Đối với vùng lõi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng công tác quản lý bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia phong nha kẻ bàng (Trang 81 - 99)

4.4 .Đề xuất các giải pháp quản lý đa dạng sinh học cho VQG PN-KB

4.4.1. Đối với vùng lõi

4.4.1.1. Quy hoạch các phân khu chức năng

Tổng diện tích của Vườn Quốc gia là 123.326 ha bao gồm cả khu vực mở rộng. Vườn được quy hoạch thành 3 phân khu chức năng chính, mỗi phân khu có cơ chế quản lý khác nhau, bao gồm: Bốn Phân Khu Bảo vệ nghiêm ngặt, hai Phân Khu phục hồi sinh thái và một Phân Khu Hành chính dịch vụ. Để thúc đẩy cơng tác quản lý và bảo vệ có hiệu quả hơn, phân khu Bảo vệ nghiêm ngặt được phân chia thành các phân khu nhỏ khác nhau.

Phân khu Bảo vệ nghiêm ngặt

Phân khu Bảo vệ nghiêm ngặt có diện tích là 100.296 ha, chiếm 81,32% tổng diện tích của Vườn. Phân khu Bảo vệ nghiêm ngặt được chia thành 4 phân khu nhỏ để tiện cho công tác quản lý như sau:

(a) Phân khu Bảo vệ nghiêm ngặt I. (b) Phân khu Bảo vệ nghiêm ngặt II. (c) Phân khu Bảo vệ nghiêm ngặt III (d) Phân khu Bảo vệ nghiêm ngặt IV

Bảng 4.9: Đề xuất Cơ chế Quản lý cho Phân khu Bảo vệ nghiêm ngặt

Hoạt động Tác động Biện pháp quản lý Khai thác gỗ trái phép Phá vỡ cấu trúc rừng, làm mất sinh cảnh, mất các loài động thực vật Nghiêm cấm Hầm than củi Phá vỡ cấu trúc rừng, làm mất sinh cảnh, mất các lồi động thực vật, ơ nhiễm khơng khí và ơ nhiễm đất đai

Nghiêm cấm

Chưng cất dầu De

Suy thoái rừng, làm mất sinh cảnh, mất các loài thực vật, ảnh hưởng đến quá trình tái sinh tự nhiên

Khai khống Mất rừng và mất sinh cảnh, gây ô

nhiễm, mất các loài động thực vật Nghiêm cấm Xây dựng đường

giao thông, nhà cửa và cơ sở hạ tầng

Mất rừng và mất sinh cảnh, ảnh hưởng đến các lồi động vật hoang dã, gây ơ nhiễm

Hạn chế và phải có quy hoạch và phục vụ cho BVR

Săn bẫy động vật hoang dã

Làm mất các loài động vật, ảnh hưởng đến các loài động vật hoang dã

Nghiêm cấm Sử dụng chất độc

hoặc mìn để đánh bắt cá

Hủy diệt các lồi động vật thủy

sinh, gây ơ nhiễm Nghiêm cấm

Khai thác cây cảnh

Chưa biết nhưng có thể đe doạ

quần thể các lồi thực vật Nghiêm cấm Chăn thả gia súc

Ảnh hưởng đến quá trình tái sinh tự nhiên, sinh cảnh và động vật hoang dã

Nghiêm cấm Đốt rừng Làm mất rừng và sinh cảnh sống Nghiêm cấm Khai thác gỗ củi Ảnh hưởng đến quá trình tái sinh tự

nhiên Nghiêm cấm

Khai thác song mây

Làm mất sinh cảnh, ảnh hưởng đến

các loài động vật hoang dã Nghiêm cấm Khai thác cây

thuốc

mất các loài thực vật, ảnh hưởng tiềm năng đến sinh cảnh sống

Cho phép nhưng phải khai thác bền vững

Khai thác mật ong Nguy cơ cháy rừng

Cho phép nhưng phải nâng cao nhận thức cho người dân địa phương

Phát triển du lịch Làm mất sinh cảnh và ảnh hưởng đến các loài động vật hoang dã

Cho phép xây dựng đường mòn/ đường đi bộ, khu vực nghỉ ngơi và các biển chỉ dẫn phục công tác tuần tra và du lịch.

