Các cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển rừng trồng sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả rừng trồng sản xuất tại huyện yên lập, tỉnh phú thọ​ (Trang 57 - 59)

Trong những năm qua, trên địa bàn huyện Yên Lập đã triển khai một số dự án bảo vệ phát triển rừng như Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng theo Quyết định số 661/QĐ-TTg, ngày 29/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ; Dự án hỗ trợ trồng rừng sản xuất theo Quyết định số 147/2007/QĐ-TTG ngày 10/9/2007

của Thủ tướng Chính phủ; Chương trình phát triển rừng sản xuất thuộc Chương trình nông nghiệp trọng điểm của tỉnh.

Các Chương trình, dự án đều hỗ trợ cho người dân trồng rừng sản xuất gỗ nhỏ với nội dung hỗ trợ cho cây giống (Dự án 661, Dự án trồng rừng sản xuất theo Quyết định 147 của Thủ tướng Chính phủ); hỗ trợ cây giống + phân bón (Chương trình phát triển rừng sản xuất tỉnh Phú Thọ). Mức hỗ trợ từ 2- 3,7 triệu đồng/ha. Quá trình triển khai thực hiện dự án có gặp một số thuận lợi, khó khăn cơ bản như sau:

- Thuận lợi:

+ Được sự quan tâm của của Đảng bộ, chính quyền, các tổ chức đoàn thể các cấp và sự hưởng ứng nhiệt tình của người dân tham gia nên kế hoạch trồng rừng sản xuất hàng năm luôn đạt và vượt kế hoạch đề ra.

+ Mô hình quản lý, chỉ đạo sản xuất với Ban chỉ đạo, Ban quản lý dự án ở cấp tỉnh, huyện và Ban phát triển rừng ở cấp xã, thôn đã tạo ra sự thông suốt, thống nhất và hiệu quả trong quá trình triển khai thực hiện các cơ chế chính sách trên thực tế.

+ Hỗ trợ cây giống, phân bón đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc xuất sứ rõ ràng, được hướng dẫn kỹ thuật đầy đủ nên tỷ lệ sống, năng suất, chất lượng rừng cao.

- Khó khăn:

+ Mức hỗ trợ thấp, trong khi đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn nên việc đầu tư thâm canh rừng hạn chế.

+ Diện tích rừng giao cho các hộ trồng rừng nhỏ lẻ, phân tán nên gặp khó khăn nhất định trong triển khai thực hiện các chính sách.

+ Là tình nghèo, trong khi không nhận được hỗ trợ của Ngân sách Trung ương trong giai đoạn từ năm 2011 – 2015 nên tỉnh Phú Thọ nói chung, huyện Yên Lập nói riêng đã gặp khó khăn trong vốn hỗ trợ, đầu tư cho người dân

trồng rừng (do hỗ trợ của Trung ương từ nguồn vốn theo Quyết định 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ chỉ hỗ trợ trồng mới rừng, trong khi ở tỉnh Phú Thọ hầu hết diện tích đều là trồng lại, nên không thuộc đối tượng hỗ trợ).

+ Các đối tượng hỗ trợ chỉ tập trung vào trồng rừng nguyên liệu mà không có chương trình, chính sách cụ thể cho trồng, chuyển hóa rừng trồng sang kinh doanh gỗ lớn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả rừng trồng sản xuất tại huyện yên lập, tỉnh phú thọ​ (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)