Về kỹ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả rừng trồng sản xuất tại huyện yên lập, tỉnh phú thọ​ (Trang 59 - 75)

4.1.3.1. Cơ cấu loài cây trồng rừng sản xuất huyện Yên Lập

Bảng 4.5: Cơ cấu các loài cây trồng rừng sản xuất huyện Yên Lập

STT

Một số loài cây trồng

chính

Mục tiêu trồng rừng sản xuất Diện tích

1

Keo lai, Keo tai tượng (hạt ngoại, hạt nội)

- Gỗ nhỏ (gỗ nguyên liệu giấy, băm dăm, cây chống…)

- Gỗ lớn (gỗ xẻ phục vụ xây dựng và đóng đồ gia dụng…)

Khoảng 80 % tổng diện tích

2 Bạch đàn Gỗ nhỏ (gỗ nguyên liệu giấy, băm dăm, cây chống…) Khoảng 10 % tổng diện tích 3 Các loài khác (Mỡ, Bồ đề, Quế, Trám,…

- Gỗ nhỏ (gỗ nguyên liệu giấy, băm dăm, cây chống…)

- Gỗ lớn (gỗ xẻ phục vụ xây dựng và đóng đồ gia dụng…)

Khoảng 10% tổng diện tích

Qua bảng trên có thể thấy trên địa bàn huyện Yên Lập trồng rừng sản xuất tập trung chủ yếu là Keoo các loại, phục vụ nhu cầu gỗ nguyên liệu giấy và một phần cho gỗ gia dụng và phục vụ xây dựng. Nguyên nhân cơ bản là do đời sống kinh tế của người dân còn khó khăn nên việc đầu tư trồng rừng sản

xuất bằng những loài cây mọc chậm, ku kỳ sản xuất dài là rất hạn chế; ngoài ra, do trên địa bàn tỉnh có Nhà máy Giấy Bãi Bằng là nơi tiêu thụ rất mạnh gỗ nguyên liệu nên thị trường tập trung vào sản xuất gỗ nguyên liệu với loài cây mọc nhanh.

Không có các mô hình trồng rừng tập trung cây bản địa với chất lượng gỗ cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường đồ gỗ gia dụng. Một số loài cây bản địa, chất lượng gỗ tốt, cho sản phẩm là LSNG như Lát hoa, Giổi xanh, Trám... chủ yếu được trồng phân tán.

4.1.3.2. Thực trạng về nguồn giống cây trồng lâm nghiệp

Giống cây trồng là yếu tố rất quan trọng, quyết định đến năng suất, chất lượng rừng trồng. Giống cây trồng cần thỏa mãn các yêu cầu về điều kiện sinh thái để cây sinh trưởng, phát triển tốt nhất và đáp ứng mục tiêu kinh doanh. Chất lượng giống cần phải được kiểm soát chặt chẽ, cây giống đưa vào trồng rừng, đặc biệt là những loài cây trồng lâm nghiệp chính phải được lấy từ các nguồn giống được xây dựng hoặc bình tuyển và công nhận. Nguồn giống có chất lượng càng cao (như vườn giống, rừng giống trồng) thì chất lượng cây giống càng tốt. Tổng hợp về số lượng, chủng loại, năng lực sản xuất của các nguồn giống trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và huyện Yên Lập thể hiện trong bảng sau:

Bảng 4.6: Tổng hợp về nguồn giống cây trồng lâm nghiệp tỉnh Phú Thọ và huyện Yên Lập

STT Các loại nguồn

giống cây trồng LN Đơn vị tính Tỉnh Phú Thọ Huyện Yên Lập 1

Vườn giống (gồm cả VG vô tính và VG hữu tính)

