Đánh giá tình hình vi phạm lâm luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng công tác quản lý bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia phong nha kẻ bàng (Trang 58 - 63)

Số liệu vi phạm lâm luật đưa vào phân tích dưới đây do bộ phận Pháp chế, Hạt kiểm lâm VQG PN-KB cung cấp. Bộ số liệu tập hợp của 11 năm từ năm 2002 đến 2012, bộ số liệu này có những hạn chế sau:

i) Không có nguồn gốc của các vụ vi phạm (trong vùng lõi hay vùng đệm); ii) Không có ngày tháng và địa chỉ bắt giữ những vụ vi phạm;

iii) Không có tên, địa chỉ của những người vi phạm bị bắt giữ;

Bộ số liệu 11 năm về việc khai thác gỗ lậu chỉ thống kê số vụ vi phạm liên quan đến gỗ và động vật hoang dã. Theo báo cáo này tổng số vụ vi phạm lâm luật từ năm 2002 đến 2012 là 1.484 vụ vi phạm về khai thác, vận chuyển gỗ gỗ lậu và săn bắt động vật hoang dã ở khu vực vùng đệm và trong VQG PN-KB.

Hình 4.3: Tổng hợp các vụ vi phạm 11 năm (2002-2012) ở VQGPNKB

Nguồn: Pháp chế, Hạt KL VQG

Nhìn vào hình ở trên ta thấy kết quả thực thi pháp luật trong 3 năm từ 2002 đến 2004 có số vụ vi phạm lâm luật cao nhất và 3 năm có số vụ vi phạm lâm luật thấp nhất là các năm 2010 đến 2012.

49 Năm Tổng số vụ Xử phạt VPHC Vắng chủ % vắng chủ 2002 187 61 126 67,4 2003 255 64 191 74,9 2004 213 40 173 81,2 2005 152 33 119 78,3 2006 141 15 126 89,4 2007 100 23 77 77,0 2008 163 53 110 67,5 2009 113 36 77 68,1 2010 67 10 57 85,1 2011 45 11 33 73,3 2012 48 8 40 83,3 Tổng 1484 354 1129 76,1 Ơ

Nguồn số liệu: Pháp chế, Hạt kiểm lâm PNKB

Với kết quả trên cho thấy số vụ vi phạm vắng chủ qua các năm thường cao hơn số vụ vi phạm có chủ. Điều này cho thấy sự khó khăn trong việc xác định và bắt giữ đối tượng vi phạm. Số vụ vắng chủ trung bình chiếm tới 76% tổng số vụ vi phạm. Nguyên nhân của vấn đề này, lãnh đạo Hạt kiểm lâm VQG đã giải thích là do lâm tặc ở khu vực VQG PN-KB có nhiều kinh

nghiệm vận chuyển gỗ và động vật hoang dã. Thông thường họ có người cảnh giới/trinh sát đi trước trong quá trình vận chuyển, vì vậy khi phát hiện thấy kiểm lâm họ đều bỏ chạy và để lại tang vật gỗ hoặc động vật hoang dã.

Hình 4.4: Kết quả xử lý vi phạm lâm luật 11 năm (2002-2012)

Nguồn: Pháp chế, Hạt KL VQG

Trong 3 năm gần đây từ 2010 - 2012 tổng số vụ vi phạm là 135 vụ, trong đó có có 93 vụ liên quan đến khai thác và vận chuyển gỗ và 42 vụ liên quan đến vận chuyển động vật hoang dã. Năm 2010 có tổng số vụ vi phạm cao nhất, đặc biệt các vụ vi phạm đến khai thác gỗ gấp 3 lần năm 2011 và 2012. Kết quả thực thi pháp luật 3 năm 2010-2012 cũng tương tự như những năm trước về số vụ vắng chủ chiếm tỉ lệ cao với trung bình 80% của 3 năm. Như vậy số vụ vi phạm vắng chủ luôn luôn cao hơn qua các năm, điều này rất có thể liên quan đến hiệu quả thực thi pháp luật của kiểm lâm VQG.

51

Hình 4.5: Thống kê số vụ vi phạm theo tháng qua 3 năm gần đây tại VQG PN-KB

Nguồn: Pháp chế, Hạt KL VQG

Hình 4.6: Số vụ vi phạm lâm luật theo tháng

Nguồn: Pháp chế, Hạt KL VQG

Nhìn vào hình 4.5 và hình 4.6 ở trên chúng ta có thể thầy rằng:

i) Các tháng từ tháng 3 đến tháng 8 có số vụ vi phạm cao hơn, do đây là các tháng nông nhàn và thời tiết thuận lợi cho việc đi rừng.

ii) Các tháng 9 và tháng 10 có số vụ vi phạm ít hơn, do đây là các tháng mùa mưa nên rất khó khăn cho việc vào rừng săn bắt và khai thác.

iii) Các tháng trước Tết và sau Tết cũng có số vụ vi phạm ít hơn, rất có thể đây là những tháng mưa phùn kèm theo với thời tiết lạnh và người dân tập trung vào các hoạt động chuẩn bị và đón tết.

Hình 4.7: So sánh số vụ vi phạm gỗ và động vật hoang dã qua các tháng trong năm

Nguồn: Pháp chế, Hạt KL VQG

Hình 4.8: Các vụ vi phạm lâm luật bắt giữ và xử lý theo trạm kiểm lâm

53

Kết quả bắt giữ các vụ vi phạm lâm luật trong 3 năm (2010-2012), tổ Cơ động và trạm Chà Nòi có số vụ bắt giữ vi phạm lâm luật cao nhất là 50 và 26 vụ. Tốp 2 là trạm Trộ Mợng và trạm số 6, 21và 12 vụ theo thứ tự (Xem Hình 4.7). Từ đó chúng ta có thể thấy rằng các trạm kiểm lâm của VQG Phong Nha – Kẻ Bàng có số lượng vụ bắt giữ vi pham thấp hơn tổ cơ động, bên cạnh đó do tổ cơ động có địa bàn tuần tra kiểm soát rộng trên toàn bộ khu vực VQG do đó số vụ việc bắt giữ các vụ vi phạm là cao nhât. Số vụ bắt giữ vi phạm của Trạm Chà Nòi cũng tương đối cao chiếm thứ 2 trong tất cả các trạm do địa bàn quản lý của trạm kiểm lâm Chà Nòi tiếp giáp với khu vực rừng của xã Thượng Hóa, rừng của Lâm trường Bố Trạch và Lâm trường Minh Hóa mà ở đây là khu vực rừng núi đất nên có rất nhiều loài thú dưới đất sinh sống. Trạm Kiểm lâm 39 nằm trên đường 20 và nằm gần khu dân cư của xã Tân Trạch chỉ kiểm soát việc ra vào VQG của người dân do đó số lượng vụ vi phạm lâm luật bị bắt giữ thấp nhất.

4.3. Những thuận lợi khó khăn trong quản lý đa dạng sinh học tại Vƣờn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng

Theo số liệu thu thập được và phân tích cho thấy hiện nay Vườn Quốc gia đang gặp một số khó khăn trong công tác quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học. Dưới đây là một số điểm hạn chế của VQG trong công tác quản lý bảo vệ và bảo tồn trong những năm qua.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng công tác quản lý bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia phong nha kẻ bàng (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)