Thảm thực vật rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng công tác quản lý bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia phong nha kẻ bàng (Trang 34 - 37)

Kết quả giải đoán ảnh vệ tinh Spot 5 (2011) và điều tra thực địa từ các năm 2006, 2011 và 2013 cho thấy toàn khu vực được che phủ bởi 93,57% diện tích rừng kín thường xanh, trong đó rừng nguyên sinh ít bị tác động chiếm 83,74% tổng diện tích VQG. Có thể khẳng định đây là một VQG có độ che phủ và tỷ lệ rừng nguyên sinh lớn nhất trong hệ thống các khu rừng đặc

25

dụng của Việt Nam và các khu vực núi đá vôi trên thế giới. Kết quả tương tác về địa chất, địa mạo và khí hậu thủy văn đã tạo ra sự đa dạng về các kiểu thảm thực vật, đặc biệt là các kiểu sinh cảnh rừng. Dựa theo hệ thống phân loại và vẽ bản đồ các kiểu thảm thực vật ở Châu Á của Tổ chức Lương thực Thế giới (FAO, 1989), thảm thực vật rừng ở VQG Phong Nha - Kẻ Bàng có các kiểu chủ yếu sau, (xem Bảng 2.2):

Bảng 3.2: Diện tích các kiểu thảm thực vật và sinh cảnh

Kiểu thảm Diện tích (ha) %

Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới chủ

yếu cây lá rộng trên núi đá vôi >700m 31,464.00 25.51 Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới chủ

yếu cây lá rộng trên núi đất >700m 1061.14 0.86 Rừng kín nhiệt đới chủ yếu cây lá kim trên núi

đá vôi >700m 2,145.00 1.74

Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới chủ

yếu cây lá rộng trên núi đá vôi dưới 700m 71,512.36 57.99 Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới chủ

yếu cây lá rộng trên núi đất 11,029.00 8.94

Rừng thứ sinh nhân tác trên núi đá vôi 2,300.00 1.86 Rừng thứ sinh nhân tác trên núi đất vùng thấp 1,731.00 1.40

Rừng hành lang ngập nước định kỳ 154.30 0.13

Cây bụi cây gỗ rải rác trên núi đá vôi 325.00 0.26 Trảng cỏ cây bụi, cây gỗ rải rác trên núi đất 1,212.00 0.98

Sinh cảnh trên đất khác 392.20 0.32

Tổng cộng 123,326.00 100.00

Nguồn: Luận chứng khoa học mở rộng VQG Phong Nha - Kẻ Bàng (2013)

Sự đa dạng về các kiểu rừng và sinh cảnh, lại ở vào vị trí địa lý trung tâm miền Trung dẫn đến hệ quả tất yếu về sự đa dạng của khu hệ thực vật. Kết quả của các cuộc khảo sát hệ thực vật VQG Phong Nha - Kẻ Bàng đã

thống kê được 196 họ, 939 chi, 2.744 loài thực vật bậc cao có mạch phân theo các nhóm sau:

Bảng 3.3: Thống kê hệ thực vật VQG Phong Nha - Kẻ Bàng

Taxon Số họ Số chi Số loài

1. Psilotophyta 1 1 1 2. Lycopodiophyta 2 3 17 3. Equisetophyta 1 1 2 4. Polypodiophyta 23 78 202 5. Pinophyta 6 10 19 6. Magnoliophyta 163 846 2503 - Magnoliopsida 134 659 1958 - Liliopsida 29 187 545 Tổng 196 939 2744

Nguồn: Luận chứng khoa học mở rộng VQG Phong Nha - Kẻ Bàng (2013)

Do vị trí trung tâm ở khu vực miền Trung Việt Nam nên hệ thực vật Phong Nha - Kẻ Bàng thể hiện nơi giao lưu của 2 khu hệ thực vật phía Nam và phía Bắc. Ở đây là ranh giới tận cùng phía Nam của 1số loài thực vật phía Bắc và cũng là ranh giới tận cùng phía Bắc của một số loài thực vật phía Nam. Bên cạnh đó địa hình khối núi đá vôi tương đối độc lập, nên không chỉ đa dạng thực vật phân bố rộng mà Phong Nha - Kẻ Bàng còn là trung tâm phân bố của một số loài thực vật đặc hữu hẹp, thống kê trong danh mục thực vật đã phát hiện 427 loài thực vật đặc hữu của Việt Nam. Đặc biệt ở vùng này có 1 chi đặc hữu đơn loài Oligoceras thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) với loài Oligoceras eberhardtii. Hơn nữa, ở đây vừa phát hiện một loài mới cho khoa học và đặc hữu hẹp cho khu vực núi đá vôi thuộc ngành Hạt trần

(Gymnospermae) trên đỉnh núi đá đó là Calocedrus rupestris Averyanov. Riêng họ Lan, các chuyên gia nghiên cứu đã xác định được tên 28 loài Lan đặc hữu của Việt Nam (Averyanov và các cộng sự).

27

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng công tác quản lý bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia phong nha kẻ bàng (Trang 34 - 37)