- Về Cơ hội:
+ Huyện Yên Lập có các điểm mạnh như các yếu tố tự nhiên (diện tích, khí hậu) thuận lợi, nguồn nhân lực và thị trường tiêu thụ rộng lớn, các dịch vụ, kỹ thuật khá đầy đủ, đã tạo ra cơ hội thúc đẩy phát triển sản xuất lâm nghiệp theo hướng hàng hóa tập trung.
+ Có nhiều thuận lợi phát triển các loài cây nguyên liệu mọc nhanh, chu kỳ kinh doanh ngắn, phù hợp với nhu cầu thị trường.
+ Có các điều kiện thuận lợi để áp dụng các tiến bộ KHKT trong sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng.
- Về thách thức:
+ Phần lớn người dân sống trong vùng có đời sống khó khăn, thiếu vốn sản xuất đã ảnh hưởng tới việc đầu tư trồng rừng thâm canh, tăng năng suất, chất lượng rừng trồng và chăm sóc, khai thác rừng ở tuổi thành thục công nghê, thành thục thương mại, mà thường khai thác rừng non.
+ Tập quán canh tác lạc hậu chưa có sự biến chuyển tích cực. Nhận thức của nhiều hộ dân về vai trò, tầm quan trọng của việc ứng dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh trong sản xuất còn hạn chế nhất là sử dụng giống không đảm bảo nên năng suất, chất lượng rừng còn hạn chế.
+ Việc nằm trong vùng trung tâm tiêu thụ các sản phẩm gỗ nguyên liệu, ván bóc... cũng đã gây khó khăn, trở ngại lớn đối với việc phát triển rừng gỗ lớn và chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng đa mục tiêu và bền vững.
4.3. Đánh giá hiệu quả mô hình rừng trồng chủ yếu huyện Yên Lập
4.3.1. Đánh giá năng suất chất lượng mô hình rừng trồng sản xuất huyện Yên Lập Yên Lập
Qua điều tra và khảo sát thực trạng trồng rừng sản xuất tại khu vực nghiên cứu cho thấy một số mô hình rừng trồng với loài cây chủ yếu là Keo
lai (Acacia mangium + auriculiformis), Keo tai tượng (trồng từ cây con được sản xuất bằng hạt mua từ nước ngoài - hạt ngoại) (Acacia mangium), Keo tai tượng (trồng từ cây con được sản xuất bằng hạt ở trong nước - hạt nội) (Acacia mangium) và Bạch đàn (Eucalyptus urophyla). Đây là các mô hình rừng trồng với quy mô lớn, là các loài cây mọc nhanh, dễ trồng, đầu tư thấp, thu hồi vốn nhanh và phù hợp với nhu cầu thị trường trong khu vực. Trong đó áp dụng các biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh chủ yếu được thực hiện tại Công ty Lâm nghiệp Yên Lập, với mục tiêu trồng rừng gỗ nhỏ làm nguyên liệu giấy, loài cây trồng là Keo lai, Keo tai tượng (hạt ngoại), Keo tai tượng (hạt nội) và Bạch đàn. Rừng trồng của người dân tự đầu tư vốn trồng rừng chủ yếu trồng cây Keo tai tượng (hạt nội), hầu như không có mô hình áp dụng các biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh mà chủ yếu làm theo kinh nghiệm, vốn đến đâu đầu tư đến đó, lựa chọn cây giống trôi nổi ngoài thị trường, ít khi có phân bón lót, trồng với mật độ dầy, cuốc hố nhỏ, chăm sóc rừng vào những lúc nông nhàn, không theo quy trình kỹ thuật. Diện tích rừng này thường khai thác rừng non khi trong nhà thiếu tiền chi tiêu, nên có rất ít diện tích rừng trồng Keo đạt đến tuổi thành thục công nghệ, khai thác ở năm thứ 7. Qua khảo sát có 01 hộ gia đình đã nuôi dưỡng rừng trồng Keo lai đến năm thứ 14.
