù đã bước đầu đã tạo được cơ chế đẩy mạnh phát triển Ba kích Quảng Ninh. Tuy nhiên, thời hạn quy định của chính sách chỉ có hiệu lực trong 3 năm (2014-2016), trong thời gian quá mới chủ yếu tập trung hỗ trợ 60% cây giống để phát triển vùng nguyên liệu, các nội dung liên quan đến đầu tư hạ tầng dùng chung, chế biến vẫn chưa được triển khai.
23
Do đó, để duy trì và phát triển sản phẩm ba kích Quảng Ninh, cần đề xuất tiếp tục kéo dài thời gian hỗ trợ của chính sách đến năm 2020. Trong đó phải ưu tiên nguồn lực hỗ trợ nâng cao năng suất cây trồng, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư các cơ sở, nhà máy chế biến các sản phẩm cao cấp từ củ Ba kích, đặc biệt là hỗ trợ mở rộng thị trường tiêu thụ hướng tới xuất khẩu.
Như vậy, tỉnh Quảng Ninh đã có một số văn bản rất cụ thể tạo điều kiện cho các địa phương, doanh nghiệp và hộ dân phát huy thế mạnh của địa phương để phát triển lồi cây Ba kích, đáp ứng nhu cầu của địa phương và đảo bảo tính cạnh tranh tạo thế mạnh cho lồi cây Ba kích.
3.2. Đánh giá thực trạng phát triển trồng Ba kích Quảng Ninh
Bên cạnh việc ban hành các chính sách khuyến khích phát triển vùng nguyên liệu, chế biến và tiêu thụ sản phẩm cây Ba kính. Trong những năm qua, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã quan tâm chỉ đạo quyết liệt việc triển khai xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020, định hướng 2030 đối với từng huyện, thị xã, thành phố (gọi tắt là các địa phương). Đối với từng lĩnh vực cần xác định rõ sản phẩm, quy mô, tiến độ thực hiện. Riêng lĩnh vực nông nghiệp phải xác định được sản phẩm có thế mạnh để ưu tiên nguồn lực đầu tư, tránh đầu tư dàn trải. Đến nay, 14/14 địa phương đã được ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh quy hoạch. Kết quả tổng hợp quy hoạch diện tích trồng Ba kích trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh được tổng hợp trong bảng 3.2.
24
Bảng 3.2. Quy hoạch diện tích trồng Ba kích tỉnh Quảng Ninh
TT Tên địa phương Đơn vị Diện tích đến 2015 Quy hoạch đến 2020 1 Hoành Bồ ha 115 200 2 Ba Chẽ ha 225 616 3 Vân Đồn ha 19 100 4 Tiên Yên ha 4 41 5 Bình Liêu ha 21 30 6 Cẩm Phả ha 30 30 Tổng ha 414 1.017
(Nguồn: Tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Quảng Ninh)
Bảng 3.3. Diện tích Ba kích Quảng Ninh giai đoạn 2013-2015
TT Tên địa phương Đơn vị Diện tích 12/2013 Diện tích 12/2015 1 Hồnh Bồ ha 20 115 2 Ba Chẽ ha 30 225 3 Vân Đồn ha 4 19 4 Tiên Yên ha 0 4 5 Bình Liêu ha 0 21 6 Cẩm Phả ha 5 30 Tổng ha 59 414
25
Kết quả tổng hợp trong bảng 3.2 cho thấy:
- Có 06/14 địa phương của tỉnh Quảng Ninh lựa chọn Ba kích là sản phẩm có thế mạnh để phát triển, tập trung diện tích lớn nhất là tại huyện Ba Chẽ 616 ha, huyện Hoành Bồ 200 ha và huyện Vân Đông 100 ha.
- Tổng diện tích đã được 06 địa phương quy hoạch đến năm 2020 là 1.017 ha (tăng gần 2,5 lần so với năm 2015), tổng diện tích cần tiếp tục hỗ trợ phát triển trong giai đoạn 2016-2020 là 603 ha, bình qn mơi năm cần trồng mới khoảng 120 ha. Khi hoàn thiện quy hoạch đến năm 2020 Ba Chẽ sẽ trở thành trung tâm sản xuất dược liệu của tỉnh Quảng Ninh, góp phần nâng cao giá trị sản xuất lâm nghiệp, đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế xã hội của khu vực miền núi.
- Ba Chẽ cũng là địa phương có nhu cầu giống cây Ba kích lớn nhất (391 ha x 5000 cây/ha = 1.955.000 cây giống Ba kích, do đó huyện Ba Chẽ cần tiếp tục duy trì hệ thống vườn ươm 10.000 m2 tại Hợp tác xã Toàn Dân nhằm phục vụ nhu cầu cây giống chất lượng cao cho vùng nguyên liệu, chủ động đề xuất đặt hàng việc xử lý sâu bệnh hại để giảm thiểu thiệt hại cho người dân và doanh nghiệp.
- Nhu cầu nguồn vốn đầu tư để phát triển vùng trồng Ba kích đến năm 2020 khoảng gần 100 tỷ đồng. Tỉnh Quảng Ninh cần tiếp tục kéo dài thời hạn thực hiện Quyết định số 2901/QĐ-UBND để tiếp tục hỗ trợ, tháo gõ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp.
