Hạn chế về nhân sự và năng lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng công tác quản lý bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia phong nha kẻ bàng (Trang 64 - 70)

Căn cứ vào kết quả đánh giá nhu cầu bảo tồn cho thấy hiện tại VQG đang thiếu cán bộ công nhân viên chức so với quy chế quản lý các khu bảo tồn và VQG của Chính phủ theo Nghị định 117/2010/ND-CP. Hiện tại số lượng cán bộ kiểm lâm của VQG là 125 cán bộ chỉ mới đáp ứng được 50 % số lượng cho phép theo quy định của Nghị Định. Để thực hiện công tác truyền thông và nâng cao nhận thức chỉ duy nhất có một cán bộ phụ trách. Tương tự như vậy cũng chỉ có một cán bộ phụ trách các hoạt động liên quan đến cộng đồng địa phương trong vùng đệm. Ngoài ra, năng lực của đội ngũ cán bộ VQG PN-KB hiện nay còn thấp, chưa đáp ứng các tiêu chuẩn theo yêu cầu để thực hiện công tác bảo vệ và bảo tồn các giá trị ĐDSH của VQG. Tại thời điểm này, đánh giá nhu cầu đào tạo cho cán bộ VQG vẫn chưa được thực hiện, tuy nhiên, nhìn chung có khoảng 75% cán bộ kiểm lâm có năng lực trong công tác thực thi pháp luật trong VQG, trong số đó có 15 % đã được

55

đào tạo chính thức về các kỹ năng cơ bản trong thực thi pháp luật bảo vệ rừng. Đa số các cán bộ của VQG đang thiếu năng lực cơ bản cần thiết để thực hiện hiệu quả công việc của họ như: kỹ năng truyền thông, lập kế hoạch và viết báo cáo. Các kỹ năng và kiến thức liên quan đến bảo tồn như kỹ năng xác định các loài có giá trị bảo tồn cao, kỹ năng thực thi pháp luật đối với các loài hoang dã và kỹ năng xây dựng và áp dụng các chương trình giám sát và nghiên cứu vẫn còn thiếu. Lổ hỗng về năng lực cho thấy thiếu kinh phí cho hoạt động đào tạo, tập huấn cán bộ và thiếu hoạt động xây dựng năng lực trong kế hoạch đầu tư cho VQG giai đoạn 2001-2006.

Trang thiết bị phục vụ cho công tác thực thi pháp luật và công cụ hỗ trợ còn thiếu rất nhiều. Có rất ít hoặc không có kinh phí cho hoạt động tuần tra dài ngày hoặc tuần tra định kỳ. Những hạn chế này dẫn đến công tác bảo vệ hiệu quả thấp.

i) Đối với đội ngũ trực tiếp làm công tác quản lý bảo vệ rừng là Kiểm lâm

Hiện tại chưa có đánh giá về nhu cầu đào tạo cho cán bộ của Hạt Kiểm lâm VQG nhưng với kết quả đánh giá nhanh một số kỹ năng liên quan đến tuần tra và thực thi pháp luật của kiểm lâm VQG cho thấy năng lực kiểm lâm VQG đang thiếu hụt ở nhiều lĩnh vực, (xem Bảng 4.2).

Bảng 4.2: Kết quả phỏng vấn và đánh giá nhanh về năng lực của kiểm lâm VQG Phong Nha – Kẻ Bàng

Tên lĩnh vực Số cán bộ có năng lực Tổng cán bộ VQG Tỷ lệ (%)