Để đánh giá hiệu quả của các mô hình rừng trồng sản xuất trong khu vực nghiên cứu, nhằm bước đầu đưa ra các luận chứng kinh tế, kỹ thuật, giúp các nhà quản lý có định hướng trong phát triển kinh tế đồi rừng trong khu vực, qua kết quả khảo sát, đề tài đã lựa chọn 04 mô hình trồng rừng thâm canh các loài cây khác nhau là Keo lai, Keo tai tượng (hạt ngoại), Keo tai tượng (hạt nội), Bạch đàn của Công ty Lâm nghiệp Yên Lập; 01 mô hình trồng rừng quảng canh cây Keo tai tượng hạt nội (của hộ ông Hà Kim Liên – Khu 4 - xã Minh Hòa) và 01 mô hình trồng rừng cây gỗ lớn Keo lai (hộ ông Nguyễn Tiến Thịnh – Thị trấn Yên Lập).
Một số hình ảnh các mô hình trồng rừng sản xuất tại huyện Yên Lập
Mô hình rừng trồng Keo lai, 7 năm tuổi
Mô hình rừng trồng Keo tai tượng - hạt ngoại, 7 năm tuổi
Mô hình rừng trồng Keo tai tượng - hạt nội, 7 năm tuổi, trồng thâm canh
Mô hình rừng trồng Bạch đàn 7 năm tuổi
Mô hình rừng trồng Keo tai tượng - hạt nội, 7 năm tuổi, trồng quảng canh
Mô hình rừng trồng Keo lai – Gỗ lớn
Kết quả điều tra, nghiên cứu các mô hình như sau:
Tỷ lệ sống và chất lượng của một số mô hình rừng trồng sản xuất:
Kết quả điều tra, tính toán tỷ lệ sống và chất lượng của các mô hình rừng trồng sản xuất được thể hiện trong Bảng 4.13 sau:
Bảng 4.13: Tỷ lệ sống và chất lượng các mô hình RTXS huyện Yên Lập
Mô hình Tuổi rừng Mật độ ban đầu (cây/ha) Mật độ hiện tại (cây/ha) Tỷ lệ sống (%) Chất lượng rừng trồng (%) Tốt TB Xấu Rừng trồng Keo lai (gỗ nhỏ) 7 1.330 973 73,2 63,0 28,1 8,9 Rừng trồng Keo tai tượng (hạt ngoại) 7 1.330 1.013 76,2 53,6 32,6 13,8 Rừng trồng Keo tai tượng (hạt nội – trồng thâm canh)
7 1.330 967 72,7 45,5 35,7 18,9
Rừng trồng Bạch
đàn 7 1.330 960 72,2 31,3 45,1 23,6
Rừng trồng Keo tai tượng (hạt nội – trồng quảng canh)
7 2.000 1.146 57,3 10.5 45.3 44.2
Rừng trồng Keo
lai (gỗ lớn) 14 1.330 567 42,6 100,0 0 0
(Nguồn: Điều tra thực địa của đề tài năm 2016)
Từ Bảng 4.13 trên cho thấy: - Về tỷ lệ sống:
Các mô hình rừng trồng thâm canh gỗ nhỏ có tỷ lệ sống khá cao, đạt từ 72,2 đến 76,2% và không có khác biệt lớn. Trong 6 mô hình trên thì mô hình rừng trồng Keo tai tượng (hạt ngoại) có tỷ lệ sống cao nhất, đạt 76,2%, mô hình các loài còn lại là khá đồng đều, đạt từ 72,2% (Rừng trồng Bạch đàn) đến 73,2% (Rừng trồng Keo lai).
Mô hình rừng trồng thâm canh có tỷ lệ sống cao hơn hẳn so với rừng trồng quảng canh, cụ thể mô hình Rừng trồng Keo tai tượng (hạt nội – trồng thâm canh) có tỷ lệ sống là 72,7, trong khi đó mô hình rừng trồng Keo tai tượng (hạt nội – trồng quảng canh), đạt 57,3%.
- Về chất lượng rừng: thông qua tỷ lệ cây tốt, xấu, trung bình:
Trong các mô hình rừng trồng thâm canh thì mô hình rừng trồng Keo lai có tỷ lệ cây tốt cao nhất, đạt 63%, tỷ lệ cây xấu thấp nhất, chiếm 8,9%; mô hình Rừng trồng Bạch đàn có tỷ lệ cây tốt thấp nhất (31,3%), tỷ lệ cây xấu cao nhất (23,6%). Nghiên cứu, xem xét vấn đề này rất có ý nghĩa khi chúng ta thực hiện chuyển hóa rừng sang kinh doanh gỗ lớn. Vì khi đó, ta phải lựa chọn, để lại nuôi dưỡng những cây có phẩm chất tốt để tiếp tục nuôi dưỡng thành rừng gỗ lớn. Từ kết quả đánh giá này ta có thể thấy mô hình rừng trồng Keo lai có thể chuyển hóa sang kinh doanh gỗ lớn là tốt nhất, sau đó đến mô hình rừng trồng Keo tai tượng (hạt ngoại).