- Số lượng Vườn Không Không

- Loài cây

- Tổng diện tích Ha

- Năng lực sản xuất Cây/năm - Tình trạng sử dụng

2 Rừng giống

2.1. Rừng giống trồng

- Số lượng Rừng 01 Không

- Loài cây Keo tai tượng

- Tổng diện tích Ha 8,0

- Năng lực sản xuất Kg hạt/năm 120

- Tình trạng sử dụng Bình thường 2.2. Rừng giống chuyển hóa (từ rừng trồng) - Số lượng Vườn 04 - Tổng diện tích; Loài cây Ha Tổng DT: 37,3 ha, trong đó: Thông caribe: 15 ha; Sồi phảng: 5,6 ha; Lim xanh: 3,0

ha; Re Gừng: 3,7 ha

- Năng lực sản xuất Kg hạt/năm > 100

- Tình trạng sử dụng ít

3 Cây trội (Cây mẹ) Không

Loài cây Số lượng

Cây Tổng số: 20 cây, trong đó: Bạch đàn 8 cây; Giổi xanh 12 cây - Năng lực sản xuất Cây/năm

- Tình trạng sử dụng Nhiều

4 Vườn cây đầu dòng

- Số lượng Vườn 11 2

- Tổng diện tích; Loài cây

Ha

Tổng diện tích: 1,9ha; loài cây: Keo lai

Tổng diện tích 0,2ha; loài cây:

Keo lai - Năng lực sản xuất Cây/năm

- Tình trạng sử dụng Nhiều Nhiều

Như vậy, qua bảng trên cho thấy trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và huyện Yên Lập không có các loại hình nguồn giống có chất lượng cao như Vườn giống, rừng giống trồng chỉ có 01 vườn (loài Keo tai tượng); nguồn giống trên địa bàn tỉnh Phú Thọ chủ yếu là loại hình vườn cây đầu dòng, loài cây là Keo lai (với một số dòng BV10, BV 16, BV 32), với tình trạng sử dụng nhiều. Trên địa bàn huyện Yên Lập chỉ có 02 vườn cây đầu dòng Keo lai, không có các loại hình nguồn giống khác; có một số nguồn giống cây bản địa là Rừng giống chuyển hóa (từ rừng trồng), tuy nhiên ít được sử dụng. Nguyên nhân là diện tích trồng rừng tỉnh Phú Thọ chủ yếu là rừng sản xuất, trồng các loài cây nguyên liệu giấy mọc nhanh, phù hợp với điều kiện kinh tế, kỹ thuật của người dân, đáp ứng nhu cầu thị trường, diện tích trồng rừng phòng hộ, đặc dụng hàng năm nhỏ, không đáng kể nên ít sử dụng cây bản địa dẫn tới tình trạng không thúc đẩy phát triển nguồn giống cây bản địa.

- Các cơ sở SXKD giống cây trồng lâm nghiệp:

Các cơ sở sản xuất kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp là đơn vị hoạt động SXKD trong lĩnh vực kinh doanh có điều kiện, được kiểm tra, đánh giá chặt chẽ. Đây là nơi để người dân trồng rừng có thể tiếp cận được với các loại vật liệu giống, cây giống tốt, có nguồn gốc, xuất xứ theo quy định. Tổng hợp các đơn vị SXKD giống trong bảng sau:

Bảng 4.7: Tổng hợp các cơ sở SXKD giống cây trồng lâm nghiệp tỉnh Phú Thọ và huyện Yên Lập

STT Các cơ sở SXKD giống

cây trồng lâm nghiệp Tỉnh Phú Thọ Huyện Yên Lập 1 Công ty, doanh nghiệp

tư nhân

Số lượng 11 01 (CTy Lâm

nghiệp Yên Lập) Năng lực sản xuất cây

con

40 đến 50 triệu cây, tùy thuộc vào nhu cầu thị trường trong và ngoài tỉnh.

0,4 đến 0,5 triệu cây

Các loài cây SXKD Keo các loại, Bạch đàn, Thông, Trám, Mỡ

2 Hộ kinh doanh cá thể gia đình

Số lượng 03 01

Năng lực sản xuất cây con 0,9 triệu cây 3 triệu cây Các loài cây SXKD

3 Hợp tác xã Không

Số lượng 01

Năng lực sản xuất cây con

Các loài cây SXKD

4 Cơ sở nuôi cấy mô Không

Số lượng 02

Năng lực sản xuất cây con

4 triệu cây/năm, tùy thuộc vào nhu cầu thị trường Các loài cây SXKD

(Nguồn: Chi cục Lâm nghiệp Phú Thọ, năm 2015)