Sử dụng công cụ hỗ trợ 46 129 35.7

Sử dụng GPS 89 129 69.0

GPS và Bản Đồ 38 129 29.5

GPS, Bản đồ và máy tính 2 129 1.6

Xử lí vi phạm/hồ sơ, biên bản 51 129 39.5

Hiểu biết về Văn bản pháp luật 49 129 38.0

Kết quả điều tra và đánh giá nhanh một số lĩnh vực cơn bản của kiểm lâm VQG ở bảng 4.2 cho thấy: Sự thiếu hụt về năng lực của kiểm lâm VQG trong tuần tra và và thực thi pháp luật. Tỉ lệ cao nhất cũng chỉ đạt 69% tổng số kiểm lâm biết sử dụng GPS ở mức cơ bản (mở máy, lưu tọa độ điểm), chỉ có 30% kiểm lâm có thể biết tra cứu, xác định giữa ghi nhận của GPS và bản đồ và chỉ 2 kiểm lâm (1,6%) biết chuyển thông tin ghi nhận từ GPS lên phần mềm bản đồ trong máy vi tính. Số lượng kiểm lâm biết sử dụng các loại công cụ hỗ trợ cũng chỉ có khoảng 36%. Có khoảng 40% trong tổng số kiểm lâm VQG biết cách lập biên bản và xử lý các vụ vi phạm lâm luật và 30% kiểm lâm hiểu và biết về các văn bản pháp lý cơ bản để xử lý các vụ vi phạm lâm luật. Nguyên nhân thiếu hụt về năng lực trên là do một số nguyên nhân sau:

- Thiếu công cụ hỗ trợ, thiếu trang thiết bị điều tra và cùng với đó là thiếu các lớp tập huấn sử dụng, đặc biệt là lớp tập huấn cho kiểm lâm để chính kiểm lâm đó tập huấn lại cho đồng nghiệp của mình.

- Tất cả các trạm kiểm lâm không có bản đồ địa hình để sử dụng trong tuần tra, lập kế hoạch tuần tra và làm báo cáo tuần tra.

- Tất cả các trạm kiểm lâm không có máy tính và chưa được biết và chưa được tập huấn cơ bản về GIS.

- Đối với mỗi trạm chỉ có trạm trưởng và trạm phó là người có năng lực và hiểu biết về trình tự xử lý các vụ vi phạm lâm luật và các văn bản pháp lý liên quan. Đại đa số kiểm lâm viên đều thiếu hụt trầm trọng về lĩnh vực này do thiếu tập huấn và thiếu việc cập nhật thường xuyên các văn bản pháp luật có liên quan đến công tác bảo vệ rừng và nghiệp vụ Kiểm lâm.

57

Bảng 4.3: Đánh giá năng lực của lãnh đạo trạm kiểm lâm VQG với chuẩn năng lực của ASEAN.

Các kỹ năng Chuẩn ASEAN

(cấp độ)

Lãnh đạo trạm VQG

Mức chung 3 (tổng thể) 2 (cơ bản)

Kỹ năng tổng thể X X

Quản lý nguồn tài chính 3 (cơ bản) 2 (cơ bản)

Quản lý nhân sự 3 3

Phát triển nhân lực và tập huấn 3 2

Quản lý và phát triển dự án 3 -

Truyền thông 3 (cơ bản) 2 (cơ bản)

Kỹ năng thông tin và kỹ thuật 2 1 (cơ bản)

Kỹ năng thực địa 3 2

Đánh giá tài nguyên thiên nhiên 1 (cơ bản) 1 (cơ bản) Đánh giá về KT và Xã hội 3 (cơ bản) 2 (cơ bản)

Phát triển bền vững và cộng đồng 2 2 (cơ bản)

Quản lý khu vực 1 1 (cơ bản)

Thực thi pháp luật 3 3(cơ bản)

Các hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng

1 1

Các cấp độ được mô tả như sau:

Cấp độ 1 bao gồm các kỹ năng chung cho tất cả các nhân viên trong lĩnh vực liên quan đến việc nhận dạng các hoạt động bất hợp pháp. Cấp độ 1 là các kỹ năng chuyên môn cho các cán bộ kiểm lâm tuần tra giám sát.

Cấp độ 2 bao gồm các hoạt động thi hành chủ động hơn dẫn đến việc bắt và tạm giữ các nghi phạm và thu thập chứng cứ. Cấp độ 2 bao gồm việc sử dụng súng như một nghiệp vụ chuyên môn, tùy thuộc vào chính sách cấp quốc gia và cấp khu vực.

Cấp độ 3 là các kỹ năng tập trung vào việc lãnh đạo và xử lý các trường hợp những đối tượng chống người thi hành công vụ, các mối quan hệ với cảnh sát, tư pháp và cộng đồng là rất cần thiết cho việc thi hành có hiệu quả.

Cấp độ 4 liên quan đến khuôn khổ pháp lý và quy định cho việc thi hành và các bối cảnh quốc gia và quốc tế của tội phạm động vật hoang dã.

So sánh về chuẩn năng lực của trạm trưởng (lãnh đạo trạm kiểm lâm) trạm kiểm lâm của Hạt kiểm lâm VQG PNKB với tiêu chuẩn của ASEAN cho thấy:

- Tổng thể trên toàn vườn: ở cấp độ 2 (cở bản) trong đó chuẩn ASEAN yêu cầu/đề xuất là cấp độ 3.