Mô hình rừng trồng thâm canh có tỷ lệ cây tốt cao hơn hẳn so với mô hình rừng trồng quảng canh, cụ thể mô hình rừng trồng Keo tai tượng (hạt nội – trồng thâm canh) có tỷ lệ cây tốt là 45,5%, cây xấu 18,9% còn mô hình rừng trồng Keo tai tượng (hạt nội – trồng quảng canh) có tỷ lệ cây tốt chỉ đạt 10,5%, tỷ lệ cây xấu chiếm 44,2%. Điều này có thể được giải thích là do điều kiện chăm sóc của mô hình trồng rừng thâm canh tốt hơn so với mô hình trồng rừng quảng canh và một yếu tố rất quan trọng nữa là mô hình trồng rừng thâm canh sử dụng cây giống từ nguồn giống được bình tuyển, công
nhận có phẩm chất tốt hơn hẳn so với mô hình trồng rừng quảng canh sử dụng giống xô bồ, không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Mô hình rừng trồng Keo lai (gỗ lớn) có tỷ lệ cây tốt đạt 100%, nguyên nhân có thể là do chủ rừng đã thực hiện tỉa thưa trong quá trình nuôi dưỡng, kinh doanh rừng, để lại những cây có phẩm chất tốt để nuôi dưỡng.
Tình hình sinh trưởng của các loài cây trong các mô hình rừng trồng sản xuất huyện Yên Lập
Giá trị các chỉ tiêu sinh trưởng ở các mô hình rừng trồng được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 4.14: Một số chỉ tiêu sinh trưởng của các mô hình rừng trồng huyện Yên Lập Mô hình D1.3 (cm) ΔD1.3 (cm/năm) Hvn (m) ΔHvn (m/năm) Rừng trồng Keo lai (gỗ nhỏ) 13,9 2,0 14,3 2,0
Rừng trồng Keo tai tượng (hạt ngoại) 14,0 2,0 14,6 2,1
Rừng trồng Keo tai tượng (hạt nội – trồng thâm canh)
13,1 1,9 13,8 2,0
Rừng trồng Bạch đàn 12,5 1,8 14,9 2,1
Rừng trồng Keo tai tượng (hạt nội – trồng quảng canh)
11,0 1,6 12,0 1,7
Rừng trồng Keo lai (gỗ lớn) 22,5 1,6 23,8 1,7
(Nguồn: Điều tra thực địa của đề tài, 2016)
Qua Bảng 4.14 trên cho thấy:
Ở các mô hình rừng trồng gỗ nhỏ thâm canh thì rừng trồng Keo lai và Keo tai tượng (hạt ngoại) có giá trị trung bình về đường kính tương đương nhau và lớn nhất, đạt 13,9 - 14,0 cm và nhỏ nhất là rừng trồng Keo tai tượng (hạt nội - trồng quảng canh), đạt 11,0 cm. Lượng tăng trưởng bình quân hàng
năm về đường kính của mô hình rừng trồng Keo lai, mô hình rừng trồng Keo tai tượng (hạt ngoại) cũng lớn nhất, đạt 2,0 cm/năm và nhỏ nhất là mô hình rừng trồng Keo tai tượng (hạt nội - trồng quảng canh), mô hình rừng trồng Keo lai (gỗ lớn), đạt 1,6 cm/năm.
Ở các mô hình rừng trồng gỗ nhỏ thì rừng trồng Bạch đàn có giá trị trung bình về chiều cao là lớn nhất, đạt 14,9 cm và nhỏ nhất là rừng trồng Keo tai tượng (hạt nội - trồng quảng canh), đạt 12,0 cm. Tăng trưởng bình quân hàng năm về chiều cao của mô hình rừng trồng Bạch đàn, mô hình rừng trồng Keo tai tượng (hạt ngoại) cũng lớn nhất, đạt 2,1 m/năm và nhỏ nhất là mô hình rừng trồng Keo tai tượng (hạt nội - trồng quảng canh), mô hình rừng trồng Keo lai (gỗ lớn), đạt 1,7 mm/năm.