Qua Bảng 4.7 trên cho thấy tỉnh Phú Thọ có số lượng các cơ sở SXKD giống cây trồng lâm nghiệp rất đa dạng, năng lực sản xuất cây con rất lớn, là nơi cung ứng đầy đủ cây giống cho người dân trồng rừng trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt có 02 đơn vị có phòng nuôi cấy mô cung ứng cây giống vô tính chất lượng cao cho thị trường. Tuy nhiên, trên địa bàn huyện Yên Lập chỉ có 02 cơ sở, nên có phần hạn chế trong việc cung ứng cây giống đến người trồng rừng.

4.1.3.3. Quy trình kỹ thuật lâm sinh áp dụng trong trồng rừng sản xuất

Trong nội dung này đề tài nghiên cứu, so sánh quy trình kỹ thuật trồng rừng thâm canh của Công ty lâm nghiệp với quy trình kỹ thuật trồng rừng quảng canh của các hộ dân trồng rừng trong vùng, để qua đó thấy được ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật lâm sinh, đối với năng suất, chất lượng rừng trồng. Đồng thời đây là cơ sở để tính toán chi phí đầu tư cho các mô hình rừng trồng của đề tài. Qua điều tra, nghiên cứu cho thấy quy trình kỹ thuật lâm sinh của Công ty lâm nghiệp có khác biệt khá rõ rệt so với quy trình kỹ thuật của đa số người dân trong vùng, cụ thể:

- Đối với Công ty Lâm nghiệp Yên Lập: Công tác trồng, chăm sóc rừng thực hiện theo Quy trình pha lâm sinh do Tổng Công ty Giấy Việt Nam ban hành. Các nội dung chủ yếu theo bảng sau:

Bảng 4.8: Tổng hợp quy trình kỹ thuật trồng rừng thâm canh của Công ty Lâm nghiệp Yên Lập

STT Hạng mục Nội dung công việc

1 Xử lý thực bì

Phát trắng toàn diện, dọn sống theo băng; băng dọn thực bì rộng 2m, băng xếp thực bì rộng 1m; băng dọn, băng chừa nằm trên đường đồng mức.

2 Làm đất, cuốc hố

Làm đất thủ công bằng cuốc, hố theo kích thước 40x40x40 cm; hố được bố trí theo hình nanh sấu, nằm trên đường đồng mức; Hố được cuốc từ đỉnh lô xuống chân lô để dễ quan sát và tránh đất lăn từ hố trên xuống hố dưới. Khi cuốc hố lớp đất mặt (đất màu) để riêng 2 bên hoặc phía trên miệng hố để dành cho lấp hố. Việc lấp hố hoàn thành trước khi trồng rừng 30 ngày để ải đất

3 Bón lót, lấp hố

Lấp hố trước khi trồng 8 - 10 ngày, lấp đất mặt xuống trước, nhặt sạch cỏ, rễ cây, đập nhỏ, lấp đầy hố hình mâm xôi, cao hơn mặt đất tự nhiên

khoảng 5 cm

Bón trước khi trồng cây 8 -10 ngày, được kết hợp với lấp hố. Trộn đều phân với lớp đất mặt và lấp đầy 1/2 hố, sau đó lấp đất đầy hố bằng lớp đất mặt xung quanh miệng hố

4 Giống cây trồng

Tự sản xuất, có nguồn gốc xuất sứ: Keo lai: từ Vườn cây đầu dòng được công nhận; Keo hạt ngoại: nhập từ Úc, dòng Pongaki, Cardwell; Keo hạt nội: từ rừng giống chuyển hóa của Công ty Lâm nghiệp Hàm Yên – Tuyên Quang

5 Mật độ trồng 1.660 cây/ha 6 Phương thức trồng Trồng thuần loài

7 Phương pháp trồng Trồng bằng cây con có bầu

8 Thời vụ trồng Vụ Xuân, kết thúc vào 30/4 hàng năm 9 Chăm sóc 03 năm. - Năm 1 (năm trồng): Chăm sóc 2 lần + Chăm sóc lần 1: vào tháng 6 - 7 (sau khi trồng 2 - 3 tháng). - Trồng dặm

- Phát dọn thực bì, xới cỏ quanh gốc cây với đường kính 0,5 – 0,6 m.