Theo:(i) Quyết định sô 186/2006/QD-TTg của Chính phủ ngày 14/8/2006; (ii) Quyết định số 18/2007 của UBND tỉnh Quảng Bình ngày 16/08/2007 ban hành quy chế quản lý VQG Phong Nha - Kẻ Bàng;

73

Phân khu Phục hồi sinh thái

Phân khu Phục hồi sinh thái có diện tích là 19.619 ha, chiếm 16,00% tổng diện tích của Vườn. Mục đích của phân khu phục hồi sinh thái là khơi phục diện tích rừng đã bị suy thoái theo điều kiện tự nhiên thông qua q trình phục hồi tự nhiên hoặc có sự hỗ trợ, nhằm làm tăng tổng diện tích sinh cảnh sống cho quần thể các loài động vật hoang dã. Cơ chế quản lý cho phép thực hiện một số hoạt động phù hợp với mục tiêu quản lý đã được quy định theo các văn bản pháp lý.

Bảng 4.10: Đề xuất cơ chế Quản lý Phân khu Phục hồi sinh thái

Hoạt động Tác động Biện pháp quản lý

Khai thác gỗ trái phép Phá vỡ cấu trúc rừng, Làm mất sinh cảnh,

làm biến mất các loài động thực vật Nghiêm cấm

Chưng cất dầu De

Làm suy thoái rừng, Làm mất sinh cảnh, làm biến mất các loài thực vật, ảnh hưởng đến quá trình tái sinh tự nhiên

Nghiêm cấm

Trồng rừng với các loại cây ngoại lai

Làm mất sinh cảnh, làm biến mất các loài

động thực vật Hạn chế

Săn bẫy động vật hoang dã Làm mất các loài động vật, ảnh hưởng

đến sinh cảnh sống Nghiêm cấm

Khai khoáng

Làm mất rừng và sinh cảnh sống, gây ơ nhiễm, làm biến mất các lồi động thực vật

Nghiêm cấm

Xây dựng đường giao thông, nhà cửa, cơ sở hạ tầng khác

Làm mất rừng và sinh cảnh sống, ảnh hưởng đến các loài động vật hoang dã, gây ô nhiễm

Cho phép để phục vụ cho BVR và phải có quy hoạch

Chăn thả gia súc

ảnh hưởng đến quá trình tái sinh tự nhiên, sinh cảnh sống và các loài động vật hoang dã

Nghiêm cấm

Hoạt động Tác động Biện pháp quản lý

Chuyển đổi đất rừng thành đất trồng trọt

Phá huỷ rừng và sinh cảnh sống, làm biến

mất các loài động thực vật Nghiêm cấm

Khai thác mật ong Nguy cơ cháy rừng Cho phép

Khai thác lâm sản ngoài gỗ Khai thác bừa bãi có thể làm biến mất các lồi thực vật và mất sinh cảnh

Hạn chế và theo quy định

Trồng rừng với các loài cây bản địa ở phương

Mở rộng sinh cảnh sống, duy trì đa dạng

sinh học Khuyến khích

Hợp đồng giao khoán bảo vệ rừng

Bảo vệ sinh cảnh sống, duy trì đa dạng

sinh học Khuyến khích

Phát triển du lịch

Làm mất sinh cảnh và ảnh hưởng đến các loài động vật hoang dã

Cho phép xây dựng đường giao thông và cơ sở hạ tầng nhằm bảo vệ và phát triển rừng cũng như phục vụ cho du lịch và các dịch vụ.

Theo:(i) Quyết định sơ 186/2006/QD-TTg của Chính phủ ngày 14/8/2006; (ii) Quyết định số 18/2007 của UBND tỉnh Quảng Bình ngày 16/08/2007 ban hành quy chế quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng;

Phân khu Hành chính dịch vụ

Phân khu Hành chính dịch vụ gồm có Trụ sở Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng ở xã Sơn Trạch. Phân khu này nằm ngoài Phân khu Bảo vệ nghiêm ngặt và Phục hồi sinh thái và có diện tích là 3.411 ha.

