Đánh giá chung vấn đề nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả rừng trồng sản xuất tại huyện yên lập, tỉnh phú thọ​ (Trang 28)

- Các công trình nghiên cứu thế giới được triển khai tương đối toàn diện và có quy mô lớn trên tất cả các lĩnh vực từ lập địa, công tác giống, kỹ thuâ ̣t, nhiều nghiên cứ u về cho ̣n và ta ̣o giố ng, kỹ thuâ ̣t trồng, sinh trưởng và sản lươ ̣ng rừng trồng đã được tiến hành đồng bô ̣ ta ̣o cơ sở khoa ho ̣c cho phát triển RTSX ở các nước, đă ̣c biê ̣t với quy mô công nghiê ̣p, góp phần ổn đi ̣nh sản xuất, nâng cao đờ i số ng người dân và phát triển kinh tế - xã hô ̣i miền núi từ nhiều năm nay.

- Đã đề xuất đươ ̣c danh mu ̣c các loài cây dùng cho rừng trồng khá đa dạng và phong phú, nhiều loa ̣i cây phù hợp với điều kiê ̣n lâ ̣p đi ̣a của vùng và là cây cứu cánh cho các đi ̣a phương trong từng giai đoa ̣n phát triển lâm nghiệp của nước ta. Kết quả đến nay đã có mô ̣t danh mu ̣c các loài cây trồng chủ yếu để RTSX cho 9 vùng sinh thái lâm nghiê ̣p theo Quyết đi ̣nh số 16/2005/QĐ-BNN ngày 15/5/2005.

- Việc lựa cho ̣n và cải thiê ̣n giống trên thế giới và Viê ̣t Nam đã góp phần đưa năng suất và chất lượng rừng trồng không ngừng nâng lên, từ chỗ năng suất bình quân chỉ đa ̣t 5-7 m3/ha/năm lên bình quân 12-15m3/ha/năm, có nơi đa ̣t 30-35m3/ha/năm (ở Viê ̣t Nam) và từ 7-12 m3/ha/năm đã tăng lên 35- 70m3/ha/năm (trên thế giớ i).

- Ở nướ c ta nghiên cứu phát triển RTSX mới thực sự đươ ̣c quan tâm chú ý trong những năm gần đây, nhất là từ khi chúng ta thực hiê ̣n chủ trương đóng cử a rừng trồng tự nhiên, phát triển các nhà máy giấy và các khu công nghiê ̣p lớ n. Các công trình nghiên cứu trong những năm qua cũng khá toàn diê ̣n về các lĩnh vực, từ nghiên cứu cho ̣n, ta ̣o và nhân giống cây rừng trồng cho tới các biê ̣n pháp kỹ thuâ ̣t gây trồ ng và chính sách, thi ̣ trường thúc đẩy phát triển RTSX, nhờ những kết quả nghiên cứu này mà công tác RTSX ở nước ta đã có những bước tiến đáng kể.

Chương 2

MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu

2.1.1. Mục tiêu tổng quát

Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả rừng trồng sản xuất.

2.1.2. Mục tiêu cụ thể

- Đánh giá được thực trạng, xác định được các yếu tố thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức trong phát triển rừng trồng sản xuất, làm cơ sở đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả rừng trồng sản xuất tại huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ.

2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.2.1. Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu là rừng trồng sản xuất, tình hình tổ chức sản xuất, kinh doanh, chính sách phát triển rừng sản xuất trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ.

2.2.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian và thời gian: Điều tra, đánh giá thực trạng sản xuất, kinh doanh rừng trồng sản xuất trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ, ở thời điểm hiện tại (năm 2015).

- Do điều kiện giới hạn về thời gian và thực tế rừng trồng sản xuất của huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về tình hình sản xuất, kinh doanh rừng trồng cây gỗ mà không nghiên cứu về tình hình sản xuất, kinh doanh lâm sản ngoài gỗ thuộc rừng trồng sản xuất.

- Hiệu quả rừng trồng sản xuất một số mô hình rừng trồng các loài cây Keo lai, Keo tai tượng, Bạch đàn ở tuổi khai thác (tuổi 7 so với mô hình rừng trồng

gỗ nhỏ và sau 10 năm tuổi đối với rừng gỗ lớn) trong đề tài được xem xét dưới các khía cạnh về kinh tế, môi trường và xã hội.

