Đánh giá công tác quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng công tác quản lý bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia phong nha kẻ bàng (Trang 48 - 53)

4.1.4.1. Năng lực công tác thực thi pháp luật

Năng lực cán bộ thực thi pháp luật bảo vệ rừng ở VQG PN-KB cơ bản đáp ứng được ở mức tương đối để thi hành luật và xây dựng các quy chế cho VQG nhưng vẫn còn một số hạn chế. Theo đánh giá nhanh thì chỉ có khoảng 75% cán bộ kiểm lâm có đủ năng lực để thi hành luật cho công tác bảo vệ VQG, tuy nhiên chỉ khoảng 15% kiểm lâm qua các lớp tập huấn về kỹ năng và nghiệp vụ. Bên cạnh đó các trang thiết bị và công cụ hỗ trợ cho công tác thi hành luật còn hạn chế, thiếu kinh phí hoặc kinh phí rất hạn hẹp để có thể tuần tra giám sát trong thời gian dài hoặc tuần tra nhiều lần trong tháng. Biên

39

chế kiểm lâm hiện nay mới chỉ đáp ứng khoảng 50% so với yêu cầu theo quy định của Nghị định 117. Tất cả những hạn chế nêu trên đã ảnh hưởng đến hiệu quả thi hành luật của kiểm lâm và chưa thật sự hiệu quả. Từ đó cần phải có một đánh giá về nhu cầu đào tạo cho tất cả cán bộ của VQG, trong đó có cán bộ thi hành luật bảo vệ rừng để có kế hoạch đào tạo. Cung cấp trang thiết bị thiết yếu, cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác tuần tra bảo vệ rừng. Nâng cao rèn luyện thể lực, kỹ năng và nghiệp vụ cho kiểm lâm, kể cả khoá tập huấn về sơ cấp cứu ban đầu.Tập huấn cho kiểm lâm về kỹ năng tuyên truyền giáo dục môi trường và nâng cao nhận thức cho cộng đồng.

4.1.4.2. Xác định và cắm mốc ranh giới

Việc xác định và cắm mốc ranh giới đã được thực hiện ngay sau khi VQG có quyết định thành lập tuy nhiên chỉ có chính quyền địa phương biết đến ranh giới của VQG còn người dân địa phương là người sử dụng đất giáp ranh lại không biết hoặc có biết nhưng không được xác định rõ ràng. Hiện tại VQG PN-KB đã xác định và cắm mốc ở hầu hết những điểm mà ranh giới khó nhận biết ở phần diện tích cũ, tuy nhiên vẫn còn một số khu vực như: ranh giới giữa VQG và xã Tân Trạch, ranh giới của VQG với đất sản xuất của người dân ở hai thôn Trằm Mé và Phong Nha xã Sơn Trạch vẫn chưa rõ ràng. Bên cạnh đó người dân sống trong khu vực lại đang có những tác động bất lợi đến VQG như phát nương làm rẫy và chăn thả gia súc trong những khu vực giáp ranh với ranh giới của VQG. Một điều cũng rất bất cập đó là iện tại trên các xã vùng đệm có những diện tích rừng do chính quyền địa phương quản lý nằm giáp ranh với VQG có gái trị đa dạng sinh học cao nhưng lại không được bảo vệ theo quy chế của rừng đặc dụng do đó nguồn tài nguyên nơi đây ngày càng cạn kiệt bới áp lực săn bắt và khai thác bất hợp pháp của cộng đồng địa phương. Trong khi đó ranh giới của VQG nằm cách khá xa so với các trạm bảo vệ rừng do đó đôi khi cán bộ của VQG chỉ tuần tra ở khu vực rừng do

