Thực trạng phát triển rừng trồng sản xuất tại huyệnYên Lập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả rừng trồng sản xuất tại huyện yên lập, tỉnh phú thọ​ (Trang 31 - 33)

Thu thập, kế thừa các số liệu thông qua niên giám thống kê của tỉnh, huyện các báo cáo, tài liệu... có liên quan để thu thập các thông tin:

- Các thông tin tổng quát liên quan đến phát triển rừng trồng sản xuất:

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; Diện tích đất rừng sản xuất phân theo đơn vị hành chính; Trữ lượng rừng sản xuất trên địa bàn; Các cơ sở chế biến gỗ: Số lượng, các loại hình cơ sở sản xuất kinh doanh, mức tiêu thụ gỗ/năm, các sản phẩm chế biến...

- Về nội dung kết quả thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển rừng trồng sản xuất: Kết quả thực hiện các Chương trình, dự án, kế hoạch phát triển rừng trồng sản xuất của Trung ương và địa phương: Mục tiêu trồng rừng sản xuất; Kết quả trồng rừng sản xuất (trong 10 năm gần đây); mức hỗ trợ đầu tư, đối tượng thụ hưởng; những khó khăn thuận lợi trong quá trình tổ chức thực hiện; tình hình cấp Chứng chỉ rừng (FSC) cho các chủ thể quản lý được giao rừng sản xuất.

Phương pháp điều tra xã hội học:

Sử dụng phiếu câu hỏi bán định hướng để thu thập các thông tin:

- Về các thành phần kinh tế tham gia sản xuất, kinh doanh rừng: diện tích rừng trồng rừng hàng năm của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia trồng rừng; các mô hình trồng rừng sản xuất (các mô hình trồng rừng với các loài cây trồng khác nhau; đối tượng trồng rừng khác nhau và mục đích kinh doanh rừng trồng khác nhau): Phỏng vấn các cán bộ, công chức (Lãnh đạo, chuyên viên) làm công tác quản lý nhà nước trên địa bàn huyện (công tác tại Hạt Kiểm lâm, phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Yên Lập).

- Về nội dung kỹ thuật và tổ chức sản xuất, kinh doanh rừng trồng sản xuất: thu thập các thông tin về tổ chức chỉ đạo thực hiện trồng rừng sản xuất của các cơ quan, ban, ngành ở địa phương; tình hình hợp tác và liên kết sản

xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm trong lâm nghiệp; quy trình kỹ thuật trồng rừng sản xuất đang áp dụng. Cụ thể:

+ Phỏng vấn các cán bộ (Lãnh đạo, chuyên viên) làm công tác quản lý nhà nước trên địa bàn huyện (công tác tại Hạt Kiểm lâm, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Yên Lập).

+ Phỏng vấn các cán bộ (Lãnh đạo, cán bộ kỹ thuật) các đơn vị nghiên cứu khoa học, các doanh nghiệp: (công tác tại Tổng Công ty Giấy Việt Nam; Công ty Lâm nghiệp Yên Lập).

+ Phỏng vấn các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trồng rừng trên địa bàn khu vực nghiên cứu: với khoảng 50 tổ chức, hộ gia đình cá nhân được chọn ngẫu nhiên trên địa bàn huyện Yên Lập, tập trung ở một số xã có diện tích rừng trồng sản xuất từ 500 ha trở lên.

2.4.2. Phân tích, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT) trong SXKD rừng trồng sản xuất huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả rừng trồng sản xuất tại huyện yên lập, tỉnh phú thọ​ (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)