Nhóm giải pháp về tổ chức quản lý, chỉ đạo sản xuất kinh doanh và cơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả rừng trồng sản xuất tại huyện yên lập, tỉnh phú thọ​ (Trang 99 - 103)

cơ chế chính sách

4.4.1.1. Tổ chức quản lý, chỉ đạo trồng sản xuất

- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về lâm nghiệp như xây dựng,, thực hiện có hiệu quả các Quy hoạch, kế hoạch phát triển lâm nghiệp chuyên ngành, trong đó có rừng sản xuất, phù hợp với từng giai đoạn cụ thể. Tiếp tục thực hiện mô hình chỉ đạo sản xuất đối với các chương trình, dự án thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển rừng của Trung ương, của tỉnh theo hình thức tổ chức Ban chỉ đạo, Ban quản lý chương trình dự án ở cấp tỉnh, cấp huyện

(giao cho cơ quan kiểm lâm) và Ban phát triển rừng ở xã, thôn để tạo sự thông suốt, thống nhất và hiệu quả trong việc tổ chức triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách từ tỉnh đến cơ sở.

Duy trì và đẩy mạnh phát triển Công ty Lâm nghiệp thuộc Tổng công ty Giấy Việt nam để chủ động cung cấp nguyên liệu cho Nhà máy Giấy Bãi bằng. Công ty Lâm nghiệp là đơn vị đảm nhiệm vai trò là trung tâm kỹ thuật, dịch vụ tại địa phương, thực hiện chuyển giao tiến bộ KHKT và liên kết sản xuất với người dân trồng rừng trong vùng.

Tăng cường và khuyến khích mối liên kết giữa các chủ rừng và các nhà máy, các công ty liên doanh trong sản xuất kinh doanh rừng trồng. Khuyến khích liên kết giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Tổ chức tốt công tác tuyên truyền chính sách phát triển rừng, chính sách thu hút đầu tư, đặc biệt là các chương trình, dự án phát triển lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh tỉnh Phú Thọ.

4.4.1.2. Tổ chức sản xuất

Khuyến khích các thành phần kinh tế có năng lực tài chính tham ra phát triển rừng sản xuất với nhiều hình thức tổ chức sản xuất khác nhau đạt hiệu quả cao như:

- Tiếp tục củng cố và đẩy mạnh sản xuất của các Công ty lâm nghiệp trên địa bàn thuộc Tổng công ty giấy Việt Nam. Tạo điều kiện cho Công ty lâm nghiệp sản xuất kinh doanh RTSX để làm hạt nhân cho phát triển lâm nghiệp nói chung. Ngoài nhiệm vụ sản xuất kinh doanh các công ty lâm nghiệp còn phải tham gia công tác khuyến lâm, dịch vụ giống cây trồng, là đầu mối thu gom và tiêu thụ lâm sản cho các hộ gia đình tham gia sản xuất kinh doanh lâm sản.

- Tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất lâm nghiệp, các doanh nghiệp liên kết trong sản xuất với người dân và giữa các doanh nghiệp để thu hút vốn đầu tư sản xuất, ưu tiên các doanh nghiệp có

tiềm lực, có công nghệ cao trong sản xuất, chế biến sâu và thực hiện liên kết với các trang trại, HTX, các gia trại, hộ nông dân. Thực hiện các chính sách thúc đẩy phát triển nhanh kinh tế hợp tác, kinh tế tư nhân để có điều kiện đầu tư sản xuất gắn với thị trường. Tập trung phát triển nâng cao quy mô sản xuất, liên kết với hộ gia đình theo hướng gia trại, trang trại. Phát triển các hình thức kinh tế hợp tác phù hợp với lĩnh vực lâm nghiệp. Chú trọng phát triển hình thức sản xuất lâm nghiệp hộ gia đình, trang trại, cộng đồng dân cư nông thôn và hợp tác xã. Có cơ chế ưu tiên các hộ nghèo, hộ dân tộc ít người và phụ nữ tham gia các hoạt động trồng rừng tập trung và chế biến lâm sản theo quy mô nhỏ của các doanh nghiệp, trang trại lâm nghiệp để tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người sản xuất lâm nghiệp.

- Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho phát triển lâm nghiệp như: Xây dựng vườn giống, rừng giống, xây dựng đường lâm nghiệp... Khai thác triệt để tiềm năng lao động tại chỗ trên địa bàn tại các địa phương tham ra vào phát triển rừng. Xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển lâm nghiệp. Huy động các thành phần kinh tế, các tổ chức tham gia phát triển rừng trồng sản xuất.

- Rà soát, đánh giá diện tích đất trống và rừng trồng sản xuất hiện có để xác định diện tích rừng có thể chuyển hóa để kinh doanh gỗ lớn; diện tích rừng đến tuổi khai thác, có điều kiện lập địa phù hợp có thể trồng lại rừng theo hướng thâm canh để kinh doanh gỗ lớn; diện tích đất trống có khả năng đưa vào trồng mới rừng gỗ lớn; Lập quy hoạch vùng nguyên liệu gỗ lớn gắn với các cơ sở chế biến để thực hiện chuyển hóa rừng trồng hiện có và trồng rừng thâm canh gỗ lớn.

4.4.1.3. Về cơ chế, chính sách và nội dung hỗ trợ

- Có chính sách thu hút vốn đầu tư, khuyến khích sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và hỗ trợ rủi ro cho người sản xuất lâm nghiệp: Khuyến khích các hình thức liên doanh, liên kết (đầu tư, bảo hộ, bao tiêu sản phẩm...) giữa nhà máy, cơ sở chế biến ...với người trồng rừng: Các nhà máy, cơ sở chế biến lâm sản

hợp đồng với chủ hộ được giao đất theo cơ chế cùng đầu tư, cùng hưởng lợi với tỷ lệ ăn chia có phần ưu tiên cho người trồng rừng để thu hút người dân tham gia trồng rừng. Xây dựng quỹ bảo hiểm sản xuất để hỗ trợ cho người dân sản xuất lâm nghiệp khi gặp những rủi ro do thiên tai và biến động của thị trường lâm sản.

- Một số cơ chế, chính sách cụ thể:

+ Tiếp tục xây dựng và thực hiện chính sách phát triển rừng sản xuất thuộc chương trình nông nghiệp trọng điểm của tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 với các nội dung hỗ trợ phù hợp cho giai đoạn mới.

+ Có chính sách tập trung khuyến khích các tổ chức, cá nhân nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào các khâu của quá trình trồng rừng, trong đó trọng tâm là khâu sản xuất cây giống và chế biến lâm sản.

+ Đẩy mạnh thực hiện chính sách ưu đãi về thuế đối với đầu tư của các tổ chức, cá nhân đầu tư vào trồng rừng theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ: vấn đề vốn đầu tư trồng rừng rất quan trọng, vì người trồng rừng phần lớn là người dân vùng sâu, vùng xa, dân tộc thiểu số, đời sống, kinh tế khó khăn, trong khi chu kỳ sản xuất kinh doanh dài, chịu nhiều rủi ro, vì vậy, cần có cơ chế trợ giúp vốn vay có tính đến yếu tố đặc thù là vay với thời gian dài, lãi xuất thấp, trả vốn và lãi một lần vào cuối chu kỳ kinh doanh, sau khi khai thác rừng.

+ Có cơ chế thu hút các doanh nghiệp tham gia đầu tư vào lĩnh vực lâm nghiệp, để tạo động lực thúc đẩy phát triển. Vì đây là đối tượng có nguồn vốn đầu tư, liên kết sản xuất với người dân là đối tượng có đất sản xuất và lao động tại chỗ.

- Về nội dung hỗ trợ:

+ Đối với trồng rừng gỗ nguyên liệu giấy, cần tập trung hỗ trợ cho người dân sử dụng các loại giống vô tích, giống mới công nghệ cao, có chất lượng tốt như Keo lai (mô, hom), Bạch đàn (mô)...

+ Hỗ trợ cho người dân trồng rừng để thực hiện chuyển hóa rừng trồng sang kinh doanh gỗ lớn, trồng lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng những năm đầu, vì đây là mô hình có hiệu quả cao.

+ Hỗ trợ tổ chức, cá nhân xây dựng nguồn giống có chất lượng cao như vườn giống, rừng giống trồng...

+ Hỗ trợ trong việc thành lập Hợp tác xã, Tổ hợp tác để làm cơ sở liên kết, hợp tác sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm trong lâm nghiệp, hoặc trợ giúp người dân liên kết với các doanh nghiệp thông qua hợp đồng, nhằm gia tăng giá trị sản phẩm và sự ổn định trong sản xuất kinh doanh rừng.

+ Trên cơ sở hợp tác, liên kết giữa các hộ dân, hỗ trợ về quản lý, kỹ thuật và kinh phí để thực hiện việc đánh giá, cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC) và hỗ trợ phân tích, tìm kiếm thị trường tiêu thụ lâm sản cho người dân nhằm giúp gia tăng giá trị sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ.

+ Hỗ trợ xây dựng các nhà máy chế biến lâm sản sâu, sử dụng công nghệ cao, tinh chế sản phẩm, nhất là đối với sản phẩm gỗ lớn phục vụ nhu cầu gỗ xây dựng, đồ gia dụng, nhằm gia tăng giá trị sản phẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả rừng trồng sản xuất tại huyện yên lập, tỉnh phú thọ​ (Trang 99 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)