75

4.4.1.2. Thiết lập các mục tiêu và chương trình hành động bảo tồn ĐDSH

Mục tiêu tổng thể của VQG PNKB là nhằm đảm bảo quản lý và bảo tồn bền vững các đặc điểm địa chất và địa mạo của DSTG, đồng thời bảo tồn các quá trình sinh thái và hệ động thực vật bị đe doạ toàn cầu của VQG. Bên cạnh đó đầu tư phát triển du lịch sinh thái bền vững dựa vào các giá trị nổi bật toàn cầu của khu vực nhằm nâng cao các lợi ích kinh tế và mang đến sự thịnh vượng cho cộng đồng địa phương cũng như cho tỉnh Quảng Bình. Các hoạt động được đề xuất là

 Cắm mốc ranh giới khu vực mở rộng và nâng cấp các cột mốc ranh giới cũ.

 Tăng cường thực thi pháp luật nhằm giảm thiểu và ngăn chặn các hoạt động bẫy bắt động vật hoang dã, khai thác gỗ và LSNG trái phép.

 Xây dựng cơ chế phối hợp giữa VQG với chính quyền địa phương, Hạt Kiểm lâm huyện và các lực lượng vũ trang cơng an, bộ đội biên phịng trong khu vực để thực hiện cơ chế phối hợp liên ngành trong tuần tra kiểm soát.

 Xây dựng và thực hiện các hướng dẫn, quy chế và thoả thuận với thôn/ bản, cam kết bảo vệ rừng của người dân địa phương.

 Hỗ trợ xây dựng và ký các cam kếtvới các nhà hàng ở địa phương về không sử dụng các sản phẩm từ động vật hoang dã để kinh doanh.

 Xây dựng mạng lưới thông tin ở các thôn, bản nhằm hỗ trợ việc TTPL.

 Thực hiện quy hoạch vùng đệm trong đối với xã Tân Trạch (xác định rõ ranh giới giữa VQG và bản A Rem, xã Tân Trạch)

 Thiết lập hệ thống biển chỉ dẫn/ biển báo, bảng nội quy trong và xung quanh VQG, ưu tiên các khu vực có đơng người qua lại.

 Thành lập ban quản lý phòng chống cháy rừng và các đội phịng cháy chữa cháy rừng có sự tham gia của cộng đồng và chính quyền địa phương.

 Đẩy mạnh công tác giao đất giao rừng đêt hỗ trợ công đồng địa phương nâng cao đời sống thơng qua các mơ hình sinh kế.

77

 Đầy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cho tất cả các đối tượng sống trong vùng đệm của VQG PN-KB

4.4.1.3. Đánh giá hiệu quả hạ tầng cơ sở của hệ thống bảo vệ Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng

Hiện tại có 11 trạm kiểm lâm và có 03 trạm có cổng chắn barrier là trạm số 6 và trạm Trộ Mợng và một trạm kiểm soát liên ngành (Hạt kiểm lâm của huyện Bố Trạch, kiểm lâm VQG và Lâm trường Bố Trạch). Hầu hết các trạm đều nằm trên trục đường chính và tập trung ở dọc ranh giới phía đơng, đơng bắc và đông nam ranh giới VQG, 02 trạm nằm trên trục đường 20 vào xã Tân Trạch và Thượng Trạch. Có hai trạm kiểm lâm nằm quá xa với ranh giới và phạm vi bảo vệ của trạm là Trạm Thượng Hóa cách khoảng 12 km và Trạm Hóa Sơn cách khoảng từ 15- 30 km. Đặc biệt Trạm Hóa Sơn khi tuần tra ở phía tây bắc của diện tích được giao bảo vệ phải mất tới hai ngày mới tới điểm tuần tra (phần tiếp giáp với xã Dân Hóa, gần cửa khẩu Cha Lo). Tại khu vực rừng trên địa bàn xã Hóa Sơn, Chi cục kiểm lâm đánh giá đây là điểm nóng về vi phạm lâm luật liên quan đến khai thác gỗ nên đã thành lập thêm một trạm kiểm lâm vào năm 2011. Như vậy tại xã Hóa Sơn hiện tại có 3 trạm bảo vệ rừng (trạm kiểm lâm của VQG, trạm của Hạt kiểm lâm huyện Minh Hóa và trạm của Lâm Trường Minh Hóa) và một trạm của đồn Biên phòng 585. Các cám bộ kiểm lâm ở xã Hóa Sơn (VQG và Hạt Minh Hóa) cho biết sức ép vào tài nguyên rừng ở khu vực này đã giảm đi rõ rệt từ năm 2011 khi có trạm bảo vệ của Chi cục kiểm lâm thành lập. Các cán bộ của trạm đã tham mưu cho chính quyền xã Hóa Sơn huy động cộng đồng địa phương khai hoang đất trống để trồng hoa màu (lạc và sắn). Đây là yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới việc giảm sức ép vào rừng ở khu vực này. Các cán bộ kiểm lâm của các trạm bảo vệ rừng và bộ đội biên phòng đã phối hợp thường xuyên trong công tác thực thi pháp luật bảo vệ rừng ở khu vực này. Hiện tại hệ thống trạm

bảo vệ rừng của VQG đang trong giai đoạn kiên cố hóa, đã có 5/11 trạm đã được xây kiên cố và đủ không gian sinh hoạt và làm việc cho kiểm lâm. Tại thời điểm khảo sát (tháng 5/2013) có hai trạm Thượng Hóa và Hóa Sơn đang xây dựng kiên cố. Ba trạm cần phải xây dựng kiên cố là: Trạm Km 37, Km 39 và Km 40 và nâng cấp trạm Khe Gát (xem ảnh).

Trạm Km 39 Trạm Km 37

79

Hình 4.11: Bản đồ vị trí của các trạm kiểm lâm của VQGPNKB

Việc bố trí các trạm kiểm lâm như hiện nay cho thấy phần diện tích của VQG thuộc hai xã Thượng Hóa và Hóa Sơn rất lớn trên 30.000ha nhưng chỉ có hai trạm kiểm lâm lại ở quá xa với ranh giới quản lý của hai trạm, đặc biệt là trạm kiểm lâm Thượng Hóa. Do đó trong q trình thực thi pháp luật, nắm bắt thơng tin và vận động người dân của kiểm lâm sẽ kém hiệu quả và cần phải có nguồn chi phí xăng xe rất lớn để phục vụ tuần tra bảo vệ của kiểm lâm trạm Thượng Hóa. Chính vì vậy để tăng cường hơn nữa công tác thực thi pháp luật bảo vệ rừng khu vực ranh giới phía tây, khu vực thơn Bãi Dinh gần cửa khẩu Cha Lo cần phải bổ sung thêm một trạm kiểm lâm để quản lý bảo vệ phần diện tích của VQG và vùng đệm thuộc xã Dân Hóa.

