Tình hình sâu bệnh hại của mô hình trồng Ba kích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững cây ba kích (morinda officinalit how) tại quảng ninh​ (Trang 49 - 52)

Ở thời kỳ vườn ươm cây con ba kích thường mắc bệnh lở cổ rễ và đã được phòng trừ Booc- đô nồng độ 0,5% với liều lượng 1 lít/m2.

Trong giai đoạn 2 năm đầu, cây Ba kích đã xuất hiện sâu cắn ngọn và lá non, thời gian xuất hiện chủ yếu từ tháng 4 đến tháng 7. Tuy nhiên mức độ gây hại không đáng kể. Đối với mô hình trồng thâm canh được chăm sóc, quản lý tốt nên số lượng sâu cắn ngọn hầu như không có.

Ba kích là cây là cây trồng sinh trưởng tốt, có khả năng thích ứng rộng với điều kiện sinh thái. Tuy nhiên, trong thời gian qua vào thời điển nắng nóng và mưa kéo dài, trên diện tích trồng Ba kích tại một số khu vực trồng tập trung (thôn Cái Tăn, xã Cộng Hòa, thành phố Cẩm Phả, xã Thanh Lâm, huyện Ba Chẽ) xuất hiện hiện tượng cây bị héo rũ, chết rải rác với Bảng hiện là các lá gốc biến vàng sau đó lan ra toàn cây, vết bệnh trên thân sát mặt đất hoặc ở cổ rễ ban đầu màu nâu, lớn dần làm khô tóp cả đoạn thân sát mặt đất; củ kém phát triển và bị nứt đen dọc củ, ngoài vỏ củ vẫn còn tươi nhưng khi bổ dọc mạch dẫn bị hóa nâu hoàn toàn. Sau một thời gian phần thân cây trên mặt đất bị chết khô, thân teo tóp màu đen.

Ngày sau khi xảy ra hiện tượng trên, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ninh phối hợp với Viện Dược liệu – Bộ Y tế tiến hành kiểm tra và lấy mẫu cây Ba kích bị bệnh để phân tích, giám định nguyên nhân gây bệnh để đưa ra quy trình phòng trừ bệnh hiệu quả trong thời gian sớm nhất.

Theo kết quả giám định của Viện dược liệu - Bộ y tế, nguyên nhân chính

gây bệnh là do nấm Fusarium oxysporum. Trước mắt để hạn chế sự lây lan

gây hại của bệnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ninh đã hướng dẫn người dân, doanh nghiệp một số biện pháp xử lý sau:

42

- Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, khi phát hiện cây có triệu chứng bị bệnh tiến hành nhổ bỏ và tiêu hủy ngay.

- Khi thấy chớm xuất hiện bệnh héo rũ vàng lá thì sử dụng một trong các loại thuốc sau để phun trị: Validamycin A, Daconil 75WP, Rhidomil Gold 68WP. Pha 8-10g/bình 16 lít, tưới đều hoặc phun kỹ thân cây gần mặt đất và xung quanh gốc cây vào sáng sớm hoặc chiều mát, phun nhắc lại lần 2 sau 5-7 ngày, hoặc dùng thuốc Boocdo 1% để tưới cho cây cũng hạn chế được bệnh.

43

Hình 3.8. Củ Ba kích bị nấm Fusarium

Hình 3.9. Bào tử nấm Fusarium oxysporum

Bên cạnh sâu bệnh hại, ảnh hưởng của thiên tai cũng là nhân tố gây thiệt hại rất lớn cho các mô hình trồng Ba kích. Kết quả tổng hợp thiệt hại do ảnh

44

hưởng của mưa lũ từ ngày 28/7-05/8/2015 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh cho thấy, khi thời tiết nắng trở lại cây Ba kích bắt đầu có hiện tượng héo vàng và chết trong các mô hình trồng Ba kích thâm canh. Riêng Hợp tác xã toàn Dân đã ảnh hưởng trên 30 ha và đến nay hiện tượng cây chết vẫn tiếp tực xẩy ra. Nguyên nhân được xác định là do úng cục bộ và ảnh hưởng lây lan của nấm

Fusarium oxysporum. Theo báo cáo của hai đơn vị thì Ba kích trồng thuần

loài với mật độ cao mức độ thiệt hại lớn hơn so với trồng dưới tán rừng. Câu hỏi đạt ra cho các nghiên cứu tiếp sau là có thể áp dụng biện pháp kỹ thuật lâm sinh để tăng khả năng phòng chống bệnh hại cho loài Ba kích.

Đối với các vùng sản xuất Ba kích nguyên liệu tập trung, bệnh do nấm

Fusarium oxysporum đang trở thành mối lo ngại lớn nhất cho người sản xuất.

Biên pháp ứng phó của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ninh

chỉ mang tính chất tạm thời bởi khả năng tồn tại và lây lan của nấm Fusarium

oxysporum rất phức tạp. Trong thời gian tới tỉnh Quảng Ninh cần quan tâm

chỉ đạo quyết liệt hơn và phải có sự hỗ trợ của các Viện nghiên cứu để xây

dựng quy trình phòng, xử lý bệnh do nấm Fusarium oxysporum. Tỉnh Quảng

Ninh phải có cơ chế hỗ trợ để các cơ quan chuyên môn thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo dõi, đánh giá tình hình và đưa ra giải pháp kịp thời khi có

bệnh do nấm Fusarium oxysporum.

Cần nghiên cứu sâu hơn về cơ chế gây bệnh và cách phòng trừ loại nấm

Fusarium oxysporum gây hại cho loài Ba kích này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững cây ba kích (morinda officinalit how) tại quảng ninh​ (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)