2.3. Nội dung nghiên cứu

2.3.1. Nghiên cứu thực trạng phát triển rừng trồng sản xuất tại huyện Yên Lập

Nội dung này đề tài nghiên cứu, xem xét ở một số khía cạnh sau:

- Các thông tin tổng quát liên quan đến phát triển rừng trồng sản xuất của tỉnh Phú Thọ và huyện Yên Lập:

+ Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; Diện tích đất rừng sản xuất phân theo đơn vị hành chính; Trữ lượng rừng sản xuất; Các cơ sở chế biến gỗ: Số lượng, các loại hình cơ sở sản xuất kinh doanh, mức tiêu thụ gỗ/năm, các sản phẩm chế biến...

+ Các thành phần kinh tế tham gia sản xuất, kinh doanh rừng: diện tích rừng trồng rừng hàng năm của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia trồng rừng; các tổ chức tham gia trồng rừng, sản xuất kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp.

+ Các cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển rừng trồng sản xuất huyện Yên Lập.

+ Các chương trình, kế hoạch phát triển rừng sản xuất đã và đang triển khai trên địa bàn; Kết quả thực hiện các Chương trình, dự án, kế hoạch phát triển rừng trồng sản xuất của Trung ương và địa phương: Mục tiêu trồng rừng sản xuất; Kết quả trồng rừng sản xuất (trong 10 năm gần đây); mức hỗ trợ đầu tư, đối tượng thụ hưởng; những khó khăn thuận lợi trong quá trình tổ chức thực hiện...

- Về kỹ thuật: Cơ cấu loài cây trồng; thực trạng về nguồn giống cây trồng lâm nghiệp; các biện pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng trong trồng rừng sản xuất...

+ Tổ chức chỉ đạo thực hiện trồng sản xuất của các cơ quan, ban, ngành ở địa phương;

+ Tình hình hợp tác và liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm trong lâm nghiệp;

+ Tình hình cấp Chứng chỉ rừng (FSC) cho các chủ thể quản lý được giao rừng sản xuất.

2.3.2. Nghiên cứu đánh giá cơ hội và thách thức trong kinh trong kinh doanh rừng trồng sản xuất khu vực nghiên cứu doanh rừng trồng sản xuất khu vực nghiên cứu

Phân tích, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT) trong sản xuất, kinh doanh rừng trồng sản xuất huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ.

2.3.3. Nghiên cứu đánh giá hiệu quả một số mô hình rừng trồng chủ yếu khu vực nghiên cứu khu vực nghiên cứu

Điều tra, đánh giá hiệu quả về kinh tế, môi trường, xã hội của một số mô hình điển hình trồng rừng sản xuất trên địa bàn huyện Yên Lập: Điều tra, đánh giá các mô hình điển hình rừng trồng với các loài cây khác nhau (một số loài cây trồng có quy mô diện tích lớn); có mục tiêu trồng rừng (trồng rừng gỗ lớn và trồng rừng gỗ nhỏ) khác nhau và đối tượng trồng rừng (người dân tự bỏ vốn đầu tư - trồng rừng quảng canh và vốn vay của các doanh nghiệp hoặc vốn hỗ trợ của Nhà nước - trồng rừng thâm canh) khác nhau. Từ đó đánh giá được hiệu quả của các mô hình trồng rừng sản xuất huyện Yên Lập.

2.3.4. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả rừng trồng sản xuất tỉnh Phú Thọ Phú Thọ

- Nhóm giải pháp về tổ chức sản xuất kinh doanh, khoa học kỹ thuật, công nghệ

- Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách, huy động nguồn lực đầu tư.

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Thực trạng phát triển rừng trồng sản xuất tại huyện Yên Lập

Thu thập, kế thừa các số liệu thông qua niên giám thống kê của tỉnh, huyện các báo cáo, tài liệu... có liên quan để thu thập các thông tin:

- Các thông tin tổng quát liên quan đến phát triển rừng trồng sản xuất:

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; Diện tích đất rừng sản xuất phân theo đơn vị hành chính; Trữ lượng rừng sản xuất trên địa bàn; Các cơ sở chế biến gỗ: Số lượng, các loại hình cơ sở sản xuất kinh doanh, mức tiêu thụ gỗ/năm, các sản phẩm chế biến...

- Về nội dung kết quả thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển rừng trồng sản xuất: Kết quả thực hiện các Chương trình, dự án, kế hoạch phát triển rừng trồng sản xuất của Trung ương và địa phương: Mục tiêu trồng rừng sản xuất; Kết quả trồng rừng sản xuất (trong 10 năm gần đây); mức hỗ trợ đầu tư, đối tượng thụ hưởng; những khó khăn thuận lợi trong quá trình tổ chức thực hiện; tình hình cấp Chứng chỉ rừng (FSC) cho các chủ thể quản lý được giao rừng sản xuất.

