chế biến và tiêu thụ sản phẩm Ba kích của tỉnh Quảng Ninh
Bảng 3.1. Danh mục và nội dung một số văn bản của tỉnh Quảng Ninh liên quan tới phát triển Ba kích
TT Tên văn bản Ngày ban hành
Cơ quan
ban hành Nội dung chính 1 Quyết định số 273/QĐ- UBND về việc ban hành chương trình xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2015 13/02/2012 UBND tỉnh - Hỗ trợ thành lập Hội Ba kích Quảng Ninh. - Hỗ trợ xác lập quyền sở hữu trí tuệ nhãn hiệu chứng nhận Quảng Ninh cho rượu Ba kích. - Hỗ trợ xây dựng quy chế, quy trình quản lý nhãn hiệu chứng nhận. - Hỗ trợ xây dựng bản đồ vùng nguyên liệu. - Hỗ trợ xúc tiến thương mại thông qua việc giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ.
2 Quyết định số 2901/QĐ- UBND về
05/12/2014 UBND tỉnh - Hỗ trợ 1 triệu đồng/ha cho công tác tuyên truyền, họp triển khai
19 chính sách khuyến khích phát triển hàng hóa nông nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2014-2016
công tác dồn điền đổi thửa;
- Hỗ trợ 100% kinh phí đầu tư hệ thống được điện trục chính và trạm biến áp, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống xử lý nước thải, đường giao thông trục chính;
- Hỗ trợ 50% chi phí để xây dựng nhà sơ chế, bảo quản, chế biến tối đa không quá 2 tỷ đồng/người sản xuất/dự án;
- Hỗ trợ 60% chi phí mua giống, tối đa không quá 100 triệu đồng/người sản xuất/dự án;
- Hỗ trợ đầu tư, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ
Sản phẩm Ba kích được tỉnh Quảng Ninh xác định là một trong những sản phẩm đặc trưng, có thế mạnh ưu tiên hỗ trợ thúc đẩy phát triển. Trong giai đoạn 2010 – 2015, tỉnh Quảng Ninh đã phê duyệt, ban hành 02 văn bản hỗ trợ phát triển vùng nguyên liệu, chế biến và tiêu thụ sản phẩm cây Ba kính, cụ thể:
20
- Về chính sách hỗ trợ xây dựng, phát triển thương hiệu sản phẩm rượu Ba kích Quảng Ninh: Ngày 13/02/2012, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã
ban hành Quyết định số 273/QĐ-UBND về việc ban hành chương trình xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2015. Ba kích là một trong 23 sản phẩm nông nghiệp được ngân sách Nhà nước hỗ
trợ 100% kinh phí (2,8 tỷ đồng) để triển khai dự án “Tạo lập, quản lý và phát
triển nhãn hiệu chứng nhận Quảng Ninh cho sản phẩm rượu Ba kích tỉnh Quảng Ninh”. Dự án đã triển khai một số nội dung:
+ Thành lập Hội Ba kích Quảng Ninh với các thành viên là Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện Hoành Bồ, Ba Chẽ, Tiên Yên, Vân Đồn và đại diện một số cơ sở sản xuất, kinh doanh Ba kích trên địa bàn tỉnh (HTX toàn Dân, Công ty Cổ phần xây dựng và sản xuất Bia – Rượu – Nước giải khát Cẩm Phả, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển nông nghiệp An Hưng);
+ Xác lập quyền sở hữu trí tuệ nhãn hiệu chứng nhận Quảng Ninh cho rượu Ba kích. Ngày 13/6/2014, Cục Sở hữu trí tuệ đã ra Quyết định số 33649/QĐ-SHTT về việc cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu chứng nhận rượu Ba Kích Quảng Ninh.
+ Xây dựng quy chế, quy trình quản lý nhãn hiệu chứng nhận.
+ Xây dựng bản đồ vùng nguyên liệu và vùng sản xuất rượu Ba kích. Vùng nguyên liệu cho sản phẩm rượu mang nhãn hiệu chứng nhận Quảng Ninh được các định gồm các huyện: Ba Chẽ, Tiên Yên, Hoành Bồ, Vân Đồn, Bình Liêu, Hải Hà và Đầm Hà. Đây là các địa điểm có thổ nhưỡng và điều kiện khí hậu thích hợp cho việc phát triển cây Ba kích trong hiện tại và tương lai.
+ Hỗ trợ xúc tiến thương mại thông qua việc giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ xuân Hạ Long 2013, hội chợ Agroviet 2013 tại Hà Nội, hội chợ thương mại-du lịch Quảng Ninh 2014.
21
Thông qua việc hỗ trợ triển khai dự án, danh tiếng và giá trị của rượu Ba kích Quảng Ninh đã từng bước nâng cao vị thế trên thị trường, nâng cao tính cạnh tranh và tiềm năng phát triển.
Nguồn: Dự án xây dựng nhãn hiệu chứng nhận Ba Kích Quảng Ninh
Hình 3.1. Bản đồ quy hoạch vùng nguyên liệu trồng Ba kích Quảng Ninh
- Về chính sách hỗ trợ phát triển vùng sản xuất tập trung Ba kích: Ngày
05 tháng 12 năm 2014, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Quyết định số 2901/QĐ-UBND về chính sách khuyến khích phát triển hàng hóa nông nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2014-2016. Trong đó, đối với những vùng trồng Ba kích có quy mô trên 30 ha tại các huyện Ba Chẽ, Hoành Bồ, Vân Đồn sẽ được ngân sách Nhà nước cấp tỉnh hỗ trợ các nội dung sau:
- Hỗ trợ 1 triệu đồng/ha cho công tác tuyên truyền, họp triển khai công tác dồn điền đổi thửa;
22
- Hỗ trợ 100% kinh phí đầu tư hệ thống đường điện trục chính và trạm biến áp, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống xử lý nước thải, đường giao thông trục chính;
- Hỗ trợ 50% chi phí để xây dựng nhà sơ chế, bảo quản, chế biến tối đa không quá 2 tỷ đồng/người sản xuất/dự án;
- Hỗ trợ 60% chi phí mua giống, tối đa không quá 100 triệu đồng/người sản xuất/dự án;
- Hỗ trợ đầu tư, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ gồm:
+ Tối đa 100% cho các nội dung sau: chi phí thuê chuyên gia, cán bộ kỹ thuật; tham quan học tập kỹ thuật trong và ngoài nước; đào tạo, tập huấn kỹ thuật cho cán bộ kỹ; hội thảo, tập huấn mở rộng; phân tích mẫu để kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm, hàng hoá; mua tài liệu, tư liệu, số liệu, sách, tạp chí tham khảo, tài liệu kỹ thuật, bí quyết công nghệ, tài liệu chuyên môn, các loại xuất bản phẩm; mua giống vật nuôi, cây trồng…
+ Tối đa 50% cho các nội dung sau: công lao động phổ thông trực tiếp; cua dụng cụ, bảo hộ lao động; cua nguyên, nhiên vật liệu phục vụ trực tiếp và có tính quyết định đến công nghệ chuyển giao của dự án; khấu hao tài sản cố định; mua máy móc, thiết bị phục vụ trực tiếp và có tính quyết định đến công nghệ chuyển giao của dự án; mua tài sản thiết yếu, phục vụ trực tiếp cho dự án.
Quảng Ninh là tỉnh đầu tiên và duy nhất trong cả nước ban hành và có mức hỗ trợ cao cho cây Ba kích. Việc tỉnh Quảng Ninh ban hành Quyết định số 2901/QĐ-UBND đã kịp thời tháo gõ khó khăn cho các huyện trong việc hỗ trợ đẩy mạnh phát triển vùng nguyên liệu Ba kích.
Mặc dù đã bước đầu đã tạo được cơ chế đẩy mạnh phát triển Ba kích Quảng Ninh. Tuy nhiên, thời hạn quy định của chính sách chỉ có hiệu lực trong 3 năm (2014-2016), trong thời gian quá mới chủ yếu tập trung hỗ trợ 60% cây giống để phát triển vùng nguyên liệu, các nội dung liên quan đến đầu tư hạ tầng dùng chung, chế biến vẫn chưa được triển khai.
23
Do đó, để duy trì và phát triển sản phẩm ba kích Quảng Ninh, cần đề xuất tiếp tục kéo dài thời gian hỗ trợ của chính sách đến năm 2020. Trong đó phải ưu tiên nguồn lực hỗ trợ nâng cao năng suất cây trồng, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư các cơ sở, nhà máy chế biến các sản phẩm cao cấp từ củ Ba kích, đặc biệt là hỗ trợ mở rộng thị trường tiêu thụ hướng tới xuất khẩu.
Như vậy, tỉnh Quảng Ninh đã có một số văn bản rất cụ thể tạo điều kiện cho các địa phương, doanh nghiệp và hộ dân phát huy thế mạnh của địa phương để phát triển loài cây Ba kích, đáp ứng nhu cầu của địa phương và đảo bảo tính cạnh tranh tạo thế mạnh cho loài cây Ba kích.