Đánh giá các mối đe dọa nổi trội liên quan đến công tác quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng công tác quản lý bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia phong nha kẻ bàng (Trang 54 - 58)

tồn đa dạng sinh học của VQG PN-KB

Kết quả đánh giá các mối đe dọa đã cho thấy có tất cả 13 mối đe dọa tuy nhiên đề tài chỉ lựa chọn hai mối đe dọa trực tiếp và có ảnh hưởng cao nhất đối với công tác bảo tồn ĐDSH của VQG để đưa vào phân tích đánh giá là: Khai thác gỗ và Săn bắn và bẫy bắt động vật hoang dã trái phép. Theo kết quả đánh giá cho điểm hai mối đe dọa này cho đến thời điểm điều tra tháng 5 năm 2013 vẫn đang hiện hữu và cũng là hai mối đe dọa cao nhất.

Hình 4.2: Đánh giá và cho điểm xếp hạng các mối đe dọa

Nguồn: Đánh giá nhu cầu bảo tồn VQG Phong Nha-Kẻ Bàng

(Mức độ đe dọa được cho điểm từ 0 đến 50,

tương ứng với mức độ từ không có đến nghiêm trọng nhất)

i) Săn bắn và bẫy bắt động vật hoang dã

Bẫy bắt động vật hoang dã là mối đe doạ lớn nhất đối với tính toàn vẹn về đa dạng sinh học của VQG PNKB. Các loài bị đe doạ chủ yếu trong VQG PNKB là các loài linh trưởng và các loài thú lớn. Ngoài ra, một số loài khác

45

cũng bị bẫy bắt như lợn rừng, cầy hương, nhím, rùa và rắn. Hoạt động bẫy bắt diễn ra ở khắp các khu vực trong vùng đệm và vùng lõi Vườn Quốc gia PN- KB và diễn ra quanh năm. Đặc biệt, săn bắn, bẫy bắt thường tập trung ở những nơi có nhiều hang động và nơi có nguồn nước trên bề mặt phong phú. Hoạt động này xảy ra chủ yếu trong vùng lõi đối với các loài thú lớn, thú trung bình và các loài khỉ, ccác loài thú nhỏ như chuột và sóc lại được bẫy bắt ở trong vùng đệm. Kết quả tham vấn ở xã Thượng Hóa và Hóa Sơn cho thấy, những thợ săn chuyên nghiệp thường kết hợp với thu hái nhiều sản phẩm khác từ rừng. Họ dùng bẫy bằng dây cáp kim loại (dây phanh xe đạp) được sử dụng phổ biến. Đôi khi hoạt động săn bắt có sự hỗ trợ của chó săn chuyên nghiệp để phát hiện con mồi và vây bắt các loài thú như tê tê, rùa, rắn. Phương pháp săn bắn bằng súng trước kia khá phổ biến, nhưng hiện nay đã không còn săn bắn mà chủ yếu sử dụng bẫy. Nguyên nhân chủ yếu của hoạt động bẫy bắt động vật bao gồm:

 Trong vùng đệm của VQG vẫn đang có những cá nhân là đầu nậu thu mua các nguồn tài nguyên rừng bất hợp pháp;

 Năng lực thực thi pháp luật của các cơ quan thực thi pháp luật ở địa phương còn hạn chế;

 Nhu cầu của thị trường về thịt động vật hoang dã và giá trị thương mại cao.

 Nhu cầu và thói quen sử dụng động vật hoang dã làm thực phẩm ở một số vùng và tập tục truyền thống của người dân địa phương sống gần rừng;

 Thiếu việc làm và nguồn thu nhập thay thế cho gia đình;

 Thiếu nhận thức về bảo tồn, quy chế và luật pháp liên quan đến bảo vệ các loài động vật hoang dã và bảo tồn Vườn quốc gia.

Hoạt động bẫy bắt là mối đe dọa chính lên sự sống còn của các loài động vật hoang dã trong khu vực, đặc biệt là các loài kiếm ăn và di chuyển

trên mặt đất. Theo kết quả phân tích về các vụ phi phạm lâm luật từ năm 2010 đến 2012 có 32 vụ vận chuyển động vật hoang dã và thịt động vật hoang dã, vì vậy có thể thấy rằng áp lực về bẫy bắt động vật hoang dã đang là vấn đề trong công tác bảo tồn ĐDSH ở VQG Phong Nha – Kẻ Bàng.

ii) Khai thác gỗ trái phép

Mặc dù Vườn Quốc gia đã có những nỗ lực to lớn để ngăn chặn hoạt động khai thác gỗ bất hợp pháp nhưng hoạt động này vẫn diễn ra ở trong vùng lõi và mức độ khá mạnh ở vùng đệm, chủ yếu nhằm vào một số loài có giá trị thương mại. Các loài gỗ quý hiếm có giá trị thương mại cao được khai thác ở nước Lào và trong vùng lõi của VQG còn các loài gỗ gia dụng phần lớn được khai thác trong vùng đệm hiện do các lâm trường và chính quyền địa phương quản lý. Duy nhất xã Hóa Sơn, hiện tại khai thác gỗ vẫn chưa thấy xuất hiện trong vùng lõi của khu vực mở rộng. Hoạt động khai thác gỗ xảy ra quanh năm, nhưng nhiều hơn vào thời điểm nông nhàn (sau mùa thu hoạch nông sản). Hoạt động khai thác gỗ do cả người dân địa phương lẫn người đến từ các huyện khác trong tỉnh thực hiện vì mục đích dân dụng và thương mại. Nguyên nhân của hoạt động khai thác gỗ trái phép là do:

 Gỗ Huê và các loại gỗ quý có giá trị thương mại rất cao đã là động lực thúc đấy sự quan tâm tìm kiếm của hầu hết các “lâm tặc” trong và ngoài vùng đệm VQG Phong Nha-Kẻ Bàng.

 Trong vùng đệm của VQG vẫn đang có những cá nhân là đầu nậu các nguồn tài nguyên khai thác bất hợp pháp.

 Năng lực thực thi pháp luật của các cơ quan thực thi pháp luật ở địa phương còn hạn chế đặc biệt là các hoạt động phối hợp liên ngành.

 Nguồn gỗ trong các khu rừng của vùng đệm đã bị cạn kiệt nên gỗ trong vùng lõi của VQG hiện đang là mục tiêu khai thác cho tiêu dùng tại chỗ và buôn bán.

47

 Do thiếu việc làm và nguồn thu nhập thay thế cho thu nhập của hộ gia đình trong vùng đệm.

 Nhiều hộ gia đình ở vùng đệm không có đủ đất lâm nghiệp cho nhu cầu của họ hay để trồng rừng/kết hợp nông lâm nghiệp.

Hậu quả của hoạt động khai thác gỗ trái phép là nhiều loài gỗ lớn trở nên rất hiếm hoặc thậm chí mất hẳn trong vùng do tình trạng khai thác quá mức kéo dài, ví dụ như gỗ Huê (Dalbergia tonkinensis) và Trầm hương (Aquilaria crassna). Kết quả thực thi pháp luật của kiểm lâm VQG qua các năm đều cho thấy số vụ vi phạm liên quan đến gỗ luôn luôn cao hơn số vụ liên quan đến động vật hoang dã. Trong 3 năm 2010-2012, trong tổng số 125 vụ vi phạm có 93 vụ liên quan đến khai thác và vận chuyển gỗ trái phép.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng công tác quản lý bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia phong nha kẻ bàng (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)