Phương pháp điều tra xã hội học:

Sử dụng phiếu câu hỏi bán định hướng để thu thập các thông tin:

- Về các thành phần kinh tế tham gia sản xuất, kinh doanh rừng: diện tích rừng trồng rừng hàng năm của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia trồng rừng; các mô hình trồng rừng sản xuất (các mô hình trồng rừng với các loài cây trồng khác nhau; đối tượng trồng rừng khác nhau và mục đích kinh doanh rừng trồng khác nhau): Phỏng vấn các cán bộ, công chức (Lãnh đạo, chuyên viên) làm công tác quản lý nhà nước trên địa bàn huyện (công tác tại Hạt Kiểm lâm, phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Yên Lập).

- Về nội dung kỹ thuật và tổ chức sản xuất, kinh doanh rừng trồng sản xuất: thu thập các thông tin về tổ chức chỉ đạo thực hiện trồng rừng sản xuất của các cơ quan, ban, ngành ở địa phương; tình hình hợp tác và liên kết sản

xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm trong lâm nghiệp; quy trình kỹ thuật trồng rừng sản xuất đang áp dụng. Cụ thể:

+ Phỏng vấn các cán bộ (Lãnh đạo, chuyên viên) làm công tác quản lý nhà nước trên địa bàn huyện (công tác tại Hạt Kiểm lâm, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Yên Lập).

+ Phỏng vấn các cán bộ (Lãnh đạo, cán bộ kỹ thuật) các đơn vị nghiên cứu khoa học, các doanh nghiệp: (công tác tại Tổng Công ty Giấy Việt Nam; Công ty Lâm nghiệp Yên Lập).

+ Phỏng vấn các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trồng rừng trên địa bàn khu vực nghiên cứu: với khoảng 50 tổ chức, hộ gia đình cá nhân được chọn ngẫu nhiên trên địa bàn huyện Yên Lập, tập trung ở một số xã có diện tích rừng trồng sản xuất từ 500 ha trở lên.

2.4.2. Phân tích, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT) trong SXKD rừng trồng sản xuất huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ (SWOT) trong SXKD rừng trồng sản xuất huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ

Sử dụng phương pháp điều tra xã hội học: Đối tượng phỏng vấn là các cán bộ (Lãnh đạo, chuyên viên) làm công tác quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh (công tác tại Chi cục Lâm nghiệp, Chi cục Kiểm lâm); làm công tác quản lý nhà nước trên địa bàn huyện Yên Lập (Hạt kiểm lâm, Phòng Nông nghiệp và PTNT); Các cán bộ (Lãnh đạo, cán bộ kỹ thuật) của các đơn vị nghiên cứu khoa học (Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy; doanh nghiệp (Tổng Công ty Giấy Việt Nam; Công ty Lâm nghiệp Yên Lập); BQL dự án Bảo vệ và phát triển rừng huyện Yên Lập. Kết quả tổng hợp vào biểu như sau:

Điểm mạnh Điểm yếu

2.4.3. Nghiên cứu đánh giá hiệu quả một số mô hình rừng trồng chủ yếu khu vực nghiên cứu khu vực nghiên cứu

2.4.3.1. Đánh giá hiệu quả mô hình rừng trồng Phương pháp điều tra thực địa

Trong nội dung nghiên cứu này, đề tài tiến hành điều tra, khảo sát, đánh giá hiệu quả của một số mô hình điển hình trồng rừng sản xuất. Cụ thể:

Lựa chọn mô hình:

Khảo sát sơ bộ để lựa chọn một số mô hình rừng trồng sản xuất điển hình với các loài cây trồng khác nhau, đối tượng trồng rừng khác nhau và mục đích kinh doanh rừng trồng khác nhau:

- Điều tra, so sánh mô hình rừng trồng theo loài cây trồng rừng khác nhau: Lựa chọn điều tra các mô hình rừng trồng các loài cây trồng khác nhau, là các loài được trồng phổ biến (có quy mô lớn về diện tích), có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện thực tế (điều kiện lập địa, kinh tế xã hội của người dân) của địa phương và nhu cầu thị trường: các mô hình ở cùng điều kiện sinh thái, cùng độ tuổi (đến tuổi khai thác), cùng đối tượng trồng rừng để đánh giá, so sánh hiệu quả của mô hình trồng rừng bằng các các loài cây khác nhau.

- Điều tra, so sánh mô hình rừng trồng theo đối tượng trồng rừng khác nhau: Lựa chọn điều tra mô hình rừng trồng do người dân tự bỏ vốn đầu tư trồng rừng (trồng rừng quảng canh) và mô hình rừng trồng do các doanh nghiệp đầu tư hoặc có vốn hỗ trợ của Nhà nước (trồng rừng thâm canh): các mô hình cùng loài cây, ở cùng điều kiện sinh thái, cùng độ tuổi (đến tuổi khai thác) để đánh giá so sánh hiệu quả rừng trồng của 02 mô hình.