+ Chăm sóc lần 2: Vào tháng 10 – 11

- Phát thực bì, dây leo cạnh tranh với cây trồng chính trên toàn diện tích.

- Xới cỏ quanh gốc cây với đường kính 0,6 – 0,8 m. - Năm thứ 2: Chăm sóc 3 lần

+ Chăm sóc lần 1: Vào tháng 2 – 3.

- Phát thực bì xâm lấn, phát sát gốc và gỡ hết dây leo trên toàn diện tích.

- Xới cỏ, vun gốc quanh gốc cây với đường kính 0,8 – 1m. Xới sâu 8 – 10 cm, cách gốc cây 20 cm. - Bón thúc bằng phân NPK hoặc phân vi sinh chất lượng tốt: liều lượng 0,2 kg/cây.

+ Chăm sóc lần 2: vào tháng 6 - 7.

- Phát thực bì xâm lấn, phát sát gốc và gỡ hết dây leo trên toàn diện tích. Xới sâu 8 – 10 cm, cách gốc cây 20 cm.

- Xới nhặt cỏ quanh gốc cây với đường kính 0,8 – 1,0m.

+ Chăm sóc lần 3: vào tháng 10 - 11.

- Phát thực bì xâm lấn, phát sát gốc và gỡ hết dây leo trên toàn diện tích.

- Xới nhặt cỏ quanh gốc cây với đường kính 0,8 – 1,0m.

- Năm thứ 3: Số lần, thời gian, nội dung và kỹ thuật tương tự năm 2.

10 Quản lý, bảo vệ, PCCCR

- Tất cả các lô rừng trồng đang trong giai đoạn chăm sóc hoặc đã khép tán đều có người bảo vệ thường xuyên.

- Theo dõi sâu bệnh hại rừng, PCCCR; Cấm thả trâu bò trong 2 năm đầu; Cấm người vào rừng chặt phá; Thường xuyên có người tuần tra, canh gác, trông nom, bảo vệ rừng, kịp thời phát hiện những tác nhân phá hoại để ngăn ngừa.

- Đối với người dân tự bỏ vốn trồng rừng: Theo kết quả điều tra, hiện người dân áp dụng, thực hiện theo quy trình kỹ thuật chủ yếu như sau:

Bảng 4.9: Tổng hợp quy trình kỹ thuật cơ bản của người dân tự đầu tư trồng rừng ở huyện Yên Lập

STT Hạng mục Nội dung công việc

1 Xử lý thực bì Phát trắng toàn diện, dọn sống và đốt thực bì.

2 Làm đất, cuốc hố

Làm đất thủ công bằng cuốc, hố theo kích thước chiều dài, rộng, sâu từ 20-30 cm; Cuốc hố và trồng cây luôn khi mua cây về

3 Bón lót Hầu như không thực hiện bón lót

4 Giống cây trồng Mua ở các vườn ươm tự phát trên địa bàn, không quan tâm tới nguồn gốc, xuất sứ cây giống

5 Mật độ trồng 2.000 – 2.500 cây/ha 6 Phương thức trồng Trồng thuần loài

7 Phương pháp trồng Trồng bằng cây con có bầu

8 Thời vụ trồng Trồng rừng sau khi khai thác trừng chu kỳ trước 9 Chăm sóc 03 năm.

- Năm 1 (năm trồng): Chăm sóc 1 lần + Thời gian vào lúc

nông nhàn

- Phát dọn thực bì, xới cỏ quanh gốc cây với đường kính 0,4 – 0,5 m.

- Năm thứ 2: Chăm sóc 1 lần

+

Thời gian vào lúc nông nhàn, thường là đầu năm

- Phát thực bì xâm lấn, phát sát gốc và gỡ hết dây leo trên toàn diện tích.

- Xới cỏ, vun gốc quanh gốc cây với đường kính 0,4 – 0,5m.

