Thực hiện huy động lồng ghép các nguồn vốn để thực hiện phát triển rừng trồng sản xuất, bao gồm: vốn ngân sách, vốn tín dụng và vốn tự có của các thành phần kinh tế tham ra đầu tư trồng rừng:
- Vốn ngân sách: tranh thủ các nguồn vốn ngân sách của tỉnh, của Trung ương hỗ trợ cho người dân phát triển rừng sản xuất.
Đối với chính sách hỗ trợ phát triển rừng trồng nguyên liệu gỗ lớn là mô hình trồng rừng hiệu quả cao về kinh tế, môi trường và xã hội, có thể nghiên cứu, xem xét, áp dụng các cơ chế như sau:
+ Tiếp tục thực hiện các chính sách đầu tư, hỗ trợ đầu tư theo các quy định hiện hành. Trong đó đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép được tiếp tục kéo dài chính sách hỗ trợ trồng rừng gỗ lớn theo Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 đối với việc trồng rừng nguyên liệu gỗ lớn; bổ sung nội dung hỗ trợ chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang kinh doanh gỗ lớn (Hiện nay chính sách này đã kết thúc năm 2015, với nội dung là hỗ trợ trồng mới rừng, mức hỗ trợ 4,5 triệu đồng/ha rừng trồng gỗ lớn – tại Quyết định số 66/2011/QĐ-TTg ngày 09/12/2011 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 về một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007 – 2015).
+ Xây dựng và thí điểm thực hiện chính sách bảo hiểm đối với rừng trồng kinh doanh gỗ lớn để người trồng rừng yên tâm đầu tư kinh doanh gỗ lớn.
+ Nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng lâm nghiệp, đặc biệt là hệ thống đường lâm nghiệp tại các vùng trồng rừng nguyên liệu gỗ lớn tập trung, theo cơ chế đầu tư như đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi hiện nay để giảm chi phí đầu tư cho các thành phần kinh tế tham gia trồng rừng kinh doanh gỗ lớn.
+ Có cơ chế hỗ trợ ban đầu (kinh phí) cho các chủ rừng kinh doanh gỗ lớn để quản lý rừng bền vững theo chuẩn quốc tế nhằm tăng giá trị sản phẩm và hội nhập thị trường quốc tế.
- Vốn tín dụng: Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, đầu tư trồng rừng vay ưu đãi theo quy định tại Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; các Công ty Lâm nghiệp, vay vốn từ các Ngân hàng thương mại để đầu tư trồng rừng.
Đối với chính sách hỗ trợ phát triển rừng trồng nguyên liệu gỗ lớn có thể nghiên cứu, xem xét, áp dụng các cơ chế như sau:
+ Đối với chủ rừng đã có rừng trồng, nếu cam kết kéo dài thời gian chăm sóc, bảo vệ để chuyển sang kinh doanh rừng gỗ lớn (khai thác sau 10 năm) thì được vay tương ứng với 30% giá trị thực tế của diện tích rừng tại thời điểm vay, tiền gốc và lãi trả một lần vào thời điểm khai thác (lãi suất vay thấp hơn lãi suất của Ngân hàng chính sách hoặc lãi suất bằng 0).
+ Đối với chủ rừng trồng lại rừng sau khai thác hoặc trồng mới có cam kết kinh doanh rừng gỗ lớn thì được vay tương ứng với 70% chi phí dự toán đầu tư được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, tiền gốc và lãi trả một lần tại thời điểm khai thác (lãi suất vay thấp hơn lãi suất của Ngân hàng chính sách hoặc lãi suất bằng 0).
- Vốn tự có của nhân dân: Vốn đầu tư vào trồng rừng trang trại, nông lâm kết hợp mà người dân có thể huy động từ nguồn vốn nhàn rỗi để phát triển rừng và thông qua sức lao động trong việc trồng rừng.
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Qua nghiên cứu thực trạng rừng trồng sản xuất trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ, đề tài có một số kết luận sau:
1.1. Về thực trạng rừng trồng sản xuất huyện Yên Lập:
- Trong những năm qua rừng sản xuất của huyện Yên Lập được trồng với loài cây cây trồng chủ yếu là Keo các loại, phục vụ nhu cầu gỗ nguyên liệu giấy. Một số thuận lợi trong SXKD rừng trồng sản xuất huyện Yên Lập như: Có sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, ngành địa phương, khí hậu thời tiết thuận lợi, các dịch vụ khoa học kỹ thuật khá phát triển, có nhiều cơ sở chế biến gỗ,nhu cầu tiêu thụ gỗ rất lớn, đảm bảo đầu ra cho sản phẩm gỗ rừng trồng... Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có một số khó khăn thách thức, chủ yếu như: Yên Lập là huyện nghèo, phần lớn người dân là dân tộc có đời sống khó khăn, tập quán canh tác lạc hậutrên địa bàn huyện chưa có các loại hình nguồn giống có chất lượng cao như vườn giống, rừng giống trồng và chỉ có 02 cơ sở SXKD giống, nên có phần hạn chế trong việc cung ứng cây giống đến người trồng rừng. Diện tích rừng trồng của người dân vẫn còn trồng quảng canh, năng suất, chất lượng và hiệu quả thấp, trong sản xuất chưa có sự hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm, do vậy hiệu quả kinh tế trong sản xuất, kinh doanh các sản phẩm lâm nghiệp còn hạn chế..
- Các mô hình rừng trồng thâm canh gỗ nhỏ có tỷ lệ sống, tỷ lệ cây tốt, các chỉ tiêu sinh trưởng khá cao và không có sự khác biệt nhiều giữa các loài cây với nhau, các chỉ tiêu này cao hơn hẳn so với mô hình rừng trồng quảng canh.
- Về hiệu quả kinh tế, các mô hình đều có lãi, trong đó mô hình rừng trồng gỗ lớn có hiệu quả kinh tế cao nhất. Tuy nhiên, về hiệu quả xã hội, mô hình rừng trồng gỗ lớn cũng là mô hình tạo ra số công lao động trung bình
trên 01 năm là thấp nhất, mô hình trồng rừng thâm canh là mô hình ra số công lao động trung bình trên 01 năm là nhiều nhất. Về hiệu quả môi trường, mô hình rừng trồng Bạch đàn có cường độ xói mòn đất là cao hơn so với các mô hình trồng Keo; mô hình trồng rừng thâm canh có cường độ xói mòn cao hơn so với mô hình trồng rừng quảng canh. Về hiệu quả tổng hợp của các mô hình: mô hình trồng rừng gỗ lớn có Ect cao nhất, vì vậy đây là mô hình hiệu quả nhất; mô hình trồng rừng Bạch đàn có Ect thấp nhất, đây là mô hình kém hiệu quả nhất.
2. Tồn tại
Do điều kiện có hạn, nên đề tài còn có một số tồn tại sau:
- Khối lượng điều tra chưa nhiều nên kết quả phản ánh không hoàn toàn đại diện, vì vậy chỉ mang nhiều ý nghĩa tham khảo.
- Chưa đánh giá được tác dụng cụ thể của các biện pháp kỹ thuật thâm canh đối với năng suất, chất lượng rừng trồng, như vấn đề giống cây trồng, phân bón, các biện pháp kỹ thuật lâm sinh. Chưa đánh giá được nhân tố địa hình có ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, phát triển của rừng trồng hay không.
- Kết quả điều tra đánh giá một số nội dung còn sơ sài, bề ngoài, chưa đi sâu vào các nội dung mang tính cốt lõi như: hiệu quả của việc hợp tác, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm trong lâm nghiệp, việc cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC), việc phân tích hiệu quả của các chính sách còn mang tính định tính.
- Mới chỉ đánh giá tập trung vào các mô hình với các loài cây trồng hiện đang phổ biến trên địa bàn huyện Yên Lập, mà chưa có điều kiện đánh giá các mô hình trồng các loài cây bản địa khác, nhất là các mô hình rừng trồng cây gỗ lớn (do chưa có mô hình đến tuổi khai thác) để đánh giá, so sánh và đưa ra kết luận, nhằm thực hiện đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, cơ cấu sản
phẩm rừng trồng. Đề tài chưa đánh giá, so sánh được mô hình rừng trồng thuần loài cây kinh tế mọc nhanh với các mô hình trồng rừng nông lâm kết hợp và trồng cây LSNG dưới tán rừng, nhằm đưa ra mô hình sản xuất tối ưu.
- Hiệu quả xã hội của công tác trồng rừng chưa được nghiên cứu, xem xét ở các vấn đề như sự tiếp cận với khoa học kỹ thuật, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần, sự ổn định an ninh trật tự xã hội... Hiệu quả về môi trường của mô hình trồng rừng chưa nghiên cứu, xem xét được tác động của rừng đối với môi trường đất, nước, không khí và sinh vật, thông qua các chỉ số lý, hóa, sinh về môi trường đất, nước, không khí, sinh vật trước và sau khi có rừng...
3. Khuyến nghị
3.1. Trong phát triển, nâng cao hiệu quả rừng sản xuất:
- Trong tổ chức chỉ đạo thực hiện trồng rừng sản xuất tại huyện Yên Lập trong thời gian tới cần tăng cường đầu tư hỗ trợ và tuyên truyền cho các thành phần tham gia trồng rừng theo hướng thâm canh, phát triển rừng cây gỗ lớn; phát triển nguồn giống có chất lượng cao để cung ứng giống tốt cho người dân trồng rừng; tăng cường sự liên kết, hợp tác trong SXKD rừng; thực hiện quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng cho các vùng nguyên liệu tập trung.
3.2. Về khắc phục tồn tại trong nghiên cứu tiếp theo:
- Cần tăng thêm khối lượng điều tra các mô hình trên nhiều dạng lập địa khác nhau, với nhiều mô hình khác nhau để kết quả có tính bao quát, đầy đủ hơn và đưa ra khuyến cáo đa dạng, phù hợp hơn đối với người dân và các thành phần kinh tế tham gia trồng rừng sản xuất tại huyện Yên Lập.
- Các hướng nghiên cứu trong thời gian nên tập trung nghiên cứu đưa ra các giống mới, có năng suất, chất lượng, giá trị cao, phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện kinh tế, kỹ thuật của người dân; xây dựng, hướng dẫn các
biện pháp kỹ thuật trồng, chuyển hóa rừng kinh doanh gỗ lớn phù hợp với các loài cây trồng, các vùng sinh thái khác nhau.
- Nghiên cứu, đánh giá sâu hơn các nội dung về môi trường và xã hội cũng như nghiên cứu, đánh giá thêm về hiệu quả của các mô hình nông lâm kết hợp và mô hình rừng trồng các loài cây khác.
- Nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề giá trị gia tăng trong việc liên kết,
hợp tác sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm trong lâm nghiệp; việc cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC);
- Nghiên cứu xây dựng, đề xuất điều chỉnh các chính sách, quy định hiện hành cho phù hợp với thực tế, như: Quyết định 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ chỉ hỗ trợ trồng mới rừng, không hỗ trợ trồng lại rừng, trong khi giá trị rừng trồng của người dân vùng khó khăn thấp, sau khi khai thác, trừ chi phí khai thác, vận xuất, vận chuyển thì còn lại rất ít. Ngoài ra, khi không thuộc đối tượng được hỗ trợ thì người dân ít có cơ hội được tiếp cận với cây giống, phân bón chất lượng tốt để trồng rừng; mức hỗ trợ trồng rừng cây gỗ lớn thấp (4,5 triệu đồng/ha), trong khi chu kỳ kinh doanh dài đã không hấp dẫn người dân tham gia.
TÀI LIỆU THAM KHẢO * Tiếng việt
1.Bộ Nông nghiệp và PTNT (2013), Quyết định số 1565/QĐ-BNN-TCLN ngày 08/7/2013, phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Hà Nội.
2. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2014), Quyết định số 89/2005/QĐ-BNN, ngày
29/12/2005, Ban hành Quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp, Hà Nội. 3.Bộ Nông nghiệp và PTNT (2014), Quyết định số 4961/QĐ-BNN-TCLN
ngày 17/11/2014, Ban hành danh mục các loài cây chủ lực cho trồng rừng sản xuất và danh mục các loài cây chủ yếu cho trồng rừng theo các vùng sinh thái, Hà Nội.
4.Bộ Nông nghiệp và PTNT (2006), Quyết định số 62/QĐ-BNN ngày 16/8/2006, về Chiến lược phát triển giống cây lâm nghiệp giai đoạn 2006 – 2020, Hà Nội.
5.Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT (2006), Quyết định số 62/2006/QĐ- BNN ngày 16/8/2006, Chiến lược phát triển giống cây trồng lâm nghiệp giai đoạn 2006 – 2020, Hà Nội.
6.Nguyễn Việt Cường (2002), Nghiên cứu lai giống một số loài Bạch đàn, Luận văn Tiến sỹ nông nghiệp, Hà Nội.
7.Nguyễn Việt Cường (2004), Kết quả nghiên cứu lai giống một số loài Bạch đàn, Hội nghị khoa học kỹ thuật lâm nghiệp vùng Bắc Trung bộ do Viện KHLN Việt Nam tổ chức, ngày 25-26 tháng 3 năm 2004, Hà Nội.
8.Phạm Thế Dũng và các cộng tác viên (2003), “Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng Bạch đàn trên đất phèn ở Thạch Hóa – Long An”, Thông tin khoa học lâm nghiệp, Viện KHLN Việt Nam, số 1/2003. 9.Phạm Thế Dũng (2005), “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thâm canh
rừng cho các dòng keo lai được tuyển chọn trên đất phù sa cổ tại Bình Phước làm nguyên liệu giấy”, Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học năm 2000 - 2004, Viện KHLN Việt Nam, Hà Nội.
10.Nguyễn Ngọc Đích, (2004), Nghiên cứu xây dựng mô hình trồng rừng thâm canh một số dòng bạch đàn tuyển chọn, Báo cáo tổng kết đề tài, Viện KHLN Việt Nam, Hà Nội.
11.Vũ Đình Hưởng, Phạm Thế Dũng, Lê Thanh Quang, Nguyễn Thanh Bình (2006), Ảnh hưởng của quản lý lập địa đến sản lượng rừng Keo lá tràm (A. auriculiformis) tại miền nam Việt Nam, Hà Nội.
12.Ngô Văn Hải (2004), “Lợi thế và bất lợi của các yếu tố đầu vào, đầu ra trong sản xuất nông lâm sản hàng hóa ở các tỉnh MNPB”, Hội thảo: Thị trường và nghiên cứu nông lâm kết hợp ở miền núi Việt Nam, Hòa Bình ngày 23 - 25/4/2004.
13.Võ Đại Hải (2004), “Thị trường lâm sản RTSX ở các tỉnh miền núi phía Bắc và các chính sách để phát triển”, Hội thảo: “Thị trường và nghiên cứu nông lâm kết hợp ở miền núi Việt Nam”, Hòa Bình ngày 23 - 25/4/2004.
14.Võ Đại Hải (2006), “Trồng rừng sản xuất vùng miền núi phía Bắc, từ nghiên cứu đến phát triển”, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
15. Lê Đình Khả (1999), Nghiên cứu sử dụng giống Keo lai tự nhiên giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
16.Lê Đình Khả (2000), Nghiên cứu chọn tạo giống và nhân giống cho một số loài cây rừng trồng chủ yếu, Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ lâm nghiệp giai đoạn 1996-2000, tr: 24-29.
17.Phùng Ngọc Lan (1991), “Rừng trồng hỗn loài nhiệt đới”, Tạp chí lâm nghiệp số 3, tr: 12-16.
18.Nguyễn Thị Liệu (2004), Điều tra tập đoàn cây trồng và xây dựng mô hình rừng trồng Keo lưỡi liềm (A. Crassicarpar) trên cát nội đồng vùng Bắc Trung bộ, Hà Nội.
19.Vũ Long (2004), “Ảnh hưởng của chính sách tới phát triển RTSX ở các tỉnh MNPB”, Hội thảo: Ảnh hưởng của chính sách, thị trường và chế biến lâm sản đến phát triển RTSX ở các tỉnh MNPB, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, ngày 21/10/2004, 18 tr.
20.Nguyễn Hoàng Nghĩa (2000), Chọn lọc Bạch đàn Eucalyptus theo sinh trưởng và kháng bệnh ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
21.Nguyễn Hoàng Nghĩa (2001), Kết quả nghiên cứu bảo tồn nguồn gen cây rừng giai đoạn 1996-2000, Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ lâm nghiệp giai đoạn 1996-2000, tr:40-45.
22.Phạm Xuân Phương (2003), Khái quát chính sách lâm nghiệp liên quan đến phát triển rừng nguyên liệu công nghiệp ở Việt Nam, Hội thảo: Nâng cao năng lực và hiệu quả trồng rừng công nghiệp, Hòa Bình, ngày 22 – 23/12/2003.
23.Nguyễn Xuân Quát, Nguyễn Hồng Quân và Phạm Quang Minh (2003),
Thực trạng về rừng trồng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản 5 năm qua, Hội thảo: Nâng cao năng lực và hiệu quả rừng trồng công nghiệp, Hòa Bình, ngày 22 - 23/12/2003.
24.Nguyễn Xuân Quát, (1983 - 1985), Bước đầu xác định cây rừng trồng cho các vùng kinh tế lâm nghiệp, Một số kết quả nghiên cứu khoa học lâm