Quá trình hình thành Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng công tác quản lý bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia phong nha kẻ bàng (Trang 28 - 29)

Phong Nha và Kẻ Bàng là hai địa danh chỉ khu vực Động Phong Nha liền với khối núi Kẻ Bàng. Đây là một trong những khu vực có giá trị đa dạng sinh học cũng như giá trị tự nhiên mang tính toàn cầu. Đó là hệ sinh thái rừng nhiệt đới trên núi đá vôi liền khối được coi là lớn nhất thế giới nằm ở giữa biên giới Việt - Lào. Khu vực này cũng là trung điểm của Trung Trường Sơn, nơi được đánh giá là một trong 200 trung tâm đa dạng sinh học toàn cầu (WWF 2000 - Global 200) và là hai trong số hơn 60 vùng chim quan trọng của Đông Dương (BirdLife International, 2002). Những giá trị đa dạng sinh học cũng như các giá trị địa chất, địa mạo ở hai khu vực này là một thực thể thống nhất, khó có thể tách rời nhau. Chính vì vậy từ năm 1999, Viện Điều tra Quy hoạch Rừng đã phối hợp với UBND tỉnh Quảng Bình đề xuất chuyển hạng khu bảo tồn thiên nhiên Phong Nha thành VQG Phong Nha - Kẻ Bàng với quy hoạch hơn 147.000 ha.

- Năm 1994 khu Bảo tồn thiên nhiên Phong Nha chính thức thành lập. Năm 2001 Chính phủ Thủ tướng có Quyết định số 189/2001/QĐ- TTg về việc chuyển hạng khu BBTN Phong Nha thành Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng với diện tích 85.754 ha.

- Đến tháng 7/2003 VQG Phong Nha- Kẻ Bàng được công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới, đáp ứng tiêu chí (viii) – Đại diện quá trình hình thành trái đất và giá trị địa chất (tiêu chí (i) trước đây)

- Ngày 5/7/2013 theo Quyết định số 1062/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh ranh giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, theo đó VQG được mở rộng về phía Bắc trên địa bàn huyện Minh Hóa lên tổng diện tích 123.326 ha, vùng đệm cũng được mở rộng có diện tích 220.269 ha.

19

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng công tác quản lý bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia phong nha kẻ bàng (Trang 28 - 29)