Nguyên nhân tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm về đường kính và chiều cao của mô hình rừng trồng Keo tai tượng (hạt nội - trồng quảng canh), mô hình rừng trồng Keo lai (gỗ lớn) chậm hơn có thể là do mô hình rừng trồng Keo tai tượng (hạt nội - trồng quảng canh) áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh không đảm bảo yêu cầu; Còn đối với mô hình rừng trồng Keo lai (gỗ lớn) có thể do tốc độ sinh trưởng, phát triển của cây trồng đã chậm lại trong giai đoạn sau.
Năng suất của các mô hình trồng rừng sản xuất
Giá trị các chỉ tiêu sinh trưởng ở các mô hình rừng trồng được thể hiện trong Bảng 4.15:
Bảng 4.15: Năng suất của các mô hình rừng trồng sản xuất huyện Yên Lập Mô hình Tuổi rừng Mật độ hiện tại (Cây/ha) Trữ lượng rừng - M (m3/ha) Tăng trưởng về trữ lượng - ΔM (m3/ha/năm) Rừng trồng Keo lai (gỗ nhỏ) 7 973 126,6 18,1
Rừng trồng Keo tai tượng
(hạt ngoại) 7 1.013 121,3 17,3
Rừng trồng Keo tai tượng
(hạt nội – trồng thâm canh) 7 967 110,7 15,8
Rừng trồng Bạch đàn 7 960 122,0 17,4
Rừng trồng Keo tai tượng (hạt nội – trồng quảng canh)
7 1.146 87,4 12,5
Rừng trồng Keo lai (gỗ
lớn) 14 567 221,1 15,8
(Nguồn: Điều tra thực địa của đề tài, 2016)
Qua Bảng 4.15 trên cho thấy:
Ở các mô hình rừng trồng gỗ nhỏ thâm canh thì rừng trồng Keo lai có trữ lượng lớn nhất, đạt 126,6 m3/ha, tăng trưởng 18,1 m3/ha/năm; mô hình rừng trồng Keo tai tượng hạt nội có trữ lượng thấp nhất, đạt 110,7 m3/ha, tăng trưởng 15,8 m3/ha/năm).
Mô hình rừng trồng thâm canh có trữ lượng cao hơn so với mô hình rừng trồng quảng canh, cụ thể: mô hình rừng trồng thâm canh Keo tai tượng hạt nội có trữ lượng đạt 110,7 m3/ha, tăng trưởng 15,8 m3/ha/năm); mô hình
rừng trồng quảng canh Keo tai tượng hạt nội có trữ lượng đạt 87,4 m3/ha, tăng trưởng 12,5% m3/ha/năm (bằng 79% so với mô hình trồng rừng thâm canh).
Mô hình trồng rừng gỗ nhỏ có trữ lượng thấp hơn, tuy nhiên tăng trưởng về trữ lượng lớn hơn so với trồng rừng gỗ lớn, cụ thể: mô hình rừng trồng Keo lai -gỗ nhỏ có trữ lượng 126,6 m3/ha, bằng 57,3% so với mô hình rừng trồng Keo lai - gỗ lớn (trữ lượng 2212,1 m3/ha). Tuy nhiên tăng trưởng về trữ lượng của mô hình rừng trồng Keo lai - gỗ nhỏ (18,1 m3/ha/năm), lớn hơn so với mô hình rừng trồng Keo lai - gỗ lớn (15,8 m3/ha/năm).
Đánh giá chung: Qua các Bảng: 4.13, 4.14, 4.15 đi đến một số nhận xét sau:
- Các chỉ tiêu tỷ lệ sống, chất lượng rừng, sinh trưởng, trữ lượng của các mô hình trồng rừng thâm canh với các loài cây khác nhau là khá tương đồng, không có sự chênh lệch lớn.
- Các mô hình trồng rừng thâm canh có tỷ lệ sống và chất lượng rừng, sinh trưởng, trữ lượng rừng cao hơn so với mô hình trồng rừng quảng canh; chất lượng rừng ở mô hình rừng trồng gỗ lớn có tỷ lệ cây tốt đạt 100.
- Mô hình rừng trồng gỗ lớn có mật độ thấp nhất, tuy nhiên trữ lượng rừng cao nhất; Tăng trưởng về đường kính và chiều cao của mô hình rừng trồng gỗ lớn thấp hơn so với các mô hình rừng trồng thâm canh gỗ nhỏ.
4.3.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội một số mô hình rừng trồng sản xuất huyện Yên Lập