4.4.1.4. Xác định và cắm mốc ranh giới VQG (bao gồm khu vực mở rộng)

Kết quả khảo sát, phỏng vấn và đánh giá từ các trạm kiểm lâm về tình trạng mốc ranh giới của VQG cho thấy. Cột mốc ranh giới được xây dựng từ năm 2005-2006 với 230 mốc chủ yếu tập trung ở phần tiếp giáp với đất sản xuất của các xã: Xuân Trạch, Phúc Trạch và Sơn Trạch. Ranh giới phía đơng nam của VQG với lâm trường Trường Sơn có chiều dài khoảng 14 km vẫn chưa phát đường băng và cắm mốc ranh giới. Tương tự như vậy ranh giới giữa VQG và hai lâm trường Bồng Lai và Minh Hóa cũng chưa xác định trên thực địa. Nhiều chỗ mốc ranh giới đã bị hư hỏng hoặc bị di chuyển đi nơi khác như: khu vực quản lý của Trạm 39, giáp với xã Thượng Trạch, đặc biệt khu vực quản lý của Trạm Chà Nòi tiếp giáp với đất sản xuất của xã Xuân Trạch có 30 mốc nhưng có tới 20 cột mốc đã mất hoặc hư hỏng. Có một vài nơi cột mốc lại nằm trong diện tích đất canh tác của người dân như ở khu vực Trằm Mé xã Sơn Trạch. Hiện tại tuy đã có kế hoạch xây dựng xác định và cắm mốc ở phần mở rộng thuộc hai xã Thượng Hóa và Hóa Sơn song chưa đi vào thực hiện. Với tình trạng ranh giới như trên sẽ gây khó khăn cho cơng tác tuần tra và quản lý của VQG bởi vì các Lâm trường là đơn vị sản xuất trong khi đó VQG quốc gia làm cơng tác bảo tồn. Bên cạnh đó các cột mốc ranh giới lại nằm trong phần đất sản xuất của người dân địa phương, diện tích rùng và đất lâm nghiệp của các xã vùng đệm và VQG không được rõ ràng dẫn đến sẽ gây ra tranh cải về ranh giới và việc lấn chiếm đất rừng sẽ xảy ra và sẽ gây khó khăn cho cơng tác tuần tra kiểm sốt bảo vệ rừng.

Các biển báo của VQG được thiết lập từ năm 2005-2006, với 35 biển và bảng thơng tin về VQG nhưng tình trạng hiện tại đã bị hư hỏng, cũ kỹ và đã xuống cấp nghiêm trọng (xem ảnh dưới).

81

Tình trạng biển báo của VQG

Hình 4.12: Bản đồ hệ thống cột mốc (đỏ) và biển báo (H) đã thiết lập của VQG

Ranh giới phía bắc, phía đơng và đơng nam của VQG tiếp giáp với 13 xã vùng đệm, 3 lâm trường và có hệ thống đường HCM và đường 20 do đó con người có thể xâm nhập vào VQG ngồi tầm kiểm sốt của lực lượng kiểm lâm. Các trục đường lớn như đường HCM và đường vào xã Thượng Trạch tuy thuận lợi cho kiểm tra, tuần tra của lực lượng kiểm lâm nhưng cũng tạo điều kiện thuận lợi cho lâm tặc xâm nhập vào rừng từ những con đường này. Khu vực dân cư và đất canh tác nông nghiệp của các xã Sơn Trạch, Phúc Trạch và Xuân Trạch, Thượng Trạch, Thượng Hóa tiếp giáp với ranh giới của VQG đặc biệt có bản Đng xã Tân Trạch và bản Rào Con xã Sơn Trạch lại nằm

trong vùng lõi là những nơi con người có thể xâm nhập vào trong VQG một cách dễ dàng. Từ đó để hạn chế các tác động vào rừng gây ảnh hưởng tới các giá trị về đa dạng sinh học trong khu vực VQG Phong Nha – Kẻ Bàng cần triển khai có hiệu quả các hoạt động sau:

i) Thành lập mới một trạm kiểm lâm ở phía tây bắc VQG thuộc khu vực Bãi Dinh xã Dân Hóa thuộc huyện Minh Hóa (theo đề xuất trong quy hoạch mở rộng VQG đã được Thủ tướng chỉnh phủ phê duyệt). Xây dựng thêm một trạm phụ tại khu vực Bản Ĩn xã Thượng Hóa để thuận lợi cho cơng tác tuần tra và liên lạc với 3 bản Ĩn, n Hợp và Mị O-Ồ Ồ và Đồn Biên phòng Cà Xèng (585) cũng như công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo vệ rừng và giáo dục mơi trường vì người dân ở các bản này là dân tộc thiểu số và có mức độ phụ thuộc vào rừng rất lớn.

ii) Rà soát và đánh giá chất lượng của hệ thống cột mốc ranh giới cũ để

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng công tác quản lý bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia phong nha kẻ bàng (Trang 81 - 99)