- Thực thi pháp luật: cùng ở cấp độ 3 nhưng đối với trạm trưởng của VQG chỉ mức độ cơ bản.

ii) Hoạt động nâng cao năng lực cho Kiểm lâm VQG PN-KB

Theo kết quả thu tập từ các trạm kiểm lâm của VQG, lực lượng kiểm lâm đã tham gia các lớp tập huấn liên quan đến tuần tra, thực thi pháp luật, nhận biết về động vật hoang dã và hiểu biết về công ước buôn bán quốc tế đối với các loài hoang dã (CITES). Kết quả chỉ ra rằng nhu cầu tập huấn cho kiểm lâm VQG là rất cần thiết và cần phải tăng cường trong thời gian tới, trong đó hoạt động thực thi pháp luật mới chỉ có gần 30% số kiểm lâm được tham gia tập huấn.

Hình 4.9: Kiểm lâm VQG tham gia các lớp tập huấn hiện tại

Nguồn: kết quả điều tra tháng 5 năm 2013

59

iii) Sự phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành liên quan

Trong công tác quản lý bảo vệ rừng của tỉnh Quảng Bình và Khu vực VQG Phong Nha-Kẻ Bàng, UBND tỉnh Quảng Bình1 đã chỉ đạo các cơ quan thực thi pháp luật trong tỉnh bằng rất nhiều văn bản của Chủ tịch và Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Quy chế phối hợp liên ngành trong lĩnh vực thực thi pháp luật bảo vệ và phát triển rừng và phòng cháy chữa cháy rừng đã được ký kết giữa các cơ quan thực thi pháp luật ở phạm vi cấp tỉnh và khu vực VQG Phong Nha-Kẻ Bàng. Các đơn vị tham gia trong quy chế bao gồm Kiểm Lâm, Công An, Quân Đội, Bộ đội biên phòng, chính quyền địa phương cấp huyện và chủ rừng. Tuy nhiên qua các cuộc phỏng vấn có thể thấy các cơ quan thực thi pháp luật trên địa bàn trong khu vực VQG Phong Nha-Kẻ Bàng hiện đang hoạt động khá độc lập trong công tác thực thi pháp luật BVR. Sự phối hợp và hợp tác liên ngành chỉ được thực hiện qua các vụ việc đột xuất và khi được yêu cầu hoặc chỉ đạo của UBND tỉnh. Sự kiểm tra của Chi cục kiểm lâm đối với kiểm lâm VQG còn hạn chế và chỉ tập trung vào bộ phận pháp chế của Hạt kiểm lâm. Tuần tra truy quét liên ngành là một hoạt động của quy chế phối hợp giữa các cơ quan thực thi pháp luật. Cho đến nay các quy chế phối hợp chỉ dừng lại ở các đợt truy quét liên ngành khi sự việc đã xảy ra. Các bên liên quan chủ chốt đến công tác bảo vệ và quản lý ở khu vực xung quanh VQG PNKB gồm có chính quyền huyện Bố Trạch, Quảng Ninh và Minh Hoá, chính quyền các xã vùng đệm và các lâm trường Quốc doanh. Trong vài năm qua, Ban Quản lý VQG cũng nhận được sự hỗ trợ từ công an, bộ đội biên phòng và các Hạt Kiểm lâm huyện Bố Trạch và Minh Hoá. Tuy nhiên, sự phối hợp này chỉ được thiết lập và thực hiện sau khi xảy ra các hoạt động khai thác trái phép lớn, đáng chú ý là các hoạt động khai thác gỗ trái phép. Các

1

Từ báo cáo “Thực thi pháp luật bảo vệ rừng tại Khu vực Phong Nha – Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình: Tổng quan về khung pháp lý và quản lý thông tin vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng. Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã – WCS. Tháng 5 – 2013”

hoạt động phối hợp liên quan đến thực thi pháp luật về bảo vệ rừng cần phải được tăng cường và thể chế hoá thông qua việc xây dựng quy chế phối hợp cụ thể giữa VQG và các bên liên quan, sau đó thực hiện nâng cao nhận thức cho các bên liên quan và các đơn vị quản lý rừng ở khu vực vùng đệm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng công tác quản lý bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia phong nha kẻ bàng (Trang 64 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)