- Năm thứ 3: Số lần, thời gian, nội dung và kỹ thuật tương tự năm 2.

10 Quản lý, bảo vệ,

Qua bảng 4.8 và 4.9 trên cho thấy quy trình kỹ thuật của Công ty Lâm nghiệp Yên Lập áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh rừng trong tất cả các khâu trồng rừng, phù hợp với các loài cây trồng rừng sản xuất. Quy trình kỹ thuật này đòi hỏi phải đầu tư cao, tiến hành các hoạt động lâm sinh đảm bảo đúng kỹ thuật, đúng thời điểm, trong đó các biện pháp kỹ thuật quan trọng như cuốc hố, bón lót, bón thúc phân đầy đủ, trồng với mật độ tối ưu, chăm sóc hàng năm đủ lần, đủ lượt và đặc biệt là sử dụng cây giống từ các nguồn giống được xây dựng, bình tuyển, công nhận để trồng rừng. Đây là những nội dung quan trọng, quyết định đến việc tăng năng suất, chất lượng rừng trồng.

Quy trình kỹ thuật của người dân thường là cuốc hố nhỏ, không bón lót phân, không quan tâm đến nguồn gốc xuất xứ cây giống, trồng với mật độ dầy và chăm sóc hàng năm đơn giản, không theo thời vụ. Vì vậy, ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng rừng trồng.

4.1.4. Các cơ sở chế biến gỗ

Do sản phẩm gỗ rừng trồng sản xuất được tiêu thụ trên phạm vi huyện Yên Lập và cả trong và ngoài tỉnh Phú Thọ, nên đề tài điều tra, nghiên cứu tình hình các cơ sở chế biến cả ở huyện Yên Lập và trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Kết quả thể hiện trong bảng sau:

Bảng 4.10: Tổng hợp các cơ sở chế biến gỗ tỉnh Phú Thọ và huyện Yên Lập Loại hình cơ sở SXKD Tỉnh Phú Thọ Huyện Yên Lập Số lượng cơ sở SXKD Mức tiêu thụ (m3/năm) Số lượng cơ sở SXKD Mức tiêu thụ (m3/năm) Tổng Nhập khẩu Rừng tự nhiên Rừng trồng Tổng Nhập khẩu Rừng tự nhiên Rừng trồng Doanh nghiệp 81 3 78 875.140 6 6 3.700 Hợp tác xã 5 5 17.240 Hộ kinh doanh 623 3 620 286.199 30 30 15.440 Tổng

Từ biểu 4.10 trên cho thấy:

- Với mức tiêu thụ 1.178.759 m3gỗ mỗi năm, tỉnh Phú Thọ là địa phương có nhu cầu tiêu thụ gỗ rất lớn. Các nhà máy chế biến lớn như chế biến giấy được đầu tư nâng cấp các trang thiết bị hiện đại, các cơ sở chế biến tư nhân trang thiết bị còn hạn chế nên sản phẩm chế biến vẫn ở dạng nguyên liệu, chủ yếu là gỗ xây dựng, ván bóc và đồ mộc gia dụng, sản phẩm tiêu thụ trong nước và xuất khẩu

- Các cơ sở chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ chủ yếu là Hộ kinh doanh cá thể (chiếm 89,1% số lượng cơ sở chế biến toàn tỉnh). Tuy nhiên mức tiêu thụ chỉ chiếm 34,3% mức tiêu thụ cả tỉnh. Số lượng cơ sở chế biến gỗ trên địa bàn huyện Yên Lập chủ yếu là Hộ kinh doanh cá thể (chiếm 83,3% số lượng cơ sở chế biến của huyện), với mức tiêu thụ chiếm 80,7% mức tiêu thụ cả huyện. Như vậy có thể nhận thấy loại hình kinh doanh Hộ gia đình cá thể rất phát triển, đóng vai trò quan trọng trong tiêu thụ sản phẩm gỗ trên địa bàn huyện Yên Lập.

- Các cơ sở SXKD chủ yếu là các cơ sở chế biến gỗ rừng trồng (chiếm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả rừng trồng sản xuất tại huyện yên lập, tỉnh phú thọ​ (Trang 59 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)