Thị trường tiêu thụ sản phẩm từ củ Ba kích Quảng Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững cây ba kích (morinda officinalit how) tại quảng ninh​ (Trang 61 - 63)

Thị trường là nhân tố quyết định đối với với viêc phát triển vùng nguyên liệu và phát triển sản phẩm Ba kích Quảng Ninh. Để xác định thị trường tiêu thụ sản phẩm, đề tài đã điều tra trực tiếp tại một số đơn vị thu mua kinh doanh, chế biến sản phẩm Ba kích lớn nhất của tỉnh Quảng Ninh. Kết quả điều tra cho thấy, sản phẩm từ củ Ba kích chủ yếu rượu Ba kích (chiếm trên 72% sản lượng Ba kích tiêu thụ trên địa bàn toàn tỉnh). Được sự quan tâm hỗ

trợ của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh thông quan việc khai dự án “Tạo

lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận Quảng Ninh cho sản phẩm rượu Ba kích tỉnh Quảng Ninh”, sản phẩm rượu Ba kích Quảng Ninh đã mở

rộng được thị trường tiêu thụ trong và ngoài tỉnh.

- Hàng năm ngân sách Nhà nước duy trì để tham gia các hội chợ: Hội chợ mỗi xã phường một sản phẩm (OCOP - one community one product); hội chợ xuân Hạ Long, hội chợ Agroviet tại Hà Nội, hội chợ thương mại-du lịch Quảng Ninh, hội chợ hữu nghị Việt Trung.

- Đã hình thành được hệ thống kênh phân phối rượu Ba kích Quảng Ninh thông qua các điểm giới thiệu sản phẩm thuộc chương trình OCOP tại 14 địa phương, hệ thống các khách sạn tại Quảng Ninh, một số cửa hàng kinh doanh rượu tại Hà Nội và Hải Phòng, hệ thống siêu thị BigC, Metro tại Quảng Ninh. Kết quả tiêu thụ rượu Ba kích Quảng Ninh được tổng hợp trong bảng 3.10.

54

Bảng 3.9. Kết quả điều tra khả năng tiêu thụ sản phẩm rượu Ba kích

TT Đơn vị tiêu thụ Tên sản phẩm Sản lượng tiêu thụ (lít/năm)

1 Công ty Cổ phần XD&SX bia

rượu NGK Cẩm Phả Rượu Ba kích 60.000

2 Hợp tác xã kinh doanh dịch vụ

Lâm sản ngoài gỗ Ba Chẽ Rượu Ba kích 25.000

3 Công ty Cổ phần đầu tư PT

Nông nghiệp An Hưng Rượu Ba kích 20.000

Tổng 105.000

Đến thời điểm hiện tại, việc tiêu thụ sản phẩm Ba kích Quảng Ninh khá thuận lợi. Nguyên nhân chủ yếu là do sản lượng nguyên liệu củ Ba kích được

khai thác tại Quảng Ninh còn ít và dự án “Tạo lập, quản lý và phát triển

nhãn hiệu chứng nhận Quảng Ninh cho sản phẩm rượu Ba kích tỉnh Quảng Ninh” hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất rượu thu mua Ba kích cho người dân nên

giá thu mua vẫn ở mức cao 300.000 đồng/kg.

Tuy nhiên trong thời gian tới, việc tiêu thụ sản phẩm Ba kích gặp rất nhiều khó khăn do sản lượng củ khai thác tăng đột biến (2017 các mô hình tập trung thu hoạch) vượt xa nhu cầu trong tỉnh; phải cạnh tranh giá với Ba kích trung quốc và các địa phương khác như Bắc Giang, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Hòa Bình. Khối lượng Ba kích phải cung cấp ra thị trường 480 tấn/năm.

Một trong những giải pháp bắt buộc là phải đẩy nhanh nghiên cứu hoàn thiện các công nghệ chế biến các sản phẩm cao cấp từ củ Ba kích để hướng tới xuất khâu. Tiếp tục nghiên cứu phục tráng giống, kỹ thuật thâm canh để nâng cao năng suất, chất lượng đồng thời phải đánh giá để khẳng định chất lượng củ Ba kích Quảng Ninh so với Ba kích Trung quốc.

55

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững cây ba kích (morinda officinalit how) tại quảng ninh​ (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)