Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng công tác quản lý bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia phong nha kẻ bàng (Trang 38 - 42)

Vùng đệm VQG PNKB bao gồm diện tích của 154 thôn/ bản, thuộc 13 xã ở 03 huyện Minh Hóa, Bố Trạch và Quảng Ninh, nằm về phía tây tỉnh Quảng Bình. Vùng đệm của VQG PNKB đã và đang là nơi sinh sống của hơn 15.000 hộ gia đình với khoảng 65.000 nhân khẩu, thuộc về 3 tộc người chính:

29

người Việt (hay còn gọi là người Kinh với một nhóm nhỏ tự nhận là người Nguồn); người Bru-Vân Kiều (gồm các nhóm Trì, Ma-coong phân bố ở xã Thượng Trạch, Tân Trạch huyện Bố Trạch; nhóm Khùa sinh sống chủ yếu ở xã Dân Hóa, Trọng Hóa huyện Minh Hóa) và người Chứt (với các nhóm nhỏ như Sách, Mày, Rục và A rem: Người Arem định cư ở bản 39, xã Tân Trạch trong vùng lõi VQG PNKB; người Rục sinh sống ở vùng đệm, xã Thượng Hoá huyện Minh Hóa. Arem và Rục hiện là 2 nhóm nhỏ nhất trong tộc người Chứt. Năm 2006, nhóm Arem chỉ có 202 người; nhóm Rục có 322 người. Trong vùng trung tâm khu di sản có 1 bản định cư là Bản 39 (hay Bản Arem) thuộc xã Tân Trạch huyện Bố Trạch. Dân số của bản gồm 46 hộ, 202 khẩu, toàn bộ là người Arem. Năm 1962 chính phủ đã lập khu định cư mới là bản 39 mang tên xã Tân trạch cho người Arem. Tuy nhiên, đời sống của họ vẫn còn nhiều khó khăn. Bảng 3.6. Thành phần dân tộc các xã khu vực VQG Tổng nhân khẩu Kinh

Bru Vân Kiều Chứt

Vân

Kiều Khùa

Ma

Coong Trì Rục Sách Mầy Arem

Dân Hóa 3519 457 1621 1441 Hóa Sơn 1607 640 4 963 Thượng hoá 3095 2323 10 392 300 62 8 Trọng Hóa 3636 80 2969 587 Trung Hóa 5287 5287 Hưng Trạch 11104 11104 Phúc Trạch 2719 2719 Sơn Trạch 10761 10761 Tân Trạch 10653 10511 142 Thượng Trạch 401 401 Xuân Trạch 2457 32 2347 60 18 Phú Định 5734 5734 Trường sơn 3972 1681 2291 Cộng 64945 51329 2433 4604 2347 60 392 1263 2090 427

i) Dân tộc Bru Vân Kiều

Bru-Vân Kiều là một trong 21 tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Môn – Khơme, ngữ hệ Nam Á, được xác định là cư dân bản địa ở khu vực miền núi nước ta. Họ sinh sống chủ yếu dựa vào canh tác rẫy với các công đoạn phát, đốt, chọc, trỉa, chăm sóc và thu hoạch cùng kỹ thuật xen canh nhiều loại cây trên một mảnh rẫy trong một năm canh tác và luân canh trên nhiều mảnh rẫy trong suốt cuộc đời. Hoạt động săn bắt, hái lượm và đánh cá cung cấp cho họ nhiều nguồn lợi từ rừng nên họ sống gắn bó mật thiết với rừng và có truyền thống khai thác rừng một cách bền vững. Đây cũng là nhóm cư dân phát triển hình thức sở hữu rừng cộng đồng làng, thậm chí trên làng hay liên làng. Trong số các tộc người của dân tộc Vân Kiều thì nhóm người Vân Kiều có số lượng lớn nhất phân bố hầu hết khắp các tỉnh dọc dãy núi Trường Sơn. Nhóm người Trì (còn gọi là Tia Rì, Chà Ly, Trùi...) và Ma Coong (hay Ma Cong, Mường Kong) có số lượng rất ít phân bố ở xã Thượng Trạch, Tân Trạch (Bố Trạch) và một phần bên Lào. Nhóm Khùa phân bố tập trung ở xã Dân Hoá của huyện Minh Hoá.