chính quyền địa phương quan lý chứ không tuần tra trong vùng rừng của VQG vì khoảng cách đi lại quá xa và đây cùng là một bấp cất trong việc xác định ranh giới và phạm vi tuần tra bảo vệ rừng. Phần diện tích mở rộng về quy hoạch đã được hoàn tất và có Quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ nhưng chưa được cắm mốc ranh giới ngoài thực địa. Để triển khai có hiệu quả công tác tuần tra bảo vệ rừng cũng như để người dân và chính quyền địa phương biết được ranh giới giữ VQG và ranh giới đất rừng của xã quản lý cần sớm triển khai việc xác định ranh giới trên thực địa phần mở rộng và cắm mốc theo quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Tiến hành rà soát, phục hồi lại các cột mốc, đóng thêm các cột mốc ở những nơi chưa rõ ràng trên phần ranh giới cũ và xác định rõ về ranh giới của VQG với xã Tân Trạch và ranh giới của VQG với đất sản xuất của hai thôn Trằm Mé và Phong Nha xã Sơn Trạch.

4.1.4.3. Công tác bảo vệ rừng

Hiện tại VQG PN-KB có tất cả 10 trạm bảo vệ rừng và 1 tổ cơ động để tuần tra kiểm soát bảo vệ rừng, công tác tuần tra bảo vệ rừng và kiểm soát tình hình ra vào của người dân trong khu vực quản lý của VQG đã thực hiện một cách nghiêm túc song hiệu quả chưa cao. Một số người dân ở những thôn/bản gần VQG vẫn vào trong khu vực rừng của VQG để lấy củi, thu hái lâm sản phụ, chăn thả gia súc ở các khu vực rừng giáp ranh. Công tác bảo vệ rừng ở đây vẫn chưa phát huy tối đa hiệu quả một phần do mật độ dân số vùng đệm cao và số lượng kiểm lâm thấp. Địa bàn quản lý của mỗi trạm bảo vệ lại quá rộng và khoảng cách quá xa khó tiếp cận. Để hạn chế các vấn đề ở trên cần thực hiện một số giải pháp đó là tăng số lượng cán bộ kiểm lâm theo Nghị định 117/2010/ND-CP của Chính phủ cho VQG. Nâng cao nhận thức cho cộng đồng địa phương về các giá trị, lợi ích, bộ luật và quy định của VQG. Triển khai có hiệu quả các hoạt động trong quy hoạch phát triển vùng

41

đệm về các phương án sinh kế thay thế ở các thôn/bản ở khu vực vùng đệm song phải gắn liền với công tác bảo tồn.

4.1.4.4. Giáo dục và nhận thức

Hiện tại VQG Phong Nha – Kẻ Bàng chưa có chương trình giáo dục, nhận thức nào được triển khai dài hạn. Trước đây có một vài chương trình giáo dục, nâng cao nhận thức nhưng chỉ đáp ứng một phần nhu cầu và nội dung, phương thức hoạt động chưa phong phú. Người dân địa phương được đóng góp một số ý kiến đối với các quyết định liên quan đến quản lý bảo vệ VQG nhưng không có vai trò trực tiếp trong quá trình quản lý và sự tham gia của họ chưa nhiều. Chưa xác định được công tác giáo dục môi trường và nâng cao nhận thức ở vùng đệm VQG là hoạt động cốt lõi và ưu tiên, mới chỉ thực hiện nhỏ lẻ và chưa thường xuyên. Tuy nhiên được sự hỗ trợ kinh phí của một số dự án như dự án Vườn rừng (FFI), dự án bảo tồn thiên nhiên (Frankfurt) và sự nổ lực của bộ phận cán bộ làm công tác truyền thông đã thành lập 5 câu lạc bộ bảo tồn trên 5 xã vùng đệm, sinh hoạt mỗi tháng một lần và hiện nay đã kéo dài sang mỗi quý họp 1 lần. Các câu lạc bộ ở xã Sơn Trạch và Phúc Trạch được đánh giá là hoạt động đang có chiều hướng “teo dần” do kinh phí không có. Năm 2004 dự án 661 đã hỗ trợ một khoản kinh phí cho tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức nhưng chủ yếu tập trung vào phổ biến luật và quy chế về bảo vệ rừng. Có rất ít hoạt động truyền thông giáo dục môi trường trong các trường phổ thông ở vùng đệm. Hiện nay UBND tỉnh Quảng Bình và các ngành chức năng đã và đang quảng bá hình ảnh của khu Di Sản thiên nhiên Thế giới VQG PNKB trong phạm vi trong nước và quốc tế. Chính vì vậy để làm tốt vấn đề này phải xây dựng một chiến lược truyền thông trên cơ sở có nghiên cứu đánh giá về thái độ và nhận thức và mối đe doạ trong cộng đồng địa phương và phải chỉ ra được đối tượng tiếp cận và với những thông điệp rõ ràng. Để mỗi người dân và các bên liên quan nhận thức được