Tính đến thời điểm 2015, diện tích trồng Ba kích trên tồn tỉnh đạt 414 ha, chiếm 40% diện tích so với quy hoạch, trong đó huyên trồng nhiều nhất là 225 ha, đạt 36% so với quy hoạch, điều này khẳng định tính khả thi của Quy hoạch và quyết tâm của các huyện trong tỉnh.
26
3.3. Nghiên cứu thực trạng sản xuất giống Ba kích tại một số đơn vị trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh địa bàn tỉnh Quảng Ninh
3.3.1. Thực trạng kỹ thuật sản xuất cây giống
Để đánh giá rõ thực trạng sản xuất giống cây Ba kích trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, đề tài đã điều tra phỏng vấn trực tiếp tại 06 đơn vị: Trung tâm KH&SX lâm nông nghiệp Quảng Ninh (Quảng Yên); Công ty cổ phần Agritech và Công ty Cổ phần Đông Sơn Xanh (Hoành Bồ); Hợp tác xã Toàn Dân và Công ty cổ phần phát triển rừng bền vững (Ba Chẽ); Công ty TNHH nuôi trồng, chế biến dược liệu Đông Bắc (Cẩm Phả). Trong 06 đơn vị điều tra có 01 đơn vị đã dừng hoạt động sản xuất giống cây Ba kích (Cơng ty cổ phần phát triển rừng bền vững (Ba Chẽ)). Kết quả nghiên cứu thực trạng sản xuất giống cây Ba kích trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh được tổng hợp trong bảng 3.4.
Bảng 3.4. Thực trạng kỹ thuật sản xuất cây giống
TT Tên đơn vị Phương pháp SX
Vườn vật
liệu Quy trình
Số cây sản xuất/năm 1 Trung tâm KH và SX lâm
nông nghiệp
Invitro Có Áp dụng quy trình do Viện Công nghệ sinh học hỗ trợ
500.000
2 Công ty cổ phần Agritech
Invitro Khơng Quy trình cơng nghệ do Viện Sinh thái rừng và Môi trường, ĐH Lâm nghiệp chuyển giao Đang SX thử nghiệm (dự kiến 1.000.000 cây) 3 Công ty cổ phần Đông Sơn Xanh
Giâm hom Có Quy trình cơng nghệ do Viện Dược liệu
300.000
4 Công ty cổ phần chế biến dược liệu Đông Bắc
Giâm hom Khơng Quy trình cơng nghệ do Viện Dược liệu chuyển giao
15.000
5 Hợp tác xã Tồn Dân Ươm cây từ giống invitro
Khơng Quy trình cơng nghệ do Viện Dược liệu chuyển giao
27
Kết quả nghiên cứu cho thấy:
- Trong số 05 đơn vị sản xuất giống cây Ba kích có 02 đơn vị đã đầu tư hệ thống nhà nuôi cấy mô hiện đại để triển khai công nghệ invitro, 02 đơn vị áp dụng kỹ thuật giâm hom và 01 đơn vị áp dụng kỹ thuật ươm cây từ cây invitro để trong sản xuất giống cây Ba kích, hầu hết các cơng nghệ sản xuất giống đều được thực hiện thông qua chuyên giao hoặc hỗ trợ của của các Viện nghiên cứu, trường Đại học nên năng lực làm chủ công nghệ sản xuất giống là khá tốt.
- Kỹ thuật sản xuất giống bằng công nghệ invitro: Được thực hiện tại
Trung tâm KH&SX lâm nông nghiệp Quảng Ninh và Công ty cổ phần Agritech. Về cơ bản quy trình sản xuất và các chỉ tiêu kỹ thuật là giống nhau:
+ Mô chọn để nuôi cấy thường là các chồi đỉnh, chồi bên... có khả năng tái sinh cao trong ống nghiệm, sạch bệnh, giữ được các đặc tính quý của cây mẹ.
+ Mẫu mô được đưa vào nuôi cấy trong mơi trường dinh dưỡng nhân tạo thích hợp để tái sinh mơ cấy.
+ Các mẫu mô nuôi cấy nếu không bị nhiễm khuẩn, nấm hoặc virus sẽ được lưu giữ ở phịng ni cấy với điều kiện nhiệt độ, ánh sáng phù hợp.
+ Sau một thời gian nhất định, từ mẫu nuôi cấy ban đầu sẽ xuất hiện các chồi, cụm chồi, rễ. Các mẫu này sẽ tiếp tục được nuôi trong ống nghiệm để phát triển cân đối về thân, lá, rễ đạt tiêu chuẩn của một cây giống.
+ Cây từ ống nghiệm sẽ được đưa ra vườn ươm, ở giai đoạn này cây con được chăm sóc với trình chiếu sáng, dinh dưỡng và giữ nước, điều kiện cách ly bệnh đặc biệt để cây con thích nghi với điều kiện sống ở môi trường vườn ươm, sao cho cây giống đạt tỷ lệ sống cao nhất.
+ Cấy được cấy ra bầu đất có kích thước 8cm x 15cm và chăm sóc trong nhà lưới đến khi đạt chiều cao từ 25-30 cm, có đủ 5-6 cặp lá có thể đem đi trồng.
28
VÀO MẪU
Tốt nhất vụ Xuân
Đoạn thân mang mắt ngủ, khử trùng bằng HgCl2 0,1% trong 5 phút
TÁI SINH CHỒI
MS + 1,0mg/lít BAP + 0,2mg/lít -NAA
NHÂN NHANH
MS + 0,5mg/lít BAP + 0,1mg/lít -NAA + 10mg/l Thiamin, hệ số nhân 4- 5 lần