ii) Dân tộc Chứt

Người Chứt cùng với người Kinh, người Mường và người Thổ là 4 tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Việt – Mường, ngữ hệ Nam Á, là chủ nhân lâu đời của khu vực trung du, đồng bằng và các vùng đất bằng chân núi ở phía Bắc Việt Nam. Quê hương xa xưa của người Chứt được xác định là địa bàn 2 huyện Bố Trạch và Quảng Trạch (tỉnh Quảng Bình). Do nạn giặc giã và thuế khóa nặng nề nên họ phải chạy lên vùng núi, dần chuyển sâu vào khu vực phía tây 2 huyện Minh Hóa và Bố Trạch như hiện nay. Tư liệu cho biết các nhóm Rục, Sách đã cư trú tại khu vực miền núi Quảng Bình được trên 500 năm. Cũng như người Bru-Vân Kiều, từ lâu người Chứt đã sống dựa vào canh tác nương rẫy du canh và săn bắt, hái lượm các sản phẩm từ rừng. Trừ nhóm

31

Sách sống dựa chủ yếu vào nông nghiệp, hai nhóm Rục và Arem hái lượm và săn bắt chiếm vị trí quan trọng, thậm chí là nguồn sống chính của họ trong những năm nương rẫy mất mùa.

iii) Ngƣời Rục và ngƣời Arem

Theo tiếng dân tộc Chứt ở Quảng bình thì Rục có nghĩa là: nơi nước lặn xuống đất để chảy ngầm dưới đất hoặc nước từ ngầm nổi lên trên. Arem có nghĩa là: mái đá, lèn đá, hang đá hoặc vòm đá. Người Arem và người Rục là hai nhóm nhỏ của dân tộc Chứt, đồng thời cũng là hai trong các nhóm người có dân số ít nhất trong toàn quốc. Hiện nay, hai nhóm này sống dọc biên giới cả ở Việt Nam và Lào, Người Rục có dân số khoảng trên 500 người, còn người Arem khoảng trên 400 người.

iv) Ngƣời Kinh

Người Kinh là dân tộc chủ thể của đất nước, vốn có nguồn gốc từ vùng trung du miền núi phía Bắc, nhưng đã tiến xuống khai thác vùng đồng bằng châu thổ Bắc bộ và từ lâu đã nổi tiếng với hoạt động cấy trồng lúa nước. Ngày nay, người Kinh đã và đang có mặt ở mọi miền của đất nước, từ bắc và nam, từ đồng bằng, hải đảo đến trung du và miền núi. Với các huyện miền núi phía Tây tỉnh Quảng Bình, người Kinh cũng chiếm một tỷ lệ dân số khá lớn. Tại xã Thượng Hóa (huyện Minh Hóa) người Kinh chiếm tới 72,5% dân số toàn xã (2.393/3.300). Số người Kinh ở đây tự nhận là người Nguồn, nhưng dường như họ là người Kinh ở hai tỉnh Hà Tĩnh và Nghệ An di cư vào khu vực này trong khoảng thời gian từ vài chục đến gần 100 năm nay. Đây là nhóm cư dân đã phát triển hình thức tư hữu nên từ việc khai hoang đất làm ruộng trồng lúa, đất trồng các loại cây lương thực, thực phẩm khác đến vào rừng khai thác các sản vật rừng tất cả đều mang tính cá nhân, phục vụ mục đích riêng của từng cá nhân và gia đình.

Chƣơng 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng công tác quản lý bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia phong nha kẻ bàng (Trang 38 - 42)