- Điều tra, so sánh mô hình rừng trồng theo mục đích kinh doanh rừng trồng khác nhau: Lựa chọn điều tra mô hình rừng trồng với mục đích kinh doanh gỗ nhỏ và mô hình rừng trồng với mục đích kinh doanh gỗ lớn: các mô hình cùng loài cây, cùng điều kiện sinh thái, cùng đối tượng trồng rừng. Mô

hình rừng trồng gỗ nhỏ ở tuổi khai thác (7 - 8 năm), mô hình rừng trồng gỗ lớn ở tuổi sau 10 năm (lựa chọn mô hình ở tuổi cao nhất trên thực tế) để so sánh hiệu quả rừng trồng của 02 mô hình.

Tiến hành điều tra

* Điều tra Ô tiêu chuẩn (ÔTC):

Ở mỗi mô hình sử dụng phương pháp điều tra OTC điển hình tạm thời. Mỗi mô hình lập 03 ÔTC diện tích 500 m2, ở các vị trí chân, sườn và đỉnh lô rừng. Trong đó điều tra các thông tin về như sau:

- Điều tra sinh trưởng tầng cây cao:

Trong ÔTC điều tra các thông tin: loài cây trồng; phương thức trồng; năm tuổi; mật độ trồng và mật độ hiện tại; nguồn gốc, xuất xứ của cây giống đưa vào trồng rừng; đường kính đo tại vị trí cách mặt đất 1,3m (D1.3), chiều cao vút ngọn (Hvn), đường kính tán (Dt) của tất cả các cây trong ô; Tính thể tích cây bằng bảng tra thể tích.

- Đo D1.3 bằng thước kẹp kính, có độ chính xác bằng 0,1 cm;

- Đo Hvn bằng sào, kết hợp với thước Blumeleiss, có độ chính xác đến 0,1m.

- Đo Dt bằng thước dây, có độ chính xác đến 0,1 m, đo theo 02 chiều Đông – Tây và Nam – Bắc.

- Đánh giá chất lượng cây rừng, phân ra 03 cấp:

+ Cấp A: Cây sinh trưởng tốt, thân thẳng đẹp, tròn đầy, tán tròn cân đối, không cụt ngọn, sâu bệnh.

+ Cấp B: Cây sinh trưởng bình thường, hình thái thân cây, tán cây ở mức trung bình.

+ Cấp C: Cây sinh trưởng chậm, sức sống kém, cong queo, sâu bệnh, cụt ngọn...

Dùng thước dây kéo 4 đường theo chiều dài ÔTC, mỗi đường cách nhau 4m. Trên mỗi đường xác định các điểm cách nhau 2m, tổng cộng được 48 điểm. Tại mỗi điểm ngắm thẳng đứng lên trên, nếu nhìn thấy tán cây cao thì ghi độ tàn che là 1, nếu không thấy tán cây thì ghi là 0. Tại mỗi điểm đó ngắm xuống dưới, nếu thấy cành, lá cây bụi thảm tươi thì ghi độ che phủ thảm tươi là 1, không thấy thì ghi là 0; nếu gặp cành, lá khô thì ghi độ che phủ thảm khô là 1, nếu không gặp thì ghi là 0.

Tính độ tàn che, che phủ tầng cây bụi, thảm tươi, thảm khô như sau: + Độ tàn che tầng cây cao: TC = N1*100/N;

+ Độ che phủ cây bụi, thảm tươi: CP = N2*100/N; + Độ che phủ thảm khô: TK = N3*100/N.

N1, N2, N3 là số điểm đánh dấu là 1; N là tổng số điểm điều tra (N = 48)

* Điều tra địa hình, thổ nhưỡng:

- Độ dốc mặt đất (α): là độ dốc trung bình của ÔTC, được xác định bằng địa bàn.

- Độ xốp lớp đất mặt: Mẫu đất được lấy ở các ÔTC, các chỉ tiêu vật lý được phân tích gồm: dung trọng, tỷ trọng và độ xốp của đất. Tiến hành như sau:

+ Mẫu đất được lấy bằng ống dung trọng (V=100cm3) ở lớp đất mặt. Mẫu đất lấy được để vào túi nilon, buộc chặt miệng bằng dây thun, ghi ký hiệu và đưa vào phòng phân tích. Mẫu đất lấy về dàn mỏng trên giấy, phơi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả rừng trồng sản xuất tại huyện yên lập, tỉnh phú thọ​ (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)