trách nhiệm, lợi ích và niềm tự hào mà VQG đang mang lại phải ưu tiên kinh phí cho hoạt động truyền thông và nâng cao nhận thức trong cộng đồng. Nên duy trì hoạt động của các câu lạc bộ bảo tồn, đánh giá lại hiệu quả, cải tiến nội dung và phương thức hoạt động. Đào tạo cán bộ truyền thông TOT và cung cấp trang thiết bị truyền thông. Thiết kế, in ấn và phổ biến tư liệu truyền thông cho các nhóm đối tượng mục tiêu với các thông điệp cụ thể (Áp phích, tờ rơi giới thiệu về VQG và các thông điệp bảo tồn). Xây dựng các sản phẩm truyền thông thông qua các phương tiện Ti vi, Radio, đài phát thanh ở các xã và thôn bản. Nguồn thu từ hoạt động kinh doanh du lịch phải được hỗ trợ cho hoạt động truyền thông giáo dục môi trường và nâng cao nhận thức cho cộng đồng địa phương về vai trò và tầm quan trọng cảu các giá trị ĐDSH của VQG PN-KB.

4.1.4.5. Cộng đồng địa phương

Vai trò của cộng đồng địa phương cũng được khẳng định thông qua việc tham gia một phần vào quá trình thảo luận đưa ra quyết định quản lý nhưng không có vai trò trực tiếp trong quá trình quản lý. Cộng đồng địa phương được đóng góp ý kiến trực tiếp đối với một số quyết định liên quan đến quản lý VQG nhưng sự tham gia của họ dang ở mức độ thấp. Trong quá trình quy hoạch và xây dựng dự án đầu tư đã tiến hành các cuộc tham vấn cộng đồng ở các xã vùng đệm của VQG thông qua việc tổ chức các cuộc họp tham vấn ở các xã vùng đệm trong quá trình xây dựng Kế hoạch Quản lý hoạt động. Đã có sự hợp tác giữa Ban quản lý VQG và những người địa phương tổ chức thực hiện kinh doanh du lịch để tăng cường sự trải nghiệm cho du khách và duy trì các giá trị của VQG. Nguồn thu từ kinh doanh du lịch một phần nhỏ được đóng góp cho VQG để tái đầu tư cho công tác bảo tồn và giáo dục môi trường nhưng chưa lớn. Các vấn đề và thách thức của VQG được xác định trong cuộc họp tham vấn với cộng đồng đã được phân tích và đưa vào Kế hoạch quản lý cho giai đoạn 2013-2018 như quy hoạch ranh giới vườn và quy

43

hoạch sử dụng đất trong vùng đệm; Các kiểu sử dụng tài nguyên rừng của người dân vùng đệm và ngoài vùng đệm ở trong vùng lõi và vùng đệm của VQG; Các đề xuất liên quan đến dự án bảo tồn vùng lõi và phát triển sinh kế trong vùng đệm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng công tác quản lý bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia phong nha kẻ bàng (Trang 48 - 53)