Để đánh giá cơ hội và thách thức trong sản xuất, kinh doanh rừng trồng sản xuất huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ và làm cơ sở khoa học đề xuất các giải pháp thực tiễn nâng cao hiệu quả rừng trồng sản xuất khu vực nghiên cứu, đề tài sử dụng phương pháp SWOT (Strength, Weakness, Opportunities, Threats), Kết quả nghiên cứu được thể hiện tại Bảng 4.12.
Bảng 4.12: Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong sản xuất, kinh doanh rừng trồng sản xuất huyện Yên Lập
Điểm mạnh Điểm yếu
- Diện tích đất rừng sản xuất chiếm một tỷ lệ lớn trong đất lâm nghiệp và đất tự nhiên của huyện; phân bố tương đối tập trung, thuận lợi cho việc hình thành vùng sản xuất quy mô lớn.
- Tính chất đất đai còn tương đối tốt, khí hậu, thời tiết thuận lợi cho nhiều loại cây trồng lâm nghiệp sinh trưởng phát triển, đặc biệt là các loại cây mọc nhanh, phù hợp với điều kiện kinh tế của địa phương và nhu cầu của thị trường.
- Nằm ở tỉnh có nhiều chính sách đầu tư, hỗ trợ phát triển trong lâm nghiệp; công tác tổ chức chỉ đạo sản xuất của các cấp chính quyền và nhân dân trong triển khai thực hiện các chính sách có nhiều kinh nghiệm, đem
- Huyện Yên Lập là huyện nghèo, nền kinh tế nông nghiệp nông thôn nói chung và lâm nghiệp nói riêng còn ở mức thấp. Đòi hỏi cần có sự hỗ trợ của Nhà nước để có điều kiện xây dựng và đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế.
- Phần lớn nông dân sống trong khu vực là người dân tộc, đời sống khó khăn, thiếu vốn sản xuất đầu tư trồng rừng; đất rừng sản xuất được giao với diện tích nhỏ lẻ. Do đó vấn đề đầu tư trồng rừng thâm canh và chuyển hóa, nuôi dưỡng rừng trồng để kinh doanh gỗ lớn nhằm đa dạng hóa sản phẩm gặp nhiều khó khăn.
- Nguồn lao động dồi dào nhưng phân bố không đều, chủ yếu là lao động giản đơn, đó là một bất cập cho việc phát triển một nền sản xuất lâm nghiệp hàng hoá.
lại hiệu quả cao.
- Nguồn nhân lực dồi dào, nhân dân các dân tộc cần cù, siêng năng và có kinh nghiệm trong phát triển rừng qua tham gia thực hiện các chương trình, dự án trồng rừng nhiều năm qua.
- Cơ sở hạ tầng, nhất là hệ thống đường giao thông miền núi tương đối phát triển, là yếu tố thuận lợi để phát triển sản xuất và lưu thông tiêu thụ hàng hoá sản phẩm trong khu vực.
- Có Công ty lâm nghiệp đã trải qua nhiều năm sản xuất kinh doanh, đây là đơn vị có kinh nghiệm trong việc tổ chức sản xuất lâm nghiệp, là lực lượng nòng cốt trong việc xây dựng nền sản xuất lâm nghiệp hàng hoá theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá, là nơi chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và dịch vụ cho người dân trong vùng.
- Trên địa bàn tỉnh có nhiều nhà máy chế biến giấy, chế biến lâm sản lớn, với 709 cơ sở chế biến gỗ, đó là điều kiện thuận lợi cho tiêu thụ sản phẩm rừng trồng, thúc đẩy việc phát triển kinh tế đồi rừng của tỉnh.
- Thị trường, giá cả thiếu ổn định, chu kỳ sản xuất kinh doanh dài, chính sách quản lý thu mua còn nhiều bất cập là yếu tố hạn chế tới việc khuyến khích người dân và các nhà đầu tư trong việc đầu tư vào phát triển lâm nghiệp.
- Chưa có mô hình phát triển rừng sản xuất có hiệu quả kinh tế cao, thân thiện với môi trường giúp người dân có thể làm giàu từ rừng và bảo vệ môi trường sinh thái
- Ngoài công nghiệp chế biến giấy, công nghiệp chế biến lâm sản của tỉnh còn chưa thực sự chú trọng đến thành phẩm mà chủ yếu bán nguyên liệu và sản phẩm sơ chế..
- Sự tác động của con người đến phát triển kinh tế xã hội như xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng các khu công nghiệp, khai khoáng…ảnh hưởng đến rừng.
- Mặc dù cơ sở hạ tầng tương đối phát triển nhưng việc vận chuyển hàng hóa bằng các biện pháp, phương tiện hiệu quả hơn gặp nhiều khó khăn như không có hệ thống sông, ngòi lớn, không có đường sắt để vận chuyển lâm sản đến nơi tiêu thụ
- Trên địa bàn không có nguồn giống cây trồng lâm nghiệp có chất lượng cao như vườn giống, rừng giống trồng nên khó khăn trong việc chủ động sản xuất cây
giống có chất lượng cao trong thời gian trước mắt, trong khi để xây dựng được nguồn giống tốt đòi hỏi cần nhiều kinh phí và thời gian
Cơ hội Thách thức
- Nhận được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của các cấp ủy Đảng, chính quyền, tổ chức đoàn thể các cấp; sự đồng thuận của nhân dân các dân tộc trong huyện trong sự nghiệp phát triển rừng của huyện.
- Là địa phương có nhiều đề xuất, chủ trương phát triển kinh tế đồi rừng, từ đó đã có ảnh hưởng tích cực đến sản xuất lâm nghiệp của huyện Yên Lập. - Các tiến bộ khoa học công nghệ nhất là về khâu giống cây trồng ngày càng được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi trong sản xuất sẽ góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng
- Sản phẩm gỗ lớn rất có tiềm năng, nhất là trong điều kiện khoa học công nghệ về chế biến ngày càng phát triển - Thị trường tiêu thụ mở, có tiềm năng xuất khẩu
- Đất ngày càng thoái hóa do canh tác quảng canh và trồng bạch đàn liên tục nhiều chu kỳ kinh doanh, đã làm giảm năng suất cây trồng do đất kiệt quệ.
- Thiếu cơ chế, chính sách, kinh phí hỗ trợ người dân trồng rừng thâm canh, đầu tư cho chế biến lâm sản theo hướng chế biến sâu
- Chưa có cây lâm nghiệp cho hiệu quả kinh tế cao, tạo điều kiện cho người dân có thể làm giàu từ rừng
Ý thức và tập quán canh tác của một bộ phận người dân còn lạc hậu; tình trạng chồng lấn tranh chấp đất đai vẫn sảy ra khá phổ biến gây khó khăn trong việc triển khai ứng dụng các tiến bộ KHKT trong sản xuất.
- Địa hình chia cắt phức tạp, độ dốc lớn, diện tích giao cho các hộ dân manh mún, nhỏ lẻ, phân tán gây khó khăn trong sản xuất, nhất là việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất.
- Thị trường xuất khẩu tiểu ngạch còn tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Qua Bảng 4.12, nghiên cứu đi đến một số nhận xét về cơ hội và thách thức trong sản xuất, kinh doanh RTSX huyện Yên Lập như sau:
- Về Cơ hội:
+ Huyện Yên Lập có các điểm mạnh như các yếu tố tự nhiên (diện tích, khí hậu) thuận lợi, nguồn nhân lực và thị trường tiêu thụ rộng lớn, các dịch vụ, kỹ thuật khá đầy đủ, đã tạo ra cơ hội thúc đẩy phát triển sản xuất lâm nghiệp theo hướng hàng hóa tập trung.
+ Có nhiều thuận lợi phát triển các loài cây nguyên liệu mọc nhanh, chu kỳ kinh doanh ngắn, phù hợp với nhu cầu thị trường.
+ Có các điều kiện thuận lợi để áp dụng các tiến bộ KHKT trong sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng.
- Về thách thức:
+ Phần lớn người dân sống trong vùng có đời sống khó khăn, thiếu vốn sản xuất đã ảnh hưởng tới việc đầu tư trồng rừng thâm canh, tăng năng suất, chất lượng rừng trồng và chăm sóc, khai thác rừng ở tuổi thành thục công nghê, thành thục thương mại, mà thường khai thác rừng non.
+ Tập quán canh tác lạc hậu chưa có sự biến chuyển tích cực. Nhận thức của nhiều hộ dân về vai trò, tầm quan trọng của việc ứng dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh trong sản xuất còn hạn chế nhất là sử dụng giống không đảm bảo nên năng suất, chất lượng rừng còn hạn chế.
+ Việc nằm trong vùng trung tâm tiêu thụ các sản phẩm gỗ nguyên liệu, ván bóc... cũng đã gây khó khăn, trở ngại lớn đối với việc phát triển rừng gỗ lớn và chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng đa mục